
Vai trò của lao động kỹ thuật trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của lao động kỹ thuật trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay Edited with the trial version of Foxit Advanced PDF Editor To remove this notice, visit: www.foxitsoftware.com/shopping TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG KỸ THUẬT TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Nguyễn Thị Hải Lý 1 TÓM TẮT Lao động kỹ thuật (LĐKT) là là lực lượng to lớn, xung kích của nguồn nhân lực, là nhân tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Vị trí, vai trò đặc biệt của LĐKT được thể hiện trên nhiều mặt và trong nhiều mối quan hệ, đặc biệt có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh của toàn cầu hoá kinh tế và của nền kinh tế tri thức. Từ khóa: vai trò, lao động kỹ thuật. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH” [3]. “Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực”. Đây là thời kỳ chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sách sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Quá trình CNH, HĐH càng đi vào chiều sâu càng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động nhằm đạt được năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn hơn nhiều lần. Trong đó LĐKT là bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực trực tiếp lĩnh hội và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, sử dụng các nguồn lực khác trong sản xuất xã hội, trở thành lực lượng xung kích, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập. Do vậy, đẩy mạnh phát triển lực lượng LĐKT cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu và tư duy là giải pháp đột phá nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược CNH, HĐH ở nước ta. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm và một số đặc trưng cơ bản của lao động kỹ thuật 2.1.1. Khái niệm lao động kỹ thuật LĐKT là bộ phận của nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ LĐKT chỉ giới hạn ở giai đoạn người lao động đã trưởng thành, bao gồm cả đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ LĐKT theo hướng thực hành, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. 1 Giảng viên khoa Lý luận chính trị - Luật, Trường Đại học Hồng Đức 118 Edited with the trial version of Foxit Advanced PDF Editor To remove this notice, visit: www.foxitsoftware.com/shopping TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 Nhóm tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến với đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Phát triển LĐKT ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010” đã đưa ra khái niệm LĐKT: “LĐKT là loại lao động được đào tạo và cấp bằng hoặc chứng chỉ một nghề nào đó ở các trình độ đào tạo trong hệ thống dạy nghề của hệ thống giáo dục quốc dân hoặc tích luỹ kinh nghiệm thực tế, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, mà thị trường lao động cần nó chủ yếu là để trực tiếp điều hành máy móc, thiết bị, công nghệ có độ phức tạp khác nhau để tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có ích cho xã hội” [2; tr.21]. Với khái niệm này, LĐKT phải có hai điều kiện Điều kiện 1: Được cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của hệ thống giáo dục quốc dân. Điều kiện 2: Đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và có kỹ năng hành nghề để thực hiện các công việc có độ phức tạp với các công nghệ khác nhau, phù hợp với ngành nghề ở các cấp trình độ khác nhau, trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phục vụ quốc kế dân sinh. Tuy nhiên, trong thực tế đời sống sản xuất kinh doanh vẫn tồn tại một đội ngũ lao động do nhiều nguyên nhân chưa đáp ứng điều kiện 1, nhưng do tích luỹ kinh nghiệm, họ có thể đáp ứng điều kiện 2. Nếu xem điều kiện 1 là thủ tục để có thể học thêm, được cấp bằng, chứng chỉ, thì khái niệm LĐKT có thể nghiên cứu mở rộng thêm cho cả đối tượng này. Trong thuật ngữ Lao động - Thương binh và xã hội tiếp cận khái niệm LĐKT thực tế hơn. “LĐKT sản xuất kinh doanh là người lao động có trình độ kỹ năng và kỹ xảo nhất định thông qua đào tạo hoặc tích luỹ kinh nghiệm thực tế, đảm nhiệm được những công việc phức tạp, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật - công nghệ, có khả năng truyền nghề và dạy nghề” [1, tr.15]. Theo khái niệm này, những người có trình độ kỹ năng và kỹ xảo nhất định thông qua tích luỹ kinh nghiệm thực tế (không có bằng, chứng chỉ đào tạo) cũng thuộc nhóm LĐKT. Như vậy, để tiếp cận với khái niệm LĐKT gần nhất vẫn phải gắn với yêu cầu thị trường lao động. Thị trường lao động chấp nhận thuật ngữ LĐKT ở góc độ vị trí của nó trong quá trình sản xuất, kinh doanh là loại lao động mang tính thực hành cao, trực tiếp điều hành máy móc, thiết bị, công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có ích cho xã hội. Từ những tìm hiểu, phân tích nêu trên, tác giả có thể nêu khái niệm LĐKT như sau: “LĐKT là loại lao động được đào tạo và cấp bằng hoặc chứng chỉ một nghề nào đó ở các trình độ đào tạo trong hệ thống dạy nghề của hệ thống giáo dục quốc dân hoặc tích luỹ kinh nghiệm thực tế, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, mà thị trường lao động cần nó chủ yếu là để trực tiếp điều hành máy móc, thiết bị, công nghệ có độ phức tạp khác nhau để tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có ích cho xã hội”. 2.1.2. Một số đặc trưng cơ bản của lao động kỹ thuật Thứ nhất, được đào tạo và cấp bằng hoặc chứng chỉ trong phân hệ giáo dục nghề nghiệp của hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất. Thực chất đây là đặc trưng điều kiện 119 Edited with the trial version of Foxit Advanced PDF Editor To remove this notice, visit: www ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vai trò của lao động kỹ thuật Thời kì công nghiệp hóa Xung kích của nguồn nhân lực Tăng trưởng kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu lao độngTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 803 4 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 272 0 0 -
9 trang 244 0 0
-
10 trang 222 0 0
-
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam
17 trang 215 0 0 -
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3 trang 204 0 0 -
13 trang 196 0 0
-
12 trang 194 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 175 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 161 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 157 0 0 -
Những năm đầu thế kỷ 21 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam: Phần 1
108 trang 149 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 146 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 134 0 0 -
Luận văn: Cơ cầu lao động và các giải pháp kích cầu lao động
31 trang 128 0 0 -
124 trang 125 0 0
-
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 120 0 0 -
Vai trò của FDI trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và du lịch ở thị trường Việt Nam
14 trang 115 0 0 -
Đề tài: Thuế với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở việt nam
26 trang 114 0 0 -
346 trang 109 0 0