Năm lên chín tuổi tôi mới bắt đầu đi học vỡ lòng. Đó là vào một ngày mùa xuân năm 1951, ba cậu cháu tôi(một cậu út, một đứa em con bà dì và tôi)sinh cùng một năm lại cắp sách đến trường cùng một ngày.Thực ra đó chỉ là một lớp học dạy tư theo hình thức lớp ghép. Trong lớp học ấy có một nhóm mới học vần, một nhóm khác đã tập chép, và cao hơn có nhóm đã học đến tính viết và tính đố......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những lớp học đầu đời Những lớp học đầu đờiNăm lên chín tuổi tôi mới bắt đầu đi học vỡ lòng. Đó là vào một ngày mùa xuân năm1951, ba cậu cháu tôi(một cậu út, một đứa em con bà dì và tôi)sinh cùng một năm lại cắpsách đến trường cùng một ngày.Thực ra đó chỉ là một lớp học dạy tư theo hình thức lớpghép. Trong lớp học ấy có một nhóm mới học vần, một nhóm khác đã tập chép, và caohơn có nhóm đã học đến tính viết và tính đố...Người thày đầu tiên khai tâm cho tôi là cậugiáo Cúc ở thôn Ninh Xá. Ngày ấy ở vùng tôi đều gọi các ông giáo là Cậu Giáo cả. ởlàng Ninh Xá lúc ấy có hai cậu giáo là cậu giáo Cúc và cậu giáo Tý. Cậu giáo Tý thìdạy lớp ở ngoài đình, thấy có bảng, có bàn ghế cẩn thận. Còn cậu giáo Cúc thì dạy học tạinhà, không thấy có bàn ghế và bảng đen gì cả. Ngoài việc dạy học, chúng tôi còn thấycậu làm may và cắt thuốc. Nhiều lần đến lớp chúng tôi thấy cậu giáo quàng thước dây ởcổ và đang đo cắt quần áo trên một chiếc bàn rộng. Người cậu giáo cao to, trắng trẻo,gương mặt đầy đặn, có bộ râu con kiến rất ấn tượng và đặc biệt là một nụ cười rất hiền.Học ở Ninh Xá được một thời gian, bố tôi lại đón tôi về học cậu giáo Cương ngay ở làng.Tôi không rõ lai lịch cậu giáo Cương lắm, chỉ qua những câu chuyện của người lớn nóivới nhau, chúng tôi biết cậu giáo là người nơi khác đến, lấy vợ người làng Nam GiánĐông. Tôi không có thiện cảm mấy với cậu giáo Cương vì người cậu giáo trông cũ kĩ,thường mặc quần áo âm lịch lại ăn trầu, trông miệng lúc nào cũng luôm nhuôm đỏ. