Danh mục tài liệu

Nhận thức về trách nhiệm công dân của sinh viên Việt Nam hiện nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.97 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của bài viết tập trung vào mô tả thực trạng lựa chọn các tiêu chí thuộc về trách nhiệm công dân của sinh viên và bước đầu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm công dân của sinh viên như nơi gia đình sinh sống, khu vực địa lí và sự tham gia vào các hoạt động do Hội sinh viên tổ chức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức về trách nhiệm công dân của sinh viên Việt Nam hiện nay VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(4), 59-64 ISSN: 2354-0753 NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY Trường Đại học Thủ Dầu Một Lê Anh Vũ Email: vula@tdmu.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 30/11/2023 Students civic responsibility is an issue that needs addressing in the context Accepted: 28/12/2023 of Vietnams developing digital economy based on science, technology and Published: 20/02/2024 creative innovation. This research study was conducted using mixed research methods with data surveyed from 26,331 students and 75 in-depth interviews Keywords conducted in 6 regions across the country. The research results show that Citizen responsibilities, students tend to choose civic responsibilities related to themselves, family and students, global citizens, country rather than those related to the community. We propose that it is social responsibilities, rights necessary to continue to organize promotional activities so that students and obligations clearly understand the regulations on civic responsibilities in the 2020 Youth Law. In addition, Youth Union and Youth Association organizations need to strengthen ideological and lifestyle education with programs and activities suitable to the needs of students in the current context. This study is the basis for further research to propose a number of measures to improve the civic responsibility of Vietnamese students.1. Mở đầu Trong bối cảnh Việt Nam đang tập trung phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyểnđổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, sinh viên (SV) được coi là tầng lớp trithức, là lực lượng xã hội quan trọng trong việc thực hiện chiến lược của quốc gia. Chính vì thế trách nhiệm công dân(TNCD) của SV cũng là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Điều này được thể hiện tại Điều 12, 13, 14 và15 của Luật Thanh niên số 57/2020/QH14 ngày 16/6/2020 qua 4 nhóm tiêu chí: (1) Trách nhiệm đối với Tổ quốc;(2) Trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội; (3) Trách nhiệm đối với gia đình; (4) Trách nhiệm đối với bản thân.Đây là căn cứ pháp lí quan trọng không chỉ đáp ứng yêu cầu về chức năng quản lí xã hội mà còn giúp cho thanh niênvà SV xác định được trách nhiệm đối với bản thân và xã hội một cách rõ ràng, cụ thể. Về mặt nghiên cứu ở ViệtNam, TNCD của SV cũng là chủ đề chính của trong một số nghiên cứu như Nguyễn Thị Luyến và Nguyễn Thị ThúyCường (2022), Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh (2023), Love Frankie & IRL (2020). Những nghiên cứu này đã phảnánh phần nào quan niệm của SV về TNCD cũng như đề cập đến một số yếu tố có ảnh hưởng đến cách mà SV nhìnnhận về TNCD như trải nghiệm cá nhân, nơi xuất thân, ý thức về cộng đồng,… Từ cơ sở kế thừa và phân tích các nghiên cứu đã đề cập, bài báo được thực hiện dựa trên việc phân tích dữ liệucủa 26311 SV ở tất cả các khu vực trên cả nước. Nội dung của bài báo tập trung vào mô tả thực trạng lựa chọn cáctiêu chí thuộc về TNCD của SV và bước đầu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TNCD của SV như nơi gia đìnhsinh sống, khu vực địa lí và sự tham gia vào các hoạt động do Hội SV tổ chức.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Nội dung về trách nhiệm công dân Theo Nguyễn Văn Phúc (2008) khi cho rằng, trách nhiệm là khả năng của con người ý thức được những kết quảhoạt động của mình, đồng thời là khả năng thực hiện một cách tự giác những nghĩa vụ được đặt ra cho mình đối vớingười khác và xã hội. Birzea (2000) định nghĩa “công dân” là thành viên của một xã hội độc lập, tự chủ, thực hiện cácquyền và tự do của mình cùng với trách nhiệm xã hội, tôn trọng các quyền và tự do của người khác, tôn trọng sự khácbiệt giữa họ và tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng và các quy tắc khác. Trong bối cảnh quốc tế hóa và toàn cầu hóahiện nay, khái niệm về “công dân toàn cầu” cũng được đề cập khá nhiều, Schattle (2009) định nghĩa, thuật ngữ “côngdân toàn cầu” theo ba khía cạnh: (1) Cảm giác quan tâm của một cá nhân đối với xã hội và môi trường; (2) Nhận thứctoàn cầu; (3) Sự tham gia của công dân trong cộng đồng khu vực và toàn cầu. Ở góc nhìn khái quát hơn, Reysen vàcộng sự (2012) khi bàn về “công dân toàn cầu” đã đề cập đến nhận thức của cá nhân về các vấn đề toàn cầu, quan tâmđến ...

Tài liệu có liên quan: