
Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ, phát triển con người Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ, phát triển con người Việt Nam Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Bác Hồ với giáo dục” Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 NHỮNG CHỈ DẪN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINHVỀ GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ, PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VIỆT NAM Hoàng Văn Hiển * Ngô Vương Anh ** Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm giáo dục và chăm lo mọi mặt chocác thế hệ tương lai của đất nước. Những lời căn dặn của Người vẫn định hướng cho sựphát triển các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.1. Người đặt lòng tin và thường xuyên chăm lo cho thế hệ trẻ Cách mạng không phải là công việc có tính nhất thời của một cá nhân hay mộtnhóm người. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, của nhiều thế hệ cùng thời và kếtiếp nhau. Trong cuộc cách mạng trường kỳ của dân tộc, nhiều thế hệ người Việt Namđã trở thành đồng chí cùng chiến đấu trên một trận tuyến. “Lớp cha trước, lớp con sau Cùng là đồng chí, chung câu quân hành” (Tố Hữu). Nhà cách mạng dày dặn kinh nghiệm Nguyễn Ái Quốc luôn đặt niềm tin vàothanh niên Việt Nam - lực lượng xung kích của cách mạng. Năm 1925, trong Bản ánchế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại!Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh” 1. F 2 P P Trong những bước chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đốitượng vận động cách mạng đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc là thanh niên. Tổ chức cáchmạng đầu tiên, tiền thân của Đảng, do Người thành lập và rèn luyện là một tổ chứcthanh niên - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Những người tiếp thu đầu tiên Conđường cách mạng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh là lớp thanh niên yêu nước tiếp xúcvới Người ở Quảng Châu trong những năm 1924 - 1927. Kể từ đó, lý tưởng cao đẹp vàquyết tâm chiến đấu cho độc lập tự do của dân tộc đã trở thành niềm tin, lẽ sống củanhiều thế hệ thanh niên Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải giáo dục* PGS.TS, UVTV Đảng ủy Đại học Huế, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.** TS, Báo Nhân dân.1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.144. 47Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục”cho thanh niên nhận thức đúng và hiểu sâu sắc rằng vì lý tưởng đó bao lớp thanh niênđã lên đường chiến đấu, bao chiến sĩ cộng sản, bao người con yêu quý của dân tộc đãanh dũng hy sinh. Người luôn chú trọng việc giáo dục truyền thống dân tộc và truyềnthống cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam. Trong các giai đoạn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nêu cao vai trò xungkích của thanh niên: “Tôi luôn luôn nói đến thanh niên, vì trong mọi công việc thanhniên ta luôn luôn hăng hái xung phong và họ xứng đáng là cánh tay đắc lực củaĐảng” 2. Khi nói chuyện về thanh niên và với thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường F 3 P Pnhắc lại luận điểm: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổitrẻ là mùa xuân của xã hội” 3. Chăm lo cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của Đảng, của toàn F 4 P Pxã hội để bảo đảm cho tương lai phát triển của đất nước. Người thường xuyên đặt vấnđề yêu cầu các cấp Đảng, Nhà nước phải có chính sách cụ thể để chăm lo rèn luyện chothế hệ trẻ về lý tưởng, đạo đức cách mạng, bồi dưỡng về văn hoá, khoa học - kỹ thuật,rèn luyện năng lực hoạt động thực tiễn… để thế hệ trẻ có thể kế thừa và phát huy đượcnhững kinh nghiệm của các thế hệ trước. Trước khi những dòng Di chúc của Người được công bố, bài báo cuối cùng củaNgười, đăng báo Nhân Dân ngày 01-6-1969, vẫn nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng, củaChính phủ “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng”. Trong những lời cuối cùng để lại trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Bồi dưỡng thếhệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất cần thiết” (Di chúc) 4. Đây là sự chuẩn bị tốt F 5 P Pnhất cho lợi ích lâu dài của đất nước vì thanh niên là “đội quân chủ lực trong công cuộcxây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta” (Di chúc).2. Người căn dặn thanh niên Rèn đức - Luyện tài để “vừa Hồng vừa Chuyên” Nho giáo coi trọng đức, luôn đặt đức đứng trước tài trong những nấc thang của hệgiá trị... Đức là gốc, tài là ngọn (Đức giả bản dã, tài giả mạt dã). Sách Đại học của Nhogiáo tuyên bố như thế. Trong mối quan hệ đức - tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng coi đứclà gốc, là nền tảng để luyện tài, để xây dựng con người mới. “Cũng như sông thì cónguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thìcây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 13, Sđd, tr.30.3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 4, Sđd, tr.194.4 Những đoạn trích Di chúc của Chủ tịch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chủ tịch Hồ Chí Minh Giáo dục thế hệ trẻ Phát triển con người Việt Nam Cách mạng Thanh niên Giáo dục đạo đức Giáo dục nhân cáchTài liệu có liên quan:
-
Tình cảm quốc tế của Bác Hồ: Phần 1
84 trang 369 0 0 -
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 344 1 0 -
Tiểu luận Nội dung và bản ý nghĩa di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
22 trang 196 0 0 -
Cảm nghĩ về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh
11 trang 140 0 0 -
8 trang 132 1 0
-
Giá trị lý luận và ý nghĩa thời đại - Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phần 1
217 trang 128 0 0 -
798 trang 127 0 0
-
130 câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
78 trang 117 0 0 -
60 trang 116 0 0
-
Những dấu ấn trên chặng đường đổi mới và phát triển Kho bạc Nhà nước Việt Nam: Phần 1
85 trang 93 0 0 -
Ebook Chuyện kể Bác Hồ - Những năm tháng hoạt động của Bác Hồ ở nước ngoài (1911-1941): Phần 1
107 trang 92 0 0 -
142 trang 90 0 0
-
Ebook Chuyện kể Bác Hồ - Những năm tháng hoạt động của Bác Hồ ở nước ngoài (1911-1941): Phần 2
117 trang 86 0 0 -
Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước - Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại: Phần 2
128 trang 78 0 0 -
9 trang 69 0 0
-
4 trang 67 0 0
-
6 trang 62 0 0
-
Biện pháp nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố Hồ chí Minh
9 trang 52 0 0 -
TỪ SUY NGHĨ VỀ MỘT NHÂN CÁCH LỚN
3 trang 52 0 0 -
14 trang 50 0 0