Nhập môn chính sách công - Ghi chú bài 9: Thể chế
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 732.62 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung của tài liệu bao gồm: Douglas North và khái niệm thể chế; Coase và vấn đề về chi phí giao dịch; những ràng buộc không chính thức; sự thực thi, khả năng hợp tác và ai là trọng tài trong cuộc chơi; khái niệm thể chế “dung hợp” và “chiếm đoạt” của Acemoglu và Robinson.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhập môn chính sách công - Ghi chú bài 9: Thể chếChương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Thể chếNiên khóa 2013-2015 Ghi chú bài giảng 9 Ghi chú bài giảng 9 Thể chế “Có hành động nào mà chính phủ nước Ấn Độ có thể làm, để dẫn nền kinh tế Ấn Độ tới mức tăng trưởng như Indonesia hay Ai Cập? Nếu có, đó chính xác là điều gì? Nếu không, điều gì về “bản chất của Ấn Độ” đã khiến cho Ấn Độ như vậy? Một khi ta bắt đầu nghĩ về những câu hỏi này, thật khó có thể nghĩ về điều gì khác.” (Robert Lucas, “Cơ học của sự phát triển kinh tế,” 1988)Câu hỏi về điều gì làm nên “của cải của các quốc gia,” hay “vì sao các quốc gia thất bại” đãđược các thế hệ những nhà kinh tế theo đuổi từ rất lâu. Dù đã có rất nhiều đồng thuận trong cáckhuyến nghị về chính sách mà một quốc gia nên áp dụng hay theo đuổi để đạt được thành tựuvề tăng trưởng và phát triển, các nhà kinh tế vẫn chưa thực sự tìm được lời giải thích thỏa đáng.“Vấn đề hóc búa chính của lịch sử nhân loại là làm sao giải thích các con đường thay đổi lịch sửhết sức khác nhau. Các xã hội phân hóa thế nào? Điều gì giải thích cho những đặc tính về thànhquả hoạt động khác hẳn nhau của các xã hội?” (Douglas North, 1990).Trong suốt thập kỷ 70, nhà kinh tế Douglas North đã xuất bản rất nhiều sách và công trìnhnghiên cứu cho luận điểm rằng thể chế, đặc biệt là một hệ thống sở hữu phát triển hoàn chỉnh,là yếu tố quan trọng giải thích cho những thay đổi về tăng trưởng kinh tế. Ngành học này vềsau được gọi là “ngành kinh tế học mới về thể chế” (New Institutional Economics). North cũngđã đi xa hơn và lập luận rằng khi nhiều nhóm người trong một xã hội nhìn thấy cơ hội thu vềlợi nhuận cao hơn so với sự sắp xếp trật tự thể chế hiện tại, họ sẽ hợp nhau lại và thay đổi luậtchơi để có thể đến gần hơn với mức lợi nhuận cao hơn. Đến cuối thập kỷ 80 và 90, chính ông đãtự nghi ngờ luận điểm này của mình, và lập luận tiếp rằng, một xã hội có thể bị “trói buộc” vàbế tắc trong một tình trạng thể chế không hiệu quả, ví dụ như không có sự thượng tôn phápluật, hay các hợp đồng và quyền sợ hữu không được bảo vệ, và rất khó để có thể cải cách thểchế này.Phương thức tiếp cận “kinh tế học mới về thể chế” từ thập kỷ 70 này đã kế thừa và phát triển từtư tưởng của các nhà kinh tế như Coase và Williamson về chi phí giao dịch, Alchian và Demsetzvề quyền sở hữu, Olson về hành động tập thể, Ostrom về sự hợp tác và chuẩn mực xã hội,Akerlof và Stigliz về thông tin bất cân xứng. Đề tài rộng lớn này dày đặc các nghiên cứu về cấutrúc tổ chức, cam kết, niềm tin, các mô thức quản trị nhà nước, văn hóa, phong tục tập quán xãhội, hệ tư tưởng, vốn xã hội, các hình thức thất bại của thị trường, các phương thức thực thichính sách thành công hay thất bại… Đã có 4 nhà kinh tế được vinh danh cho các công trìnhnghiên cứu liên quan đến thể chế (Ronald Coase 1991, Douglas North 1993, Elinor Ostrom vàOliver Williamson 2009). Để tìm hiểu, chúng ta hãy bắt đầu từ North với khái niệm thể chế.Đinh Vũ Trang Ngân (2013) 1Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Thể chếNiên khóa 2013-2015 Ghi chú bài giảng 9Douglas North và khái niệm thể chế1Theo định nghĩa của Douglas North, thể chế là những luật lệ của cuộc chơi trong xã hội (rulesof the game). Nói chính xác hơn, đó là những ràng buộc do con người tạo ra để để điều chỉnh vàđịnh hình các tương tác của mình.Theo North, vai trò chính của thể chế trong một xã hội là làm giảm tính bất trắc bằng cách cungcấp một cấu trúc cho hoạt động trong đời sống hàng ngày. Thể chế còn hướng dẫn sự tương tácgiữa con người với người, khi chúng ta muốn chào bạn bè trên đường phố, lái xe, mua cam,mượn tiền, mở doanh nghiệp, chôn cất một người quá cố. Như vậy, cùng một giao dịch nhưngđược thực hiện ở các nơi khác nhau sẽ phải theo những luật lệ khác nhau. Theo cách tiếp cậnnày, thể chế xác định và giới hạn tập hợp các lựa chọn của cá nhân.Ba cấu thành quan trọng của hệ thống thể chế gồm có thể chế chính thức (thành văn, như luậtlệ), thể chế phi chính thức (bất thành văn, như tục lệ và các quy tắc xử thế), và các cơ chế vàbiện pháp chế tài. Thể chế có thể do con người sáng tạo, như Hiến pháp của Hoa Kỳ, nhưngcũng có thể chỉ được tiến hóa theo thời gian, như tập tục văn hóa. Các ràng buộc thể chế có thểbao gồm cả những điều cấm kỵ con người làm, những điều con người có thể làm, hay nên làm.Theo cách này, thể chế là cái khung mà con người phải tuân theo khi tương tác với nhau. Phầnchức năng côt yếu của thể chế là định cái giá của sự vi phạm và mức độ nghiêm trọng của hìnhphạt.Không thể phủ nhận thực tế là thể chế không ngừn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhập môn chính sách công - Ghi chú bài 9: Thể chếChương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Thể chếNiên khóa 2013-2015 Ghi chú bài giảng 9 Ghi chú bài giảng 9 Thể chế “Có hành động nào mà chính phủ nước Ấn Độ có thể làm, để dẫn nền kinh tế Ấn Độ tới mức tăng trưởng như Indonesia hay Ai Cập? Nếu có, đó chính xác là điều gì? Nếu không, điều gì về “bản chất của Ấn Độ” đã khiến cho Ấn Độ như vậy? Một khi ta bắt đầu nghĩ về những câu hỏi này, thật khó có thể nghĩ về điều gì khác.” (Robert Lucas, “Cơ học của sự phát triển kinh tế,” 1988)Câu hỏi về điều gì làm nên “của cải của các quốc gia,” hay “vì sao các quốc gia thất bại” đãđược các thế hệ những nhà kinh tế theo đuổi từ rất lâu. Dù đã có rất nhiều đồng thuận trong cáckhuyến nghị về chính sách mà một quốc gia nên áp dụng hay theo đuổi để đạt được thành tựuvề tăng trưởng và phát triển, các nhà kinh tế vẫn chưa thực sự tìm được lời giải thích thỏa đáng.“Vấn đề hóc búa chính của lịch sử nhân loại là làm sao giải thích các con đường thay đổi lịch sửhết sức khác nhau. Các xã hội phân hóa thế nào? Điều gì giải thích cho những đặc tính về thànhquả hoạt động khác hẳn nhau của các xã hội?” (Douglas North, 1990).Trong suốt thập kỷ 70, nhà kinh tế Douglas North đã xuất bản rất nhiều sách và công trìnhnghiên cứu cho luận điểm rằng thể chế, đặc biệt là một hệ thống sở hữu phát triển hoàn chỉnh,là yếu tố quan trọng giải thích cho những thay đổi về tăng trưởng kinh tế. Ngành học này vềsau được gọi là “ngành kinh tế học mới về thể chế” (New Institutional Economics). North cũngđã đi xa hơn và lập luận rằng khi nhiều nhóm người trong một xã hội nhìn thấy cơ hội thu vềlợi nhuận cao hơn so với sự sắp xếp trật tự thể chế hiện tại, họ sẽ hợp nhau lại và thay đổi luậtchơi để có thể đến gần hơn với mức lợi nhuận cao hơn. Đến cuối thập kỷ 