Danh mục tài liệu

Nho giáo và đào tạo con người nhân, lễ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.53 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nho giáo và đào tạo con người nhân, lễ" trình bày những quan điểm của Không Tử, Tuân Tử và Mạnh Tử về nhân, lễ trong Nho giáo. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nho giáo và đào tạo con người nhân, lễNHO GIÁO VÀ ĐÀO TẠO CON NGƯỜI NHÂN, LỄNGUYỄN VĂN NỘINhân loại đang bước những bước đầu tiên vào thiên niên kỷ thứ ba với sự tiến bộvượt bậc của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm biến đổi sâusắc cuộc sống của con người về thế giới quan cũng như nhân sinh quan. Hàng loạt hệ giátrị thay đổi đã khiến cho các nhà tư tưởng cũng như chính trị gia phải tìm ra một hướng điphù hợp và tư tưởng Nho gia, với việc giáo dục và đào tạo con người nhân, lễ đã là mộthình thái giúp họ có được một niềm tin vững chắc vào chiến lược phát triển con người,phát triển đất nước.Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các xã hội theo Nho giáo đã giữ được sự ổn địnhtrong gia đình và trật tự ngoài xã hội, củng cố được mối cương thường chính là đã sốngtheo những qui tắc nhân, lễ của Nho gia. Nhân, lễ đã trở thành một điều quan trọng bậcnhất trong quản lý đất nước và gia đình.Người khai sáng học thuyết Nho gia là Khổng Tử (551-479 trước CN) tên là Khâu,tự Trọng Ni, người nước Lỗ. Ông là người đầu tiên mở trường tư dạy học và dẫn học tròđi chu du khắp nơi để truyền bá tư tưởng của mình, nhưng vì lý tưởng chính trị vàphương án cải cách của ông không phù hợp với thời thế lúc bấy giờ nên ông đã thất vọngtrở về nước Lỗ, tập trung sức lực biên tập, chỉnh lý sách vở cũng như những tư tưởngtrong dân gian tập hợp thành sáu bộ (đời sau gọi là “lục kinh”): Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạcvà Xuân Thu. Việc làm này đã có cống hiến to lớn trong việc gìn giữ và truyền bá vănhoá cổ đại Trung Quốc cũng như phương Đông. Sau khi Khổng Tử chết, Nho gia chialàm nhiều phái nhưng tựu trung lại chỉ có hai phái được coi là chính yếu là Mạnh Tử vàTuân Tử. Mạnh Tử đi sâu tìm hiểu bản tính con người trên cơ sở nhân học của Khổng Tử,đề ra thuyết “tính thiện” cho rằng “thiên mệnh quyết định nhân sự nhưng con người cóthể qua việc tu tâm dưỡng tính mà nhận thức được thế giới khách quan”. Phát triển truyềnthống trọng lễ của Nho gia nhưng trái với Mạnh Tử, Tuân Tử lại cho rằng con ngườivốn“tính ác” và thế giới khách quan có qui luật riêng “trời đất vận hành có qui luật,không vì ông Nghiêu mà tồn tại, không vì ông Thuấn mà diệt vong”. Theo Tuân Tử, sứcngười có thể thắng trời và tư tưởng này của ông rõ ràng mang màu sắc của chủ nghĩa duyvật thô sơ. Cả ba ông, Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử hình thành nên học thuyết đượcgọi là Nho giáo. Con người là điểm xuất phát của tư tưởng triết học Nho gia. Cả KhổngTử, Mạnh Tử và Tuân Tử đều giải thích tường tận về điểm này. “Người có nhân thì yêucon người”. Hạt nhân tư tưởng triết học Nho gia là Nhân và Lễ. “Kẻ có nhân ấy là conngười vậy” (Nhân giả, nhân dã). Nho gia coi chữ nhân là đạo đức hoàn thiện nhất và đểđạt được chữ nhân, Khổng Tử chủ trương dùng lễ nhà Chu, tức là duy trì đẳng cấp trên,dưới, tôn, ti. “Một ngày biết nén mình theo lễ thì thiên hạ sẽ qui về nhân vậy”. Nho giáođã từ hai chữ nhân và lễ mà suy diễn ra cả hệ thống triết học chính trị, triết học đạo đứcvà triết học lịch sử. Khổng Tử nói về vũ trụ và giới tự nhiên không nhiều. Ông thừa nhậnsự tồn tại của lực lượng siêu tự nhiên -“uý thiên mệnh” nhưng đối với quỷ thần thì kínhtrọng mà xa lánh (“kính quỷ thần nhi viễn chi”). Lập trường của ông trong vấn đề này rấtmơ hồ, thậm chí mâu thuẫn. Điều này khẳng định tâm lý của ông muốn gạt bỏ mà khônggạt bỏ nổi quan niệm thần học của thời bấy giờ. Quan niệm thiên mệnh của Khổng Tửđược Mạnh Tử hệ thống hoá, đó là phần phản khoa học, duy tâm trong hệ thống tư tưởngcủa Nho giáo. Về nhận thức luận, từ kinh nghiệm của mình, Khổng Tử đã tổng kết đượcnhiều qui luật nhận thức, thể hiện trí tuệ mẫn tiệp, sâu sắc, nhưng chủ yếu là về thực tiễngiáo dục để xây dựng một hình mẫu con người và xã hội lý tưởng. Đó là xã hội thanhbình thịnh trị, mọi người sống nhân đức theo trật tự lễ nghĩa, “chính danh định phận”,“dĩ hoà vi quý”, vua sáng, tôi trung, cha nhân từ, con hiếu, anh em hiếu đễ,… không cókẻ phản nghịch, “túc thực, túc binh, dân tín”, “bần như lạc”, “quả nhi quân”, dân đông,giàu có và được giáo dục, thi, thư, lễ, nhạc hưng thịnh… Và để xây dựng một xã hội lýtưởng như vậy, theo Nho giáo, điều tiên quyết là phải giáo dục và đào tạo (giáo hoá) ramột mẫu người lý tưởng, có đủ tài và đức, trí và lực, văn và chất, một lòng trung thànhphụng sự chế độ, là rường cột của chế độ xã hội. Có thể nói, đào tạo con người lý tưởngcho xã hội lý tưởng là nhiệm vụ chủ yếu và là vấn đề cốt lõi trong học thuyết chính trị,đạo đức, xã hội của Nho gia. Mẫu người lý tưởng ấy, không ai khác chính là “đấngtrượng phu”, là bậc quân tử mà xã hội phong kiến hết sức đề cao. Người quân tử là ngườicó đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, hiếu, kính, đễ…; hiểu đạo, vui với đạo và thuận theođạo. Khổng Tử viết: ”Biết đạo chẳng bằng ưa đạo, ưa đạo chẳng bằng vui với đạo”. Tómlại, quân tử là người hoàn thiện về tri thức, đạo đức, nhân cách, tình cảm, thái độ và hànhđộng. (chiến lược đào tạo con người của Đảng ta hiện nay cũng đang ...