Danh mục tài liệu

Những cách tân trong tổ chức trần thuật tiểu thuyết Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 108.43 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đi sâu vào những cách tân nghệ thuật trong tổ chức trần thuật của tác phẩm (người trần thuật, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, nhịp điệu và ngôn ngữ trần thuật) nhằm làm sáng tỏ một trong những thành công nhất của tác phẩm là đã “tạc” được chân dung tinh thần con người Trung Quốc thời hậu cách mạng văn hoá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những cách tân trong tổ chức trần thuật tiểu thuyết Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 90-97 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHỮNG CÁCH TÂN TRONG TỔ CHỨC TRẦN THUẬT TIỂU THUYẾT NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TẮM CỦA THIẾT NGƯNG Trần Văn Trọng và Nguyễn Thị Hiền Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt. “Những người đàn bà tắm” là một trong những cuốn tiểu thuyết gây được tiếng vang trong đời sống văn học đương đại Trung Quốc, được các nhà phê bình, nghiên cứu đánh giá cao, đặc biệt ở khả năng tổ chức trần thuật. Bài viết này đi sâu vào những cách tân nghệ thuật trong tổ chức trần thuật của tác phẩm (người trần thuật, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, nhịp điệu và ngôn ngữ trần thuật) nhằm làm sáng tỏ một trong những thành công nhất của tác phẩm là đã “tạc” được chân dung tinh thần con người Trung Quốc thời hậu cách mạng văn hoá. Từ khóa: Cách tân, trần thuật, Những người đàn bà tắm, giọng điệu, điểm nhìn.1. Mở đầu Những người đàn bà tắm của nhà văn nữ Thiết Ngưng là “cuốn tiểu thuyết của những cuộcđối thoại văn hoá” - một cuộc đối thoại giữa cổ điển và hiện đại, nơi những xung đột giữa lí trí vàtình cảm, bản năng được tác giả đẩy lên bình diện văn hoá và chân dung tinh thần con người TrungQuốc hậu cách mạng văn hoá được miêu tả một cách “chân thực” đến từng chi tiết, cụ thể đến“nghiệt ngã” (Vương Trí Nhàn); Tiểu thuyết này còn là một sự “cách tân”, “sáng tạo” tránh đượclối mòn của những cuốn tiểu thuyết cùng thời viết về cách mạng văn hoá. Đặc biệt trong “cách kểchuyện và miêu tả xung đột nội tâm” khiến người đọc phải rùng mình và “cách xây dựng nhân vậtvà những khắc khoải của họ” khiến độc giả không thể gấp lại cuốn sách giữa chừng [1]. Từ gócđộ trần thuật học - một phương diện quan trọng trong cấu trúc tự sự của văn bản nghệ thuật, bàiviết tiếp tục đi sâu vào khả năng “kiến tạo” chân dung tinh thần con người hậu cách mạng văn hoácủa tác giả qua tổ chức trẩn thuật với điểm nhìn, giọng điệu, nhịp điệu và ngôn ngữ của hình tượngngười trần thuật hàm ẩn.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Người trần thuật hàm ẩn trong Những người đàn bà tắm Nhân vật chính trong tiểu thuyết Những người đàn bà tắm là Doãn Tiểu Khiêu, một trí thứcđã trải qua tuổi ấu thơ trong Cách mạng văn hóa. Lúc nào những kí ức về tuổi thơ, tình bạn, tìnhNgày nhận bài 2/2/2014. Ngày nhận đăng 12/10/2014.Liên lạc Trần Văn Trọng, e-mail: trongxa@gmail.com90 Những cách tân trong tổ chức trần thuật tiểu thuyết Những người đàn bà tắm...yêu cứ xoáy tròn trong lòng Khiêu không cho cô sống trọn vẹn với phút giây nào của hiện tại. Hiệntại của người phụ nữ thành đạt sắp kết hôn cứ nhòe đi nhường chỗ cho những ám ảnh quá khứ: cáichết của bé Thuyên khi mới hai tuổi, mối tình dang dở cùng Phương Kăng và cuộc đời đau khổcủa người bạn gái Đường Phi... Tất cả những kí ức chắp nối rời rạc ấy của Khiêu đến với ngườiđọc qua lời kể của người trần thuật. Không giống như các nhân vật khác, người trần thuật này vôhình trước mắt người đọc, “ẩn tàng” sau những lời kể. Anh ta đẩy nhân vật ra trước độc giả. Anhta thâm nhập vào nội tâm nhân vật rồi “khui ra” những suy tư sâu kín nhất của họ. Giống như một bức tranh thủy mặc với một vài nét chấm phá hay như một câu chuyện dângian mà sự miêu tả thường được nhường chỗ cho trí tưởng tượng, người trần thuật trong tiểu thuyếtNhững người đàn bà tắm miêu tả rất ít về ngoại hình nhân vật. Mỗi nhân vật chỉ xuất hiện trướcmắt người đọc bằng một vài nét diện mạo nhưng lại gây được ấn tượng mạnh mẽ. Vẻ đẹp củaĐường Phi biểu hiện qua đôi môi tuyệt mĩ, một làn môi “vừa đầy đặn nhưng vừa trống trải, vừaướt át nhưng vừa khô héo, vừa phì nhiêu nhưng cũng rất hoang vu” [7;228]. Và càng ít miêu tảngoại hình bao nhiêu thì người trần thuật càng tập trung phản ánh thế giới nội tâm của nhân vậtbấy nhiêu. Phương Kăng là một nhân vật phức tạp, anh ta vốn là một trí thức phải chịu nhiều cayđắng trong Cách mạng văn hóa, sau này trở thành một đạo diễn phim giỏi. Người đàn ông từng trảivà tài hoa ấy đã khiến Khiêu yêu đến đến mức mù quáng quên cả bản thân mình. Khiêu yêu nhưngkhông hiểu nổi Phương Kăng, không hiểu được những góc khuất trong con người này. Cô khônghiểu khi năm cái vé xe buýt anh ta cũng phải đem về bằng được để “bắt chúng thanh toán”, haykhi anh ta hí hửng kêu lên “anh sẽ làm tình với tất cả đàn bà con gái ở thế gian này”. Phải chănganh ta đã “phải chịu quá nhiều sự đau khổ ở tuổi trung niên” nên “sau khi giải thoát khỏi khổ đau,điên cuồng đòi hỏi, đòi hỏi toàn thể xã hội, toàn thể loài người, tất cả đàn ông đàn bà và con gái”phải bù đắp cho những nỗi khổ ấy. Mãi sau này khi bình tĩnh nhìn lại mối tình đã qua Khiêu mớinhận ra rằng với Phương Kăng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: