Danh mục tài liệu

Nho giáo đại cương - Triển khai từ Khổng Tử

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 135.12 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong Ðại cương triết học sử Trung quốc, Phùng Hữu Lan viết: “Khổng Tử có lẽ được phương Tây biết đến nhiều hơn là người Trung quốc nào khác. Nhưng tại Trung quốc, mặc dầu danh ông vẫn luôn luôn được người biết, địa vị của ông đã biến đổi từ thời kỳ này sang thời kỳ khác”. (Nguyễn Văn Dương dịch, Nxb Thanh Niên, TP Hồ Chí Minh, 1998, t. 63).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nho giáo đại cương - Triển khai từ Khổng Tử Triển khai từ Khổng TửTrong Ðại cương triết học sử Trung quốc, Phùng Hữu Lan viết: “Khổng Tử có lẽ đượcphương Tây biết đến nhiều hơn là người Trung quốc nào khác. Nhưng tại Trung quốc,mặc dầu danh ông vẫn luôn luôn được người biết, địa vị của ông đã biến đổi từ thời kỳnày sang thời kỳ khác”. (Nguyễn Văn Dương dịch, Nxb Thanh Niên, TP Hồ Chí Minh,1998, t. 63).Thật thế, danh giá của Khổng Tử ngày càng được nâng cao, quan điểm của ngài ngàycàng được phổ biến nhờ quá trình diễn biến tư tưởng Nho giáo. Khởi đi từ sự kết hợpNhân và Lễ, Khổng Tử cho rằng con người nên tu dưỡng các đam mê và nỗ lực bên trongbản thân theo cách thế thích đáng với địa vị xã hội của mình. Quan điểm ấy trong thực tếcó hàm ý duy trì nguyên trạng trật tự của xã hội vì trong đó, địa vị của mỗi người cungcấp nội dung và cách hành xử Lễ của người ấy.Sau Khổng Tử, có hai nhà tư tưởng đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong quá trình pháttriển tư tưởng Nho giáo. Mạnh Tử là người trau chuốt thêm ý tưởng về Nhân, khai thôngnhững bế tắc trong tư tưởng của Khổng Tử về vũ trụ học, siêu hình học và đặc biệt, chínhtrị học. Tuân Tử trình bày t ỉ mỉ và cặn kẽ thêm ý tưởng về Lễ của Khổng Tử.1. Mạnh Tử (k. 372- 289 tr.C.N.)Trong khi lời giảng của Khổng Tử, như chúng được lưu truyền cho chúng ta trong Luậnngữ, mang hình thức các chuỗi cách ngôn và hình ảnh, mỗi lời cung cấp cái nhìn sâu xavào những am hiểu của ngài về bản tính của thực tại và đáp ứng thích đáng của conngười, thì Mạnh Tử cống hiến bản thông giải t ương đối nhất quán hơn, dù cuốn sách ghilại ngôn từ và cuộc đời của ông vẫn chứa nhiều giai thoại.Ðôi nét cuộc đờiMạnh Tử tên là Kha, tự Tử Dư, người đất Trâu (nay ở đông nam Trâu huyện, tỉnh SơnÐông), thuộc dòng dõi quí tộc sa sút tại nước Lỗ. Thuở nhỏ, nhà rất nghèo, được mẹ cẩntrọng nuôi dạy, ông theo học Khổng Khâu, cháu đích tôn của Khổng Tử. Sau khi làmKhách khanh của Tề Tuyên vương, ông du hành qua các nước Tống, Ðằng, Tiết và Ngụyđể quảng bá lý thuyết chính trị của mình.Vì học thuyết Nhân chính của ông bị tầng lớp cầm quyền các nước cho là không thíchhợp với thời thế nên không một quốc chủ nào dùng, ông lui về dạy học. Sách Mạnh Tử,một trong Tứ Thư của Nho giáo, do môn đệ của ông ghi chép, và được ông đích thânduyệt lại. Tư tưởng của ông tập đại thành tư tưởng của các Nho gia thời Tiên Tần; đượcgộp chung vào tư tưởng của Khổng Tử thành “đạo Khổng Mạnh”. Ðối với nho sĩ, địa vịcủa Mạnh Tử chỉ dưới thánh nhân Khổng Tử một bậc: ông được tôn là á thánh.Người tính vốn thiệnMạnh Tử xem xét tới điều không được Khổng Tử thảo luận cặn kẽ, đó là bản tính và địnhmệnh của con người. Học thuyết Nhân chính của ông đặt cơ sở triết học trên khái niệmrằng con người “tính vốn thiện”. Ông tin rằng mọi người sinh ra với thiện tính, chỉ sau đómới học làm điều ác. Thí dụ được ông dùng để minh họa là phản ứng cứu cấp tự nhiêncủa mọi người khi có đứa bé bị té xuống giếng. Trời sinh trong mọi người có sẵn mốithiện; nội dung chủ yếu của mối thiện ấy gồm: a. Lòng trắc ẩn một cách tự nhiên; b. Cảm giác dị ứng cái ác; c. Tính khiêm nhượng; d. Biết phân biệt phải trái.Ðối với Mạnh Tử, tâm điểm của tu dưỡng và hành xử là phát huy tính thiện bẩm sinh ấy:“Giữ gìn tâm trí và nuôi dưỡng tính thiện là cách ta phục vụ trời”. (Mạnh Tử, Ly Lâu,Thượng).Dù cốt tính của con người là thiện, nó cần được nuôi dưỡng. Cá tính của con người bị chiphối bởi tánh và tâm, nhưng mệnh quyết định chính xác những g ì sẽ xảy tới. Con ngườikhông thể thay đổi vận mệnh của nó vì đó là cái nằm trong bàn tay của trời. Tuy thế, trờisinh tâm con người có đủ các thuộc tánh đạo đức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí; chúng “khôngphải do bên ngoài rèn đúc nên ta, ta đã có sẵn vậy”; ta chỉ cần tu dưỡng để phát huy.Bản tính thiện lu mờ, đạo đức con người sinh cao thấp là do bởi hoàn cảnh xã hội. Nếuđược giáo hóa bằng hiếu đễ, thành thật suy xét và tu dưỡng bản thân, phát huy cái “tínhbản thiện” thì ai cũng có khả năng trở thành bậc thánh hiền như Nghiêu Thuấn. Với cáinhìn lạc quan ấy, Mạnh Tử tin rằng con người được trời phú cho “Lương tri” để khôngsuy nghĩ mà biết, và “Lương năng” để không học mà làm được.Tồn tâm, trì chí, dưỡng khíLà người duy tâm chủ nghĩa, Mạnh Tử cho rằng chỉ cần hiểu t ường tận nội tâm, biết cặnkẽ bản tính của mình, là biết được đạo trời. Ðể thấu hiểu thiên mệnh mang tính tất địnhchủ nghĩa của Khổng Tử, Mạnh Tử dùng khái niệm Thành ý. Con người phải sống vớilương tri, tận tâm trong mọi việc và lòng chân thành chính là đạo của trời. Chỉ nam của tutập là buông bỏ bản thân mà giữ gìn nhân nghĩa và nuôi dưỡng khí hạo nhiên trong mình.Ðây là một loại khí không có tính vật chất; khí hạo nhiên là một khái niệm siêu luân lýcủa Mạnh Tử, dùng để chỉ trạng thái tinh thần xuất hiện khi ta ở vào cảnh giới đạo đứccao thượng. Sách Mạnh Tử, chương Công Tôn Sửu, Thượng có viết:“Ta khéo nuôi cái khí ...

Tài liệu có liên quan: