Danh mục

Nhân vật mệ trong giai thoại Thừa Thiên Huế

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 271.44 KB      Lượt xem: 130      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mệ là một đại từ được dùng để gọi chung những người thuộc dòng họ hoàng tộc, không kể trẻ, già, nam, nữ. Trong bài viết này, với lý thuyết thi pháp học, chúng tôi muốn giải mã nhân vật mệ ở cả ba bình diện: Con người dân dã, con người hoàng tộc và con người tài hoa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật mệ trong giai thoại Thừa Thiên HuếTạp chí Khoa học – Đại học Huế: Khoa học Xã hội Nhân văn ISSN 2588–1213 Tập 128, Số 6A, 2019, Tr. 121– 130; DOI: 10.26459/hueuni-jssh.v128i6A.5275 NHÂN VẬT MỆ TRONG GIAI THOẠI THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Quỳnh Hương Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt NamTóm tắt: Mệ là một đại từ được dùng để gọi chung những người thuộc dòng họ hoàng tộc, không kể trẻ,già, nam, nữ. Trong bài báo này, với lý thuyết thi pháp học, chúng tôi muốn giải mã nhân vật mệ ở cả babình diện: con người dân dã, con người hoàng tộc và con người tài hoa. Có thể nói sự hội tụ của nhữngbình diện đó đã phần nào chỉ ra tính đặc thù của nhân vật giai thoại: tính cách đặc biệt thu hút sự tò mòcủa người đọc và sở hữu những câu chuyện thú vị. Nhân vật này đã góp phần tạo nên vẻ đẹp riêng củagiai thoại Thừa Thiên Huế, khẳng định vai trò của địa lý, văn hóa và con người vùng miền trong văn họcdân gian Việt NamTừ khóa: nhân vật, mệ, giai thoại, Thừa Thiên Huế Giai thoại là một thể loại khá “kỳ lạ” bởi lẽ vừa có nét đồng điệu với truyền thuyết vừagần gũi với truyện cười, trong khi hai thể loại này lại rất khác nhau. Chính vì thế, giai thoại ẩntrong mình những dấu vết “di chỉ” của lịch sử, nhưng cũng khó có thể lấy những chi tiết đó đểtruy nguyên lịch sử, làm căn cứ duy nhất để đánh giá toàn diện nhân vật/ sự kiện lịch sử. Làmột câu chuyện đẹp nên giai thoại luôn được đề cao nhờ tính giải trí. Giai thoại không hẳn tạora tiếng cười, song tiếng cười đôi khi lại là phương tiện truyền tải khiến người nghe nhớ và kíchthích ham muốn kể lại câu chuyện cho người khác. Hiện nay, việc nghiên cứu và sưu tầm giai thoại so với các thể loại khác của văn học dângian vẫn khá ít ỏi. Trong những công trình đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý kiến, quanđiểm khác nhau xung quanh vấn đề thể loại. Trong bài nghiên cứu Giai thoại – một thể loại vănhọc dân gian, Nguyễn Thị Bích Hà (Khoa Việt Nam học – ĐHSP Hà Nội) đã thống kê tất cả cácđịnh nghĩa giai thoại của Trần Thanh Mại (Giai thoại văn học, 1965), Vũ Ngọc Khánh (Kho tànggiai thoại Việt Nam, 1994), Kiều Thu Hoạch (Văn học dân gian người Việt, góc nhìn thể loại, 2006)hay Từ điển Văn học do Nxb. Thế giới phát hành năm 2004 (do Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi,Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên) biên soạn). Trên cơ sở giới thiệu định nghĩa, bên cạnhsự đồng tình với một vài ý kiến, Nguyễn Thị Bích Hà cũng đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tạitrong các cách nhận diện và đánh giá giai thoại. Từ đó, Nguyễn Thị Bích Hà đã tạm thời phânloại giai thoại thành 3 bộ phận:*Liên hệ: quynh1954@gmail.comNhận bài:01–06–2019; Hoàn thành phản biện: 02–07–2019; Ngày nhận đăng: 06–07–2019Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 6A,2019 – Giai thoại văn học – Giai thoại lịch sử – Giai thoại cườiiai Giai thoại – một thể loại văn học dân gian của Nguyễn Thị Bích Hà là bài nghiên cứu mangtính chất tổng hợp tương đối đầy đủ và đưa ra nhiều kiến giải khoa học cho thể loại giai thoại.Tác giả cho rằng: “Để có thể coi giai thoại như một thể loại văn học dân gian, có thể đưa thể loạinày vào giảng dạy chính thức trong nhà trường thì còn cần thời gian và cần thêm những nghiêncứu chuyên sâu hơn.” [5] Dù các ý kiến có nhiều chiều khác nhau, nhưng trong các quan điểm của họ vẫn có nétđồng nhất: giai thoại là một thể loại văn học dân gian tồn tại độc lập, thuộc loại hình tự sự củavăn học dân gian và chủ yếu được truyền miệng. Đó là những chuyện đời thường thú vị, hàihước, có tính thẩm mỹ liên quan tới một nhân vật, một hiện tượng có thật hàm chứa yếu tố gâycười một cách nhẹ nhàng, tao nhã. Với giai thoại Thừa Thiên Huế, các nhà nghiên cứu đã xếp thể loại này ngang hàng vớitruyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười trong truyện dân gian Thừa Thiên Huế. Nghĩa là họđã nghiễm nhiên xem giai thoại là một thể loại trong loại hình tự sự của văn học dân gian. Điềunày khẳng định vị trí và vai trò của giai thoại trong kho tàng văn học dân gian và dòng chảyvăn học Thừa Thiên Huế. Lê Văn Chưởng [3] đã thống kê truyện dân gian Thừa Thiên Huế (những công trình tiêubiểu) (Bảng 1). Bảng 1. Những công trình tiêu biểu về truyện dân gian Thừa Thiên Huế Thể loại Số Tên công trình Truyền Cổ Truyện Giai TT thuyết tích cười thoại 1 Ô Châu cận lục, Dương Văn An, 1555 19 1 0 0 2 Đại Nam nhất thống chí, Qu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: