
Nguyễn Minh Châu và sáng tác của anh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Minh Châu và sáng tác của anh Nguyễn Minh Châu vàsáng tác của anhNăm 1967 xuất hiện truyện vừa Cửa sông của Nguyễn MinhChâu, viết về những người ở một làng nhỏ ven sông, về cuộcchiến tranh bằng không quân của Mỹ chống miền Bắc Việt Namđã làm thay đổi ra sao đời sống dân làng và tâm trạng của họ:Vào thời điểm thử thách nặng nề đối với Tổ quốc, cả thanh niên,cả những người lính phục viên cũng tái ngũ. Ngay cả cụ Lâm 80tuổi cũng thấy tiếc là mình không thể cầm súng như đứa cháumình... Thay thế cho những người đàn ông ra trận, những ngườiđàn bà đảm đương việc đồng áng. Cuốn truyện tươi tắn do cáinhìn ấm áp của tác giả, do tính trữ tình của trần thuật. Đọc cuốnsách này ngay lúc máy bay Mỹ còn ném bom xuống Hà Nội.Nguyễn Đình Thi nhận xét: Tôi hiểu rằng đây là sự ra đời hiểnnhiên của một tài năng mới. Con người này nắm vững đến tuyệtvời chất liệu mình viết: Anh biết rõ cả đời sống người lính, cả đờisống của miền Trung, nói cho đúng, cái dải đất gồm những bãicát trống trải dài nằm giữa một bên là đồi núi và một bên là biểncả nơi mà đời sống thật nghèo khó, nơi mà thức ăn duy nhất nuôingười là khoai và cá, cũng là nơi đã hiến tặng cho đất nướcchúng tôi không ít những đầu óc xuất chúng.Cảm hứng các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, như tự anh nói,trước hết là cố gắng tìm cái hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâmhồn con người. Và đó vẫn là chủ âm trong sáng tạo của NguyễnMinh Châu, với việc xây dựng nhân vật chính diện. Mỗi conngười đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu đếnnỗi cả một đời cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cảnhững cái đó - anh nói.Khát vọng nhận thức như vậy, có lẽ là điểm xuất phát của nhữngtìm tòi, là ngọn nguồn tính lạc quan, cái nhìn đôn hậu của anh đốivới cuộc đời, có thể cảm thấy rõ ở sáng tác của anh sự biểu hiệncủa nét tao nhã lãng mạn. Nhà văn dường như vượt lên khỏi cáihằng ngày và hướng về cái đẹp đẽ của cuộc đời; cái đẹp dườngnhư được giải thoát khỏi gánh nặng của cái xấu, bay vượt lênkhỏi cái thường nhật. Truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng đượcviết chính bởi chìa khóa ấy. Nhân vật của truyện - một người láixe tải quân sự, một nghề nghiệp mà ở thời chiến vừa lãng mạn,vừa đầy nguy hiểm: Máy bay Mỹ nhằm bắn tất cả những mục tiêudi động trên các con đường ở Việt Nam. Tình huống được mô tảtrong truyện cũng khá đặc biệt: Trên đường đi, người lái xe gặpcô gái mà thật ra đã đính hôn vắng mặt với anh. Vị hôn thê chưamột lần biết mặt vị hôn phu, nhưng vẫn chung thủy với anh. Đềtài về sự dũng cảm đã xâm nhập vào câu chuyện tình khácthường thời chiến này. Cô gái tên là Nguyệt (mặt trăng) - và ởđây có sự cộng hưởng rõ rệt với nhan đề của truyện - đã biểuhiện sự dũng cảm khi cùng vị hôn phu cứu chiếc xe. Chàng traichỉ lờ mờ đoán rằng cô ở cùng chỗ với vị hôn thê của mình, rồihọ chia tay, chẳng nói gì với nhau, nhưng giữa họ đã nảy nở mộttình cảm cao thượng và trong sáng.Nhà văn thời ấy đã khá triệt để trong việc thi vị hóa nhân vật. Đâyvừa là chỗ mạnh của anh, lại vừa là chỗ yếu: Niềm tin vào tínhbất khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, của cái thiện đã đượckhúc xạ ở chỗ anh đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình,họ giống như được bao bọc trong bầu không khí vô trùng: Nhưngsự ước lệ này, cũng tất nhiên thôi, đã báo thù được cho nhà văn -những trái bom địch ném xuống dường như không thể giết ai.Trên thực tế mảnh bom chỉ làm xây xát nhẹ trên vai nữ nhânvật... Dẫu sao vẫn có thể biện hộ được cho tác giả về góc nhìnấy, cách cảm nhận ấy đối với cuộc đời bởi tác giả đã ủy thác chongười lái xe rất hạnh phúc này cái vai trò phải đứng ở ngôi thứnhất để dẫn dắt câu chuyện.Đời sống thời chiến đã đưa nhà văn đến với những người thamgia các trận đánh khốc liệt nhất. Ba lô trên vai, anh đã đi trênđường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng... Năm 1972 tiểu thuyết Dấuchân người lính của anh ra đời. Trong cuốn sách này có bướcchân hành quân của sư đoàn đi trên đường mòn Hồ Chí Minh,có trận Khe Sanh nổi tiếng, có cả những nốt của một thiên bikịch lạc quan thực sự trong câu chuyện kể về cái chết của anhlính trẻ lãng mạn Lữ và đồng đội.Mùa xuân năm 1975, Nguyễn Minh Châu với cuốn sổ ghi chépcủa mình đã có mặt ở Huế, Sài Gòn và nhiều thành thị phía Namlúc ấy vừa được giải phóng. Hòa bình trở lại trên đất Việt Nam.Đã đến lúc san lấp các hố bom đạn, cày những cánh đồng hoanghóa, gỡ sạch mìn, khôi phục các thành phố và làng mạc đổ nát,sắp đặt gây dựng một cuộc sống hòa bình. Khó mà kể hết nhữnghậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh nhiều năm. Nhưng mộttrong những hậu quả ấy: Sự chia cắt giữa hai miền đất nước tráingược nhau - cần được khắc phục dần dần. Và đó là một quátrình khó khăn, phức tạp. Chủ nghĩa nhân đạo của chế độ mới Xãhội chủ nghĩa thậm chí được biểu hiện ngay ở thái độ đối vớinhững người nguyên là kẻ thù. Trong tiểu thuyết Miền cháy củamình, công bố năm 1977, Nguyễn Minh Châu đã ghi nhận thờiđiểm chuyển từ thời chiến sang thời bình. Chất người sâu sắccủa những biến đổi xã hội đang diễn ra ở miền Nam đã được thểhiện bởi số phận chú bé Sinh, con trai tên sát nhân, một sĩ quancủa chế độ Sài Gòn cũ; cưu mang đứa trẻ là những người hoạtđộng bí mật trước đây, những người mà với họ, cha nó chỉ độclàm điều ác.Trước mắt các nhà văn Việt Nam đặt ra những nhiệm vụ phứctạp, không dễ vượt qua. Và họ đã viện đến kinh nghiệm của vănhọc Xô viết. Tôi nhớ trong lần tôi gặp anh gần đây ở Hà Nội,Nguyễn Minh Châu đã vui vẻ và sôi nổi như thế nào khi nói vềQuy luật của muôn đời của N. Đumbatzê và Thao thức của A.Trôn. Những tác phẩm ấy rất gần gũi đối với tôi - anh nói, bởi vìchúng động đến một cái gì đó sâu kín trong lòng tôi.Giai đoạn mới trong sự phát triển của văn học Việt Nam ngày nay- trong đó có sáng tác của Nguyễn Minh Châu - gắn bó ngày càngtrực tiếp với sự tác động gia tăng của văn học Xô viết. Năm 1983Nguyễn Minh Châu công bố cuốn sách mới gồm một số truyện ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giảng văn cấp 3 kiến thức văn học tài liệu văn học Việt Nam bài giảng văn cấp 3 Nguyễn Minh ChâuTài liệu có liên quan:
-
TÌM HIỂU BÀI 'VIỆT BẮC' CỦA TỐ HỮU
15 trang 103 0 0 -
Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975
8 trang 37 0 0 -
5 trang 36 0 0
-
Phân tích bài Đây thôn vĩdạ - Hàn mặc tử
27 trang 33 0 0 -
Phân tích bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
18 trang 32 0 0 -
11 trang 31 0 0
-
225 trang 30 0 0
-
Chế Lan Viên với Điêu tàn và Vàng sao
16 trang 30 0 0 -
CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
17 trang 30 0 0 -
Phân tích đầy đủ bài Việt Bắc của Tố Hữu
45 trang 30 0 0 -
Nguyên lí Tảng băng trôi trong tác phẩm 'Ông già và biển cả'.
12 trang 29 1 0 -
Kiến thức lớp 12 'Chiếc thuyền ngoài xa' –Nguyễn Minh Châu-phần8
9 trang 28 0 0 -
Giáo án Ngữ Văn 12 – Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
8 trang 27 0 0 -
Phần 3: Chương 2: Tác phẩm trữ tình - Lý luận văn học
14 trang 25 0 0 -
Kiến thức lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm –Nhàn-tìm hiểu tác phẩm
10 trang 25 0 0 -
13 trang 25 0 0
-
Đề Thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề số 3
3 trang 24 0 0 -
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 2
7 trang 24 0 0 -
Tổng hợp Đề thi HSG cấp quốc gia qua các năm_3
14 trang 24 0 0 -
BÀI 'HỊCH TƯỚNG SĨ' CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO
9 trang 23 0 0