80 và 90, chính ông đãtự nghi ngờ luận điểm này của mình, và lập luận tiếp rằng, một xã hội có thể bị “trói buộc” vàbế tắc trong một tình trạng thể chế không hiệu quả, ví dụ như không có sự thượng tôn phápluật, hay các hợp đồng và quyền sợ hữu không được bảo vệ, và rất khó để có thể cải cách thểchế này.Phương thức tiếp cận “kinh tế học mới về thể chế” từ thập kỷ 70 này đã kế thừa và phát triển từtư tưởng của các nhà kinh tế như Coase và Williamson về chi phí giao dịch, Alchian và Demsetzvề quyền sở hữu, Olson về hành động tập thể, Ostrom về sự hợp tác và chuẩn mực xã hội,Akerlof và Stigliz về thông tin bất cân xứng. Đề tài rộng lớn này dày đặc các nghiên cứu về cấutrúc tổ chức, cam kết, niềm tin, các mô thức quản trị nhà nước, văn hóa, phong tục tập quán xãhội, hệ tư tưởng, vốn xã hội, các hình thức thất bại của thị trường, các phương thức thực thichính sách thành công hay thất bại… Đã có 4 nhà kinh tế được vinh danh cho các công trìnhnghiên cứu liên quan đến thể chế (Ronald Coase 1991, Douglas North 1993, Elinor Ostrom vàOliver Williamson 2009). Để tìm hiểu, chúng ta hãy bắt đầu từ North với khái niệm thể chế.Đinh Vũ Trang Ngân (2013) 1Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nhập môn chính sách công Thể chếNiên khóa 2013-2015 Ghi chú bài giảng 9Douglas North và khái niệm thể chế1Theo định nghĩa của Douglas North, thể chế là những luật lệ của cuộc chơi trong xã hội (rulesof the game). Nói chính xác hơn, đó là những ràng buộc do con người tạo ra để để điều chỉnh vàđịnh hình các tương tác của mình.Theo North, vai trò chính của thể chế trong một xã hội là làm giảm tính bất trắc bằng cách cungcấp một cấu trúc cho hoạt động trong đời sống hàng ngày. Thể chế còn hướng dẫn sự tương tácgiữa con người với người, khi chúng ta muốn chào bạn bè trên đường phố, lái xe, mua cam,mượn tiền, mở doanh nghiệp, chôn cất một người quá cố. Như vậy, cùng một giao dịch nhưngđược thực hiện ở các nơi khác nhau sẽ phải theo những luật lệ khác nhau. Theo cách tiếp cậnnày, thể chế xác định và giới hạn tập hợp các lựa chọn của cá nhân.Ba cấu thành quan trọng của hệ thống thể chế gồm có thể chế chính thức (thành văn, như luậtlệ), thể chế phi chính thức (bất thành văn, như tục lệ và các quy tắc xử thế), và các cơ chế vàbiện pháp chế tài. Thể chế có thể do con người sáng tạo, như Hiến pháp của Hoa Kỳ, nhưngcũng có thể chỉ được tiến hóa theo thời gian, như tập tục văn hóa. Các ràng buộc thể chế có thểbao gồm cả những điều cấm kỵ con người làm, những điều con người có thể làm, hay nên làm.Theo cách này, thể chế là cái khung mà con người phải tuân theo khi tương tác với nhau. Phầnchức năng côt yếu của thể chế là định cái giá của sự vi phạm và mức độ nghiêm trọng của hìnhphạt.Không thể phủ nhận thực tế là thể chế không ngừn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách công Nhập môn chính sách công Khái niệm thể chế Thể chế dung hợp Thể chế chiếm đoạtTài liệu có liên quan:
-
21 trang 153 0 0
-
Tiểu luận cuối kì môn Chính sách xã hội
10 trang 131 0 0 -
Bài giảng Luật và chính sách kinh tế - Bài 2: Pháp luật: Khái niệm và vai trò
20 trang 106 0 0 -
85 trang 99 0 0
-
Tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương (2022)
727 trang 74 0 0 -
Giáo trình Chính trị học: Phần 2
316 trang 64 0 0 -
8 trang 55 0 0
-
93 trang 48 0 0
-
Pháp luật trong chính sách công - PGS. TS Triệu Văn Cường
98 trang 45 0 0 -
Hoạch định và thực thi chính sách công: Phần 2 - TS. Lê Như Thanh
54 trang 43 0 0