Danh mục tài liệu

Nhập môn thuế

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 402.03 KB      Lượt xem: 40      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhập môn thuếBÀI 1: NHẬP MÔN THUẾ I. KHÁI NIỆM - VAI TRÒ - CHỨC NĂNG CỦA THUẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm - phân loại thuế với lệ phí, phí 2. Chức năng - vai trò của thuế II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH THUẾ TRONG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1. Chế định thuế dưới thời phong kiến 2. Chế định thuế dưới thời Pháp thuộc 3. Chế định thuế thời kỳ sau CMT8 năm 1945 đến năm 1975III. PHÂN LOẠI THUẾ 1. Căn cứ để phân loại thuế 2. Các loại thuế cơ bản áp dụng ở các nước trên thế giới và ở Việt NamIV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT LUẬT THUẾ 1. Tên gọi của luật thuế 2. Những qui định chung 3. Căn cứ tính thuế 4. Chế độ kê khai nộp thuế, thu thuế 5. Chế độ miển, giảm thuế 6. Chế độ xử lý vi phạm và khen thưởng V. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ 1. Quá trình hình thành và phát triển bộ máy quản lý nhà nước về thuế ở Việt Nam 2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thuế hiện nayI. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA THUẾ TRONG QUẢN LÝNHÀ NƯỚC 1. Khái niệm, phân biệt thuế với lệ phí, phí.1.1 Khái niệm: Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thựchiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước banhành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuếkhông phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con ngườiđịnh ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật. Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai • cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước - pháp luật. Thuế là một thực thể pháp lý nhân định nhưng sự ra đời và tồn tại của nó không chỉphụ thuộc vào ý chí con người mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội củatừng thời kỳ lịch sử nhất định. Sự xuất hiện Nhà nước đòi hỏi cần phải có của cải vật chất cần thiết chi cho hoạtđộng thường xuyên của bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo cho Nhà nước tồn tại, duy trìquyền lực và thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Trong điều kiện có các giaicấp, tồn tại chế độ tư hữu cùng với phạm vi hoạt động của Nhà nước ngày càng mở rộngthì chế độ đóng góp theo phương thức tự nguyện của dân cư trong chế độ cộng sảnnguyên thủy không còn phù hợp nữa. Ðể có được lượng của cải cần thiết, Nhà nước đã sửdụng quyền lực của mình ban hành pháp luật, ấn định bắt buộc các thể nhân và pháp nhânphải đóng góp cho Nhà nước một phần của cải mà họ làm ra và hình thành qũy tiền tệ tậptrung của Nhà nước. Ban đầu những của cải vật chất này được thu nộp dưới hình thứchiện vật, dần dần thuế được chuyển sang hình thức tiền tệ. Ðồng thời với việc ấn địnhnghĩa vụ thu nộp của cải vật chất đối với dân cư, Nhà nước đảm bảo việc thực hiện cácnghĩa vụ đó bằng bộ máy cuỡng chế của Nhà nước. Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu để thuế tồn tại và pháttriển. Như vậy, thuế là phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan, thuế ra đờixuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng của Nhà nước và sự tồn tại của thuế không táchrời quyền lực Nhà nước. Thuế do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành. • ở các quốc gia, do vai trò quan trọng của thuế đối với việc hình thành qũy ngân sáchNhà nước và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội nên thẩm quyềnquy định, sửa đổi, bãi bỏ các Luật thuế đều thuộc cơ quan lập pháp. Ðây là nguyên tắcsớm được ghi nhận trong pháp luật của các nước. Chẳng hạn ở nước Anh đạo Luật về dânquyền năm 1688 quy định: cấm mọi sự thu thuế để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nướcnếu không được Quốc hội chấp thuận. ở Pháp, Quốc hội Pháp quy định: bất cứ một khoảnthuế nào nếu không được Quốc hội chấp thuận thì không được áp dụng. Hiến pháp củanước Cộng hòa Pháp năm 1791 quy định Quốc hội Pháp có quyền biểu quyết và địnhđoạt các Luật thuế. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Quốc hội có nhiệmvụ và quyền hạn quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các Luật thuế. Tuy vậy, do yêu cầu điềuchỉnh các quan hệ pháp luật về thuế, Quốc hội có thể giao cho Uớy ban Thường vụ Quốchội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ một số loại thuế thông qua hình thức ban hành Pháplệnh hoặc Nghị quyết về thuế. Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp nhân và thể • nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá hoàn trả trực tiếp. Thuế là nghĩa vụ thanh toán mà các thể nhân và pháp nhân khi có các dấu hiệu vàđiều kiện được quy định cụ thể trong Luật thuế thì phải thực hiện đối với Nhà nước vàđược đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Thuế là công cụ phản ánh quan hệ phân phối lại của cải vật chất dưới hình ...