Danh mục tài liệu

Văn học đại chúng, văn học đặc tuyển, đặc trưng và tương tác

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 719.74 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bàn về thuật ngữ “văn học đại chúng” trong mối quan hệ với “văn học đặc tuyển”, phân biệt văn học đại chúng và văn học đặc tuyển trên ba tiêu chí: Ý thức về cách tân nghệ thuật, ý thức về vai trò của nhà văn và quan niệm về chức năng của văn học. Bài viết cũng làm sáng tỏ sự tương tác giữa văn học đại chúng và văn học đặc tuyển trên nền bối cảnh lịch sử văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học đại chúng, văn học đặc tuyển, đặc trưng và tương tácHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0021Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 3-8This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VĂN HỌC ĐẠI CHÚNG, VĂN HỌC ĐẶC TUYỂN, ĐẶC TRƯNG VÀ TƯƠNG TÁC Nguyễn Thị Minh Thương1và Lê Hải Anh2 1 Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Trong thời đại văn hoá đại chúng bùng nổ, các phương tiện truyền thông phát triển với tốc độ cao và phổ cập rộng rãi khiến vấn đề văn học đại chúng và sự tương tác giữa văn học đại chúng - văn học đặc tuyển được đặc biệt quan tâm. Bài viết bàn về thuật ngữ “văn học đại chúng” trong mối quan hệ với “văn học đặc tuyển”, phân biệt văn học đại chúng và văn học đặc tuyển trên ba tiêu chí: ý thức về cách tân nghệ thuật, ý thức về vai trò của nhà văn và quan niệm về chức năng của văn học. Bài viết cũng làm sáng tỏ sự tương tác giữa văn học đại chúng và văn học đặc tuyển trên nền bối cảnh lịch sử văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay. Từ khóa: Văn học đại chúng, văn học đặc tuyển, văn học Việt Nam, đặc trưng, tương tác.1. Mở đầu Trong thời đại hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển với tốc độ cao,internet, truyền hình cùng các phương tiện nghe nhìn khác phổ cập rộng rãi khiến văn hóa đạichúng bùng nổ, dần dần chiếm một không gian xã hội rộng lớn, lấn lướt không gian văn hóa củacác lĩnh vực khác. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu văn học không thể không chú ý đến vấn đề “vănhọc đại chúng”. Để làm rõ nội hàm “văn học đại chúng” như một loại hình văn học thì tất yếu cầnphải đưa ra một loại hình văn học khác tương ứng với nó, đó là “văn học đặc tuyển”. Cho đến thời điểm hiện tại, văn học đại chúng đã bước đầu được nghiên cứu như một thể loại[3, 6, 7].Vậy văn học đại chúng và văn học đặc tuyển có diện mạo đặc trưng như thế nào? Tươngtác giữa chúng ra sao, đặc biệt là sự vận động của tương tác này trong lịch sử như thế nào? Đây làmột loạt những vấn đề tương đối nan giải, người viết chỉ hi vọng bước đầu xác lập một địnhhướng lí thuyết nhằm giải quyết thực tiễn văn học đang diễn ra sôi động.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Về thuật ngữ “văn học đại chúng” – “văn học đặc tuyển” Thực ra, không phải đến thời điểm gần đây việc dùng chữ “đại chúng” như một thuật ngữtrong văn học mới được đề cập. Trong Đề cương văn hóa 1943, Đảng ta đã chủ trương “dân tộc,đại chúng hóa văn học”, theo đó, “đại chúng hóa văn học” đã trở thành cương lĩnh chỉ đường chohoạt động văn học nghệ thuật của nước ta trong suốt một thời gian dài. Nhưng trong thời gian đó,chữ “đại chúng” được gắn kết với “văn học” không phải là dùng để chỉ một loại hình văn học, màlà một khái niệm thiên về “tính chất”, “phẩm chất” của sáng tác, chỉ khi văn hóa đại chúng bùngNgày nhận bài: 19/3/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2017. Ngày nhận đăng: 1/4/2018.Tác giả liên hệ: Lê Hải Anh. Địa chỉ e-mail: lehaianhsphn@gmail.com 3 Nguyễn Thị Minh Thương và Lê Hải Anhnổ thì “văn học đại chúng” mới thực sự xuất hiện như một khái niệm loại hình văn học. Trên thựctế, việc khu biệt giữa văn học đại chúng và văn học đặc tuyển là vô cùng khó khăn. Dựa vào tiêuchí nào để khẳng định những tác phẩm này là văn học đại chúng, tác phẩm khác là văn học đặctuyển? Ở nước ta, khi nghiên cứu về văn học trung đại, giới nghiên cứu thường sử dụng phạm trù“thanh – tục” để đánh giá phẩm chất của sáng tác văn học và các hiện tượng văn hóa, đồng thờicũng sử dụng nó để đánh giá phẩm chất của tầng lớp trí thức phong kiến. Từ hạt nhân “thanh –tục” như một cặp phạm trù mĩ học, mới xuất hiện khái niệm “văn học cao nhã” và “văn học thôngtục”. Như vậy, khái niệm “văn học cao nhã” và “văn học thông tục” được xây dựng trên hạt nhân“thanh – tục” – cặp phạm trù mĩ học thiên về phẩm chất của hiện tượng. Rõ ràng, sự khu biệt giữahai bộ phận văn học này được căn cứ trên vấn đề phẩm chất của sáng tác. Tiếp nữa, trong lịch sửnghiên cứu còn xuất hiện cặp thuật ngữ “văn học bình dân” và “văn học quý tộc (thượng lưu)”.Hai thuật ngữ này lại được xây dựng trên hạt nhân “bình dân”, “thượng lưu” - hai từ dùng để chỉgiai tầng xã hội và bao hàm đặc điểm của giai tầng đó. Khi dùng khái niệm như vậy, người sửdụng đã dùng chính đặc điểm giai tầng xã hội của người sáng tác và người tiếp nhận để khu biệthai bộ phận văn học. Thông thường, trong thời trung đại, thuật ngữ “văn học bình dân” là để chỉnhững sáng tác dân gian, còn “văn học quý tộc (thượng lưu)” dùng để chỉ những sáng tác của giaicấp phong kiến quý ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: