
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 694.28 KB
Lượt xem: 215
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch tỉ trọng (SSA) để nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động trong mối liên hệ với tăng trưởng năng suất lao động tại Việt Nam. Dựa trên kết quả phân tích định lượng, nghiên cứu đề xuất một số định hướng chính sách trong đầu tư và phát triển ngành trong bối cảnh hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤTTẠI VIỆT NAM IMPACTS OF LABOR RESTRUCTURING ON PRODUCTIVITY GROWTH IN VIETNAM ThS. Vũ Thị Thu Hương Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Bài viết sử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch tỉ trọng (SSA) để nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động trong mối liên hệ với tăng trưởng năng suất lao động tại Việt Nam. Khác biệt với nhiều nghiên cứu khác ở Việt Nam, chúng tôi xem xét đồng thời các tác động “tĩnh” và “động” của chuyển dịch cơ cấu lao động theo 9 ngành kinh tế. Các kết quả cho thấy trong giai đoạn 1995-2013, dịch chuyển cơ cấu lao động đã đóng góp trung bình hàng năm trên 40% vào tăng trưởng năng suất lao động tổng thểtại Việt Nam. Mức đóng góp này của các ngành cũng khá khác biệt nhau, trong đó dòng lao động dịch chuyển đến các ngành:Công nghiệp chế biến; Xây dựng; Thương nghiệp, khách sạn nhà hàng và Tài chính, tín dụng, bất động sản, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấncó đóng góp tích cực vào tăng trưởng năng suất lao động tổng thể của nền kinh tế trong cả giai đoạn nghiên cứu. Dựa trên kết quả phân tích định lượng, nghiên cứu đề xuất một số định hướng chính sách trong đầu tư và phát triển ngành trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa:chuyển dịch cơ cấu, lao động, năng suất, SSA Abstract The article uses Shift-Share analysis to study labor restructuring in relation to labor productivity growth in Vietnam. To be different from other studies in Vietnam, authors consider static and dynamic impacts of the labor restructuring due to nine economic sectors. The results show that in the period of 1995-2013, the labor restructuring had an average annual contribution of over 40% growth in overall productivity in Vietnam. The level of contribution of the sector is also quite different, in which the flow of workers moving to sectors is as follows: processing industry; construction industry; commerce; hotels and restaurants; finance; credit; real estate, assets and consulting services that have a positive contribution to labor productivity growth in the economy overall during the above period. Based on the results of quantitative analysis, the article proposes a number of policy- orientation in terms of investment and development of sectors in the current context. Key words:restructuring, labor, productivity, SSA 719 1. GIỚI THIỆU Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà quản lý từ những năm đầu thế kỷ 20. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng: chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) bao gồm chuyển dịch các nguồn lực vốn và lao động theo ngành/ vùng/ thành phần kinh tế … có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và cả xã hội. CDCCKT tác động lên tăng trưởng kinh tế thông qua cơ chế tác động đến năng suất, hiệu quả và qua tác động tràn của luồng lao động chuyển dịch. Một số nghiên cứu thực nghiệm kết luận rằng: CDCCKT nói chung và chuyển dịch cơ cấu lao động (CDCCLĐ) nói riêng không phải là một quá trình tự động mà nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có vai trò quan trọng của Chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ, chính sách quản lý và điều tiết. Để CDCCLĐ đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời điều khiển được quá trình CDCCLĐ theo mục đích tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý và các nhà làm chính sách. Trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam đã có nhiều thành quả đáng ghi nhận với mô hình dịch chuyển cơ cấu kinh tế hiệu quả. Đi liền với thay đổi về cơ cấu kinh tế là sự biến đổi về cơ cấu của lực lượng lao động. Đặc biệt là đóng góp tích cực của sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ; từ các doanh nghiệp nhà nước sang các doanh nghiệp tư nhân (Dani Rodrik, 2013). Hiện nay, Việt Nam có trên 90 triệu dân, với tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, đang trong giai đoạn của cơ cấu dân số vàng, đây là một lợi thế lớn trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tếđất nước. Tái phân bổ hợp lý nguồn lao động sẽ góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý còn cần tính đến những lợi thế so sánh của các ngành để có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu các nguồn lực tại Việt nam còn chậm và thay đổi trong cơ cấu lao động của các ngành không hoàn toàn diễn ra tỷ lệ thuận với đóng góp cho GDP của các ngành đó (Nguyễn Thị Minh, 2006). Vấn đề đặt ra là: Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam trong thời gian qua đã đóng góp tích cực lên tăng trưởng năng suất lao động hay chưa?Tác động của dịch chuyển cơ cấu lao động mỗi ngành đến tăng trưởng năng suất chung như thế nào? Nghiên cứusử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch tỉ trọng đểđánh giá đóng góp của CDCCLĐ vào tăng trưởng năng suất chung của nền kinh tếtheo mức độ tổng thể và theo từng ngành, cụ thể, đóng góp do lao động chuyển dịch giữa các ngành (tác động “tĩnh”) và đóng gópdo tác động chéo của sự thay đổi trong tỉ trọng lao động và thay đổi trong tốc độ tăng NSLĐ của các ngành (tác động “động”). 720 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CDCCLĐ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT. Những nghiên cứu về CDCCKT nói chung và CDCCLĐ nói riêng đã được biết đến từ những năm 1930. Tuy nhiên, sự giải thích rõ ràng nhất về tác động của CDCCKT đến tăng trưởng kinh tế phải kể đến kết quả nghiên cứu của Lewis (1954). Mô hình kinh tế hai khu vực của ôngđã giải thích quá trình CDCCKT tại các nước nghèo và chậm phát triển, mô ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤTTẠI VIỆT NAM IMPACTS OF LABOR RESTRUCTURING ON PRODUCTIVITY GROWTH IN VIETNAM ThS. Vũ Thị Thu Hương Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Bài viết sử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch tỉ trọng (SSA) để nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động trong mối liên hệ với tăng trưởng năng suất lao động tại Việt Nam. Khác biệt với nhiều nghiên cứu khác ở Việt Nam, chúng tôi xem xét đồng thời các tác động “tĩnh” và “động” của chuyển dịch cơ cấu lao động theo 9 ngành kinh tế. Các kết quả cho thấy trong giai đoạn 1995-2013, dịch chuyển cơ cấu lao động đã đóng góp trung bình hàng năm trên 40% vào tăng trưởng năng suất lao động tổng thểtại Việt Nam. Mức đóng góp này của các ngành cũng khá khác biệt nhau, trong đó dòng lao động dịch chuyển đến các ngành:Công nghiệp chế biến; Xây dựng; Thương nghiệp, khách sạn nhà hàng và Tài chính, tín dụng, bất động sản, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấncó đóng góp tích cực vào tăng trưởng năng suất lao động tổng thể của nền kinh tế trong cả giai đoạn nghiên cứu. Dựa trên kết quả phân tích định lượng, nghiên cứu đề xuất một số định hướng chính sách trong đầu tư và phát triển ngành trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa:chuyển dịch cơ cấu, lao động, năng suất, SSA Abstract The article uses Shift-Share analysis to study labor restructuring in relation to labor productivity growth in Vietnam. To be different from other studies in Vietnam, authors consider static and dynamic impacts of the labor restructuring due to nine economic sectors. The results show that in the period of 1995-2013, the labor restructuring had an average annual contribution of over 40% growth in overall productivity in Vietnam. The level of contribution of the sector is also quite different, in which the flow of workers moving to sectors is as follows: processing industry; construction industry; commerce; hotels and restaurants; finance; credit; real estate, assets and consulting services that have a positive contribution to labor productivity growth in the economy overall during the above period. Based on the results of quantitative analysis, the article proposes a number of policy- orientation in terms of investment and development of sectors in the current context. Key words:restructuring, labor, productivity, SSA 719 1. GIỚI THIỆU Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà quản lý từ những năm đầu thế kỷ 20. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng: chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) bao gồm chuyển dịch các nguồn lực vốn và lao động theo ngành/ vùng/ thành phần kinh tế … có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và cả xã hội. CDCCKT tác động lên tăng trưởng kinh tế thông qua cơ chế tác động đến năng suất, hiệu quả và qua tác động tràn của luồng lao động chuyển dịch. Một số nghiên cứu thực nghiệm kết luận rằng: CDCCKT nói chung và chuyển dịch cơ cấu lao động (CDCCLĐ) nói riêng không phải là một quá trình tự động mà nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có vai trò quan trọng của Chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ, chính sách quản lý và điều tiết. Để CDCCLĐ đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời điều khiển được quá trình CDCCLĐ theo mục đích tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý và các nhà làm chính sách. Trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam đã có nhiều thành quả đáng ghi nhận với mô hình dịch chuyển cơ cấu kinh tế hiệu quả. Đi liền với thay đổi về cơ cấu kinh tế là sự biến đổi về cơ cấu của lực lượng lao động. Đặc biệt là đóng góp tích cực của sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ; từ các doanh nghiệp nhà nước sang các doanh nghiệp tư nhân (Dani Rodrik, 2013). Hiện nay, Việt Nam có trên 90 triệu dân, với tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, đang trong giai đoạn của cơ cấu dân số vàng, đây là một lợi thế lớn trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tếđất nước. Tái phân bổ hợp lý nguồn lao động sẽ góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý còn cần tính đến những lợi thế so sánh của các ngành để có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu các nguồn lực tại Việt nam còn chậm và thay đổi trong cơ cấu lao động của các ngành không hoàn toàn diễn ra tỷ lệ thuận với đóng góp cho GDP của các ngành đó (Nguyễn Thị Minh, 2006). Vấn đề đặt ra là: Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam trong thời gian qua đã đóng góp tích cực lên tăng trưởng năng suất lao động hay chưa?Tác động của dịch chuyển cơ cấu lao động mỗi ngành đến tăng trưởng năng suất chung như thế nào? Nghiên cứusử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch tỉ trọng đểđánh giá đóng góp của CDCCLĐ vào tăng trưởng năng suất chung của nền kinh tếtheo mức độ tổng thể và theo từng ngành, cụ thể, đóng góp do lao động chuyển dịch giữa các ngành (tác động “tĩnh”) và đóng gópdo tác động chéo của sự thay đổi trong tỉ trọng lao động và thay đổi trong tốc độ tăng NSLĐ của các ngành (tác động “động”). 720 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CDCCLĐ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT. Những nghiên cứu về CDCCKT nói chung và CDCCLĐ nói riêng đã được biết đến từ những năm 1930. Tuy nhiên, sự giải thích rõ ràng nhất về tác động của CDCCKT đến tăng trưởng kinh tế phải kể đến kết quả nghiên cứu của Lewis (1954). Mô hình kinh tế hai khu vực của ôngđã giải thích quá trình CDCCKT tại các nước nghèo và chậm phát triển, mô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế thương mại Chuyển dịch cơ cấu lao động Tăng trưởng năng suất lao động Kinh doanh tài sản Chuyển dịch cơ cấu kinh tếTài liệu có liên quan:
-
Những quy định trong luật cạnh tranh
40 trang 249 0 0 -
9 trang 243 0 0
-
10 trang 222 0 0
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3 trang 204 0 0 -
12 trang 193 0 0
-
Những năm đầu thế kỷ 21 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam: Phần 1
108 trang 148 0 0 -
42 trang 135 0 0
-
124 trang 124 0 0
-
Làm gì để tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay?
6 trang 120 0 0 -
16 trang 113 0 0
-
346 trang 109 0 0
-
Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Những tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới nền kinh tế Việt Nam
29 trang 107 0 0 -
Giáo trình Kinh tế phát triển (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
117 trang 100 0 0 -
Giáo trình môn học Kinh tế phát triển
44 trang 97 0 0 -
15 trang 89 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
209 trang 84 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
39 trang 81 0 0 -
Xây dựng cấu trúc ma trận hạch toán xã hội cho mô hình hóa cân bằng tổng quát
19 trang 80 0 0 -
Hiệp Định Việt-Mỹ Về Quan Hệ Thương Mại
58 trang 69 0 0 -
8 trang 68 0 0