Bàn về truyện Kiều các bậc thức giả đã góp ý kiến một cách rất đông đảo, súc tích. Đứng trước sự kiện đó cũng có người hoặc vì tư tưởng yếm thế, hoài nghi, hoặc vì muốn nổi bật, muốn vượt ra ngoài đám đông nhân chúng, thường tỏ ý chê cười những ý kiến khác biệt đôi khi đến chỗ mâu thuẫn của những thức giả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do –phần1 Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do –phần1Bàn về truyện Kiều các bậc thức giả đã góp ý kiến một cách rấtđông đảo, súc tích. Đứng trước sự kiện đó cũng có người hoặc vìtư tưởng yếm thế, hoài nghi, hoặc vì muốn nổi bật, muốn vượt rangoài đám đông nhân chúng, thường tỏ ý chê cười những ý kiếnkhác biệt đôi khi đến chỗ mâu thuẫn của những thức giả. Nhưngthật ra cuộc họp mặt lớn rộng trong vườn hoa lá của những chủtrại Nguyễn Du chỉ là một điều thông thường gần như tất nhiên ắtcó. Những con nước dù là sông nguồn, thác lũ bao giờ cũng đổvề biển khơi. Cũng vậy, những tác phẩm vĩ đại của lịch sử vănhọc thế giới vốn có một ma lực, một sức nam châm hút sắt. Đứngtrước những trái núi kinh dị, con người luôn bị thúc đẩy bởi ướcvọng đặt lộ khai thông. Có những khoảng đường mòn đã được vẽlên trong lớp cỏ lau, trườn mình qua vách đá. Những người đisau có thể không hài lòng về những bước chân đặt trước. Mỗingười đều muốn kiến tạo lấy một đường đi thẳng tắp hơn, gầngũi sáng sủa hơn để về được chân trời. Nhưng đường đi có đượckhai thác đến trăm nghìn, vẻ hoang vu vẫn còn nguyên trongrừng thẳm. Con người có thể đập vỡ dăm ba tảng đá bé mọnnhưng thạch bàn thì không bao giờ có thể bị đổi thay, di chuyển.Nhưng trên tất cả trăm nghìn đường đi ngang dọc xuyên sơn tavẫn có thể tìm được một ngã ba quan ải. Vẫn có một con sôngcái tụ họp được nhiều ngọn nước, ngành sông.Những bậc thức giả có người khen Nguyễn Du thành công trongviệc tác thành một nền đạo lý, truyền bá lẽ làm người, xây dựngđược nền tảng cho một ngôn ngữ trong những lúc ban sơ. Họ đãtìm thấy, như chúng ta đã biết, ở thi hào họ Nguyễn một Đệ nhấttài tử, một tác phẩm tuyệt mỹ, trọn vẹn trên thi đàn xứ Việt. Cónhững người khác tuy cũng nhận nơi nhà thơ họ Nguyễn một thitài lại lên tiếng bài xích tác giả truyện Kiều đã truyền bá nhữngtình tiết dâm ô, phô diễn, khuếch trương những điều hỗn loạn, tráivới đạo luân thường. Có người tìm thấy ở Nguyễn Du hình ảnhngười Việt Nam kiểu mẫu. Cũng có người khác lại nghĩ rằng họNguyễn điển hình cho một giai cấp thoái trào. Nhưng dù muốngiải phẫu tâm lý Thuý Kiều, mác xít hoá Nguyễn Du hay chỉ xétĐoạn trường tân thanh qua lớp kính của nhà luân lý, ta thấy mọingười đều đồng ý với nhau về một điểm: tư tưởng nền tảng, nòngcốt của truyện Kiều, Hoàng Ngọc Phách, Trần Trọng Kim, PhanKế Bính, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Bách Khoa,v.v. những conngười đến từ những chân trời tư tưởng hết sức xa xăm, cách biệtđều thoả hiệp với nhau trên một điểm: thuyết Định mệnh là nềntảng của truyện Kiều. Tất nhiên có người cho rằng Mệnh trongtruyện Kiều thoát thai từ Phật giáo. Có người cho rằng chữ Mệnhđó nhuộm sắc thái của đạo Khổng nhiều hơn. Và cũng nhiềungười muốn đem lại cho chữ Mệnh một màu sắc dân tộc nên bảorằng nó vốn đa nguyên (tam giáo). Nhưng tựu trung tất cả hầunhư đều công nhận: thuyết định mệnh là triết lý nền tảng củatruyện Kiều. *Nhận định nhất loạt đó tất nhiên không phải những ngọn gió vuvơ, những lời hoang truyền vô căn cứ. Vô số chứng tích hiển hiệntrong tác phẩm thi ca của thi sĩ Tiên Điền cho phép người đọctưởng nghĩ như vậy. Toàn thể truyện Kiều cuốn hút người yêuthơ vào giữa một vùng gió lốc ngào ngạt, uất nghẹn, vào giữamột bầu không khí bi thảm, phũ phàng.Khi thì định mệnh được phơi bày rõ rệt, được chỉ đích danh quanhững lời thơ trác luyện. Chúng ta đều ghi nhớ những sức thơ đinhư những đường dao lướt xuống: Chữ tài chữ mệnh khéo làghét nhau…. Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen….Khi thì định mệnh mượn lời kẻ sống, người chết để nói lên nghiệpdĩ của người trong cuộc. Nguyễn Du đã mượn bóng ma của ĐạmTiên để trình diễn với người đời hình ảnh của Định mệnh qua mộtcuốn sổ đen của bên kia cõi thế, cuốn sổ đoạn trường, trong đóngười con gái họ Vương tên gọi Thuý Kiều đã được ghi chú vànét mực còn hằn rõ đậm đà. Nguyễn Du cũng đã mượn lời ngườitu hành Giác Duyên mà ngỏ lời thương xót người con gái hồngnhan gian khổ, xót thương vì sức người nhân thế vô cùng nhỏ bétrước những căn do linh diệu, vô hình. Ngay chính cả Thuý Kiềutrong trạng thái tâm tư đa sầu đa cảm, trong những giờ phút thởngắn than dài cũng đã để toát ra niềm đau đớn của xuất ngoạitrước những sự đã đành, những sự được coi như đã đành từ khichưa xảy đến.Một cách đại cương ta có thể nói được rằng là khi gấp sách lạilần đầu tiên người đọc có cảm tưởng rằng Nguyễn Du đã cho đẩymình đến trước sức sáng loáng của những lưỡi thép, lưỡi gươmđã được sửa soạn, lau chùi để chờ đợi giờ hành quyết và nạnnhân đã bị trói tay bịt mắt sẵn sàng.Phải, tất cả cuộc đời của Thuý Kiều hầu như đã bị trói buộc sẵnsàng. Cả một cuộc đời đã bị quy định bởi những căn do ở bênngoài nhân thế. Những căn do cố định, phũ phàng, những nét bútcủa người hành hình nơi âm ti ghi trên một cuốn sổ hộ tịch chungcho cả hai vũ trụ âm dương. Tất cả tương lai của Thuý Kiều đã bịquyết định từ trước. Tất cả một tương lai đã bị dĩ vãng hoá, đãbị ràng buộc, trói chặt vào dĩ vãng và con người chỉ còn mộtphương sách là cam chịu. Tự do làm lấy cuộc đời chỉ còn là mộtloài giun, kiến bé nhỏ trước một trái núi khổng lồ phun lửa ngàyđêm. *Nhà phê bình văn học đã nhận định được một cách sáng rõ nhấtvề tính chất phũ phàng của định mệnh trong Đoạn trường tânthanh hẳn là ông Trần Trọng Kim. Nhà học giả đã viết: Cáinghiệp đã định đến đâu mới hết thì phải đi cho đến cùng chứkhông sao trốn được. Và học giả họ Trần đã ví cuộc đời mộtngười bị quy định bởi định mệnh như số phận một tên tội đồkhông thể trốn thoát gông xiềng canh giữ của một vị quan tưpháp.Tuy nhiên, đứng trước sự đè ép đến uất nghẹn của định mệnh,nhiều lúc người đọc vẫn cảm thấy sự uất nghẹn chưa bị đẩy sâuđến độ bóp nghẹt lòng người. Trong khoảng u tối của một đờingười, trong màn bao phủ mịt mù của bi ...
Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do –phần1
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 114.79 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giảng văn cấp 3 kiến thức văn học tài liệu văn học Việt Nam bài giảng văn cấp 3 Nguyễn DuTài liệu có liên quan:
-
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 309 0 0 -
TÌM HIỂU BÀI 'VIỆT BẮC' CỦA TỐ HỮU
15 trang 107 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
57 trang 78 0 0 -
5 trang 36 0 0
-
Phân tích bài Đây thôn vĩdạ - Hàn mặc tử
27 trang 34 0 0 -
CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
17 trang 33 0 0 -
Chế Lan Viên với Điêu tàn và Vàng sao
16 trang 32 0 0 -
Phân tích bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
18 trang 32 0 0 -
11 trang 32 0 0
-
Phân tích đầy đủ bài Việt Bắc của Tố Hữu
45 trang 31 0 0