Danh mục tài liệu

Những biến đổi trong đời sống văn hóa của người Chăm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 610.02 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người Chăm Islam có mặt ở thành phố Hồ Chí Minh từ đầu thế kỷ 20, hiện có khoảng gần 10.000 người, sống tập trung chủ yếu tại 16 khu vực thuộc địa bàn các quận: 1, 8, 11, 4, 3, 5, 6, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Thủ Đức. Người Chăm tại đây đã góp phần tạo nên sự đa dạng về đời sống văn hóa, tộc người ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những biến đổi trong đời sống văn hóa của người Chăm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 108 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3&4 - 2017 TRƯƠNG QUANG ĐẠT* NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG XUÂN** NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI CHĂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Tóm tắt: Người Chăm Islam có mặt ở thành phố Hồ Chí Minh từ đầu thế kỷ 20, hiện có khoảng gần 10.000 người, sống tập trung chủ yếu tại 16 khu vực thuộc địa bàn các quận: 1, 8, 11, 4, 3, 5, 6, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Thủ Đức. Người Chăm tại đây đã góp phần tạo nên sự đa dạng về đời sống văn hóa, tộc người ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nay, người Chăm tiếp tục lưu giữ những giá trị truyền thống và tiếp thu những giá trị văn hóa mới, góp phần tạo nên sự thống nhất đa dạng trong văn hóa Chăm và văn hóa Việt Nam. Sức mạnh của giáo lý Islam đã làm thay đổi nhiều quan niệm, nếp sống đặc trưng của dân tộc Chăm Islam ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay nhưng không hoàn toàn đoạn tuyệt với quá khứ. Từ khóa: Người Chăm Islam, thay đổi, văn hóa, Tp. Hồ Chí Minh. Dẫn nhập Người Chăm là cộng đồng có nền văn hóa phong phú, đặc sắc. Ngày nay, họ tiếp tục lưu giữ những giá trị truyền thống và tiếp thu những giá trị văn hóa mới, góp phần tạo nên sự thống nhất đa dạng trong văn hóa Chăm và văn hóa Việt Nam. Cũng như nhiều nền văn hóa khác, các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng Chăm được bảo tồn, trong đó nổi trội là văn hóa Islam. Họ đã từng bước dung hòa yếu tố Islam với văn hóa truyền thống Chăm và của các cộng đồng dân tộc xung quanh. Sức mạnh của giáo lý Islam đã làm thay đổi nhiều quan niệm, nếp sống đặc trưng dân tộc nhưng không hoàn toàn đoạn tuyệt với quá khứ. * Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ** Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài: 11/02/2017; Ngày biên tập: 12/4/2017; Ngày duyệt đăng: 21/4/2017. Trương Quang Đạt, Nguyễn Ngọc Trường Xuân. Những biến đổi... 109 Dù sức mạnh của cộng đồng dân tộc, sức mạnh của giáo lý Islam chi phối nhưng không ngăn được dòng giao lưu văn hóa của các dân tộc khác trước xu thế hội nhập, hòa nhập với xu thế chung của cả nước, văn hóa thành phố cũng đã có nhiều biến đổi cho phù hợp với giai đoạn hiện nay như: biến đổi trong tục cấm cung, tục cưới hỏi, lễ nguyện Salat, trong ban đại diện thánh đường, trong tổ chức gia đình dòng họ. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, cộng đồng Chăm đã không phủ nhận hết những giá trị truyền thống mà họ đã lưu giữ các trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời tiếp thu cái hay, cái đẹp, cái mới và cách tân nó cho cho phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc. Qua nghiên cứu có thể thấy rằng, văn hóa nảy sinh ra từ bên trong hoặc bên ngoài cộng đồng xã hội, song nó luôn tham gia vào quá trình cấu trúc hóa các quan hệ xã hội của cộng đồng, thay đổi để thích ứng với trạng thái xã hội, hình thức xã hội mà nó tham gia, mà trong đó, cộng đồng Chăm theo Islam giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Nam Bộ nói chung là một điển hình. 2. Biến đổi của đời sống văn hóa người Chăm 2.1. Biến đổi trong việc thực hành lễ nguyện Salat Lễ nguyện (cầu nguyện ngày 5 lần/1 ngày) là một trong những yêu cầu bắt buộc của một tín đồ Islam. Đã là tín đồ Islam giáo, thì khi tới giờ cầu nguyện thì mọi công việc điều phải tạm dừng để tiến hành cầu nguyện. Đối với những tín đồ ngoan đạo, nhất là người lớn tuổi và những người chiêm nghiệm sâu sắc kinh Qur’an, khi đi đâu họ luôn đem theo bên mình một cái thảm, hoặc áo mưa, khi đến giờ hành lễ, dù ở bất cứ nới đâu, ngoài đường hay bến phà, bến xe họ điều trải thảm ra và tiến hành cầu nguyện. Khi cầu nguyện Thượng đế Allah, tất cả tín đồ Islam giáo phải quay mặt về hướng Tây, hướng thánh địa Mecca và theo khung thời gian nhất định đã được ghi chú trong niên lịch Islam: lần thứ nhất vào lúc rạng đông (5g00 sáng); lần thứ hai đúng ngọ (12g30 trưa); lần thứ ba sau trưa; lần thứ tư lúc Mặt Trời lặn; lần thứ năm lúc nửa đêm. Ngày nay khi cuộc sống ngày càng phát triển, các tín đồ Islam cũng bắt đầu hòa nhập với cuộc sống hiện đại, họ tham gia các tổ chức nhà nước, làm trong các công ty, xí nghiệp, làm công nhân và buôn bán… nên việc thực hiện lễ nguyện trở nên khó khăn hơn. Việt Nam lại 110 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3&4 - 2017 không phải là quốc gia Islam như các nước Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei nên ở các cơ quan, công ty, xí nghiệp và nơi công cộng không có phòng cầu nguyện cho các tín đồ Islam. Một phần các tín đồ Islam ở Việt Nam cũng ngại khi thực hiện đức tin nơi chốn công cộng, vì sẽ bị ánh mắt dò xét của những người xung quanh như thế sẽ làm họ sao lãng không thể tập trung gây hỏng việc hành lễ. Vì đây là những lý do chính đáng nên những tín đồ này được nhập hai lễ nguyện rời cùng nhau (lại thành một), lễ trưa và lễ chiều được thực hiện c ...