Danh mục tài liệu

Nhận diện những bất cập và giải pháp cho thị trường bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn hội nhập mới

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.95 MB      Lượt xem: 92      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội nhập chắc chắn sẽ có những tác động quan trọng đến thị trường tài chính VN nói chung, thị trường bảo hiểm VN nói riêng. AEC và TPP với việc thúc đẩy tự do hóa dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thành viên sẽ khuyến khích các hoạt động kinh doanh và đầu tư tăng trưởng mạnh, đương nhiên sẽ gia tăng nhu cầu bảo hiểm, tạo cơ hội cho thị trường phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận diện những bất cập và giải pháp cho thị trường bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn hội nhập mới Nghiên Cứu & Trao Đổi<br /> <br /> Nhận diện những bất cập và<br /> giải pháp cho thị trường bảo hiểm Việt Nam<br /> trong giai đoạn hội nhập mới<br /> Nguyễn Tiến Hùng<br /> <br /> Trường Đại học Kinh tế TP.HCM<br /> Nhận bài: 27/09/2015 - Duyệt đăng: 27/11/2015<br /> <br /> H<br /> <br /> ội nhập chắc chắn sẽ có những tác động quan trọng đến thị<br /> trường tài chính VN nói chung, thị trường bảo hiểm VN nói<br /> riêng. AEC và TPP với việc thúc đẩy tự do hóa dịch chuyển<br /> hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thành viên sẽ khuyến khích các hoạt<br /> động kinh doanh và đầu tư tăng trưởng mạnh, đương nhiên sẽ gia tăng<br /> nhu cầu bảo hiểm, tạo cơ hội cho thị trường phát triển. Tuy nhiên, cũng<br /> sẽ có không ít những thách thức cho VN đối với thị trường dịch vụ còn<br /> khá non trẻ này.<br /> Từ khóa: Hội nhập, cam kết tự do hóa, Cộng đồng Kinh tế ASEAN<br /> (AEC) 2015, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thị<br /> trường bảo hiểm VN, dịch vụ bảo hiểm.<br /> <br /> Đến 12/2015, thị trường bảo<br /> hiểm VN đã có hơn 22 năm ra đời<br /> và hoạt động. Sau những bước đi<br /> chập chững của giai đoạn đầu hình<br /> thành, ngành bảo hiểm thương mại<br /> VN đã chuyển mình bước sang giai<br /> đoạn hội nhập quốc tế mà bắt đầu<br /> từ việc gia nhập Tổ chức Thương<br /> mại Thế giới (WTO). Đến nay, quá<br /> trình hội nhập đang tiếp diễn ở giai<br /> đoạn mới với mức độ sâu hơn khi<br /> VN tham gia vào các hiệp ước tự<br /> do thương mại đa phương, cụ thể<br /> là Cộng đồng Kinh tế ASEAN<br /> (AEC) 2015 và Hiệp định đối tác<br /> xuyên Thái Bình Dương (TPP).<br /> 1. Tác động của hội nhập AEC,<br /> TPP đến thị trường bảo hiểm<br /> <br /> 1.1. AEC và cam kết trong lĩnh<br /> vực dịch vụ tài chính - bảo hiểm<br /> Đối với lĩnh vực dịch vụ tài<br /> <br /> 38<br /> <br /> chính bảo hiểm, các quốc gia thành<br /> viên AEC đã cam kết tự do hóa<br /> mạnh mẽ theo 4 phương thức cung<br /> cấp thương mại dịch vụ như được<br /> định nghĩa trong cam kết WTO<br /> (Hộp 1) là: (1) Cung cấp thương<br /> mại dịch vụ qua biên giới (phương<br /> thức 1); (2) Tiêu dùng (sử dụng<br /> dịch vụ) ở nước ngoài (phương<br /> thức 2); (3) Hiện diện thương mại<br /> (Phương thức 3); và (4) Tự do dịch<br /> chuyển cá nhân (Phương thức 4).<br /> Tuy nhiên, do thực tế là ngành<br /> tài chính của các nước thành viên<br /> đang ở những trình độ phát triển<br /> khác nhau nên Hiệp hội ASEAN<br /> chấp nhận tự do hóa theo công<br /> thức “ASEAN trừ X” cho phép các<br /> nước thành viên đã sẵn sàng chuẩn<br /> bị sẽ hội nhập ngay trong khi một<br /> số nước khác sẽ tham gia sau.<br /> Đối với ngành bảo hiểm, những<br /> <br /> PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 26 (36) - Tháng 01 - 02/2016<br /> <br /> phân ngành được xác định sẽ tự do<br /> hóa vào năm 2015 và các quốc gia<br /> thành viên AEC đã cam kết thực<br /> hiện như sau Bảng 1.<br /> Các mức độ cam kết của các<br /> quốc gia thành viên ASEAN khác<br /> nhau đáng kể. Singapore đã đạt<br /> tới giai đoạn tự do hóa nhất trong<br /> số các nước ASEAN trong lĩnh<br /> vực dịch vụ bảo hiểm. Tuy vậy,<br /> vẫn còn một số hạn chế ở phương<br /> thức 2 và 3 đối với trung gian bảo<br /> hiểm (môi giới, đại lý bảo hiểm).<br /> Ở Myanmar, có những hạn chế<br /> chặt chẽ đối với phương thức 1, 3<br /> và 4 đối với tiếp cận thị trường và<br /> đối xử quốc gia. Các điều chỉnh<br /> luật ở Myanmar hiện tại đã chấp<br /> thuận cho phép hiện diện thương<br /> mại và dịch chuyển con người tự<br /> nhiên (dịch chuyển cá nhân) ở<br /> Myanmar. VN cũng đã đạt được<br /> <br /> Nghiên Cứu & Trao Đổi<br /> Bảng 1: Các lĩnh vực bảo hiểm và quốc gia thành viên AEC cam kết tự do hóa<br /> <br /> Các phân ngành cam kết<br /> <br /> Các quốc gia thành viên cam kết<br /> <br /> Bảo hiểm gốc nhân thọ<br /> <br /> Indonesia, Philippines<br /> <br /> Bảo hiểm gốc phi nhân thọ<br /> <br /> Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia,<br /> Philippines, Singapore, Vietnam<br /> <br /> Tái bảo hiểm (Cession) và chuyển<br /> nhượng tái bảo hiểm (retrocession)<br /> <br /> Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia,<br /> Philippines, Singapore, Vietnam<br /> <br /> Trung gian bảo hiểm<br /> <br /> Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines,<br /> Singapore, Vietnam<br /> <br /> Các dịch vụ phụ trợ của bảo hiểm<br /> <br /> Brunei, Cambodia, Indonesia<br /> <br /> Hộp 1: Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam<br /> trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm<br /> Các lĩnh vực cam kết<br /> - Bảo hiểm nhân thọ;<br /> - Bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm y tế);<br /> - Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm;<br /> - Trung gian bảo hiểm (môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm);<br /> - Các dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải<br /> quyết bồi thường).<br /> ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: