
Những điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á (1991–2004)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á (1991–2004) Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 128, Số 6C, 2019, Tr. 189–203; DOI: 10.26459/hueuni-jssh.v128i6C.5340 NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ VÀ NHẬT BẢN ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (1991–2004) Võ Thị Kim Thảo Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Chiến tranh lạnh kết thúc, các quốc gia trên thế giới đều phải điều chỉnh chiến lược phù hợp với tình hình mới. Một trong những điều chỉnh đáng chú ý là chính sách đối ngoại mới đối với Đông Nam Á của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nhật Bản và Hoa Kỳ có cùng nhận định về tầm quan trọng ngày càng tăng của Đông Nam Á, có cùng mục tiêu kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và duy trì an ninh khu vực nhằm tăng cường ảnh hưởng chính trị của mình và đồng thời vẫn coi trọng liên minh Mỹ – Nhật trong tổng quan chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, Nhật Bản coi trọng an ninh kinh tế trong khi Hoa Kỳ chủ trương an ninh hoá các vấn đề kinh tế; về công cụ thì Nhật Bản sử dụng ODA và đóng góp tài chính để nâng cao vị thế thì Mỹ chủ trương duy trì lực lượng quân sự tại khu vực; về mục tiêu chiến lược, Nhật Bản muốn thay đổi “ông khổng lồ kinh tế, chú lùn chính trị” còn chính sách Đông Nam Á đối với Mỹ là một bộ phận cấu thành trong chiến lược toàn cầu, phục vụ cho tham vọng bá cường. Đó là biểu hiện của tính toán chiến lược lợi ích quốc gia và đặc điểm phức tạp trong quan hệ quốc tế mà các quốc gia trong khu vực cần nghiên cứu cho chính sách đối ngoại của mình. Từ khoá: Chính sách đối ngoại, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đông Nam Á 1. Đặt vấn đề Đông Nam Á là một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng không chỉ về an ninh – quân sự mà còn cả trên lĩnh vực kinh tế – thương mại khi án ngữ con đường thông thương từ phương Đông sang phương Tây và ngược lại. Do vậy, từ rất lâu trong lịch sử, khu vực này luôn là đối tượng cho các chiến lược và lợi ích quốc gia của các cường quốc bên ngoài. Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Trật tự hai cực Yalta sụp đổ (1991), Đông Nam Á lại tiếp tục trở thành đối tượng bị lôi kéo, chi phối, tăng cường ảnh hưởng của các nước lớn. Trong bối cảnh ấy, Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng đã có những điều chỉnh chiến lược nhằm tăng cường sự hiện diện tại khu vực này. Trong giai đoạn từ sau Chiến tranh lạnh (1991) cho đến năm 2004 khi nhiệm kỳ thứ nhất của Tổng thống G. W. Bush kết thúc, Hoa Kỳ đẩy mạnh việc quay trở lại khu vực, còn Nhật Bản không ngừng gia tăng ảnh hưởng bằng nhiều phương cách khác nhau nhằm hướng *Liên hệ: votkthao@ddc.edu.vn/votkimthao@gmail.com Nhận bài: 26-7-2019; Hoàn thành phản biện: 01-10-2019; Ngày nhận đăng: 27-10-2019 Võ Thị Kim Thảo Tập 128, Số 6C, 2019 tới mục tiêu tăng cường vị thế của hai nước tại đây trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược của các cường quốc trong vùng. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi mong muốn nhìn lại chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với Đông Nam Á từ năm 1991 đến năm 2004, từ đó rút ra những điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách của hai quốc gia này đối với khu vực trong giai đoạn được đề cập. 2. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1991–2004 Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai nước lớn và luôn có sự quan tâm đặc biệt đối với khu vực Đông Nam Á qua các thời kỳ khác nhau. Trong giai đoạn 1991–2004, với những biến chuyển mới của tình hình, cả Hoa Kỳ và Nhật Bản đều có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối với khu vực Đông Nam Á. 2.1. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ Sau Chiến tranh lạnh, vị trí của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á có phần suy giảm, nhưng mục tiêu mà Hoa Kỳ theo đuổi không thay đổi. Đó là ngăn chặn không cho các nước lớn khác xác lập ưu thế tuyệt đối ở khu vực, đồng thời duy trì ảnh hưởng và quyền lợi của mình ở khu vực này. Trong thời gian đầu, sau khi Liên Xô và chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ, Đông Nam Á không còn chiếm vị trí ưu tiên trong chính sách của Mỹ do vấn đề “ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản không còn là vấn đề thiết yếu nữa. Quan hệ Mỹ – Đông Nam Á, tuy không còn gắn bó như trước, nhưng vẫn được duy trì do cả hai bên cùng phải đối phó với nhiều nguy cơ như tranh chấp biên giới, lãnh thổ, vấn đề biển Đông, buôn ma tuý, đói nghèo, ô nhiễm môi trường, tội phạm, khủng bố quốc tế, cũng như sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nếu như trước những năm 1990, quan hệ của Mỹ với Đông Nam Á chỉ giới hạn trong việc tăng cường các liên minh quân sự truyền thống và trong các vấn đề an ninh có liên quan; mọi nỗ lực của Đông Nam Á nhằm tạo dựng bất kỳ cơ chế hợp tác đa phương kinh tế hay an ninh đều vấp phải sự phản đối quyết liệt của Mỹ, thì từ nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống B. Clinton, tình hình có nhiều thay đổi. Để cải thiện chỗ đứng của mình trong khu vực, Mỹ sẵn sàng chấp nhận các quy định và cách cư xử hiện hành của ASEAN. Mỹ bắt đầu chấp nhận việc thành lập một khuôn khổ an ninh đa phương hạn chế và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần đầu tiên được đề xuất trở lại trong những năm 1992–1994. Dưới thời Tổng thống George W. Bush, sau sự kiện 11/9/2001, Hoa Kỳ có sự điều chỉnh chiến lược đối với Đông Nam Á. Khu vực này trở thành một trong những trọng tâm của cuộc chiến chống khủng bố. Bởi theo quan điểm của Mỹ thì: 190 Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 6C, 2019 1) Đông Nam Á là khu vực tập trung 1/3 tín đồ Hồi giáo thế giới. Tình hình chính trị ở một số nước không ổn định và kinh tế suy thoái làm gia tăng hoạt động của các nhóm Hồi giáo cấp tiến, thậm chí cực đoan dần trỗi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách đối ngoại Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ An ninh kinh tế Kinh tế thương mại Phát triển Kinh tế của Nhật BảnTài liệu có liên quan:
-
Những quy định trong luật cạnh tranh
40 trang 249 0 0 -
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới
18 trang 249 0 0 -
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam
17 trang 215 0 0 -
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
27 trang 141 0 0 -
42 trang 135 0 0
-
16 trang 113 0 0
-
Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Những tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới nền kinh tế Việt Nam
29 trang 107 0 0 -
Tiểu luận nhóm 8: Cạn Kiệt Nguồn Nước
19 trang 85 0 0 -
Hiệp Định Việt-Mỹ Về Quan Hệ Thương Mại
58 trang 69 0 0 -
50 phán quyết Trọng tài quốc tế chọn lọc
211 trang 62 0 0 -
Thị trường bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
12 trang 56 0 0 -
Nhận thức của Trung Quốc về sức mạnh quốc gia - Sách tham khảo: Phần 1
186 trang 56 2 0 -
Chapter 10: Public Policy: From Legal Issues to Privacy
52 trang 51 0 0 -
Hợp đồng kinh Tế trong đàm phán
10 trang 50 0 0 -
77 trang 49 0 0
-
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong đàm phán
10 trang 44 0 0 -
Nhà nước phúc lợi Hoa Kỳ: Lịch sử và phát triển
8 trang 44 0 0 -
Bài giảng Kinh tế thương mại-dịch vụ
72 trang 43 0 0 -
18 trang 43 0 0
-
Giáo trình Kinh tế thương mại: Phần 2
215 trang 42 0 0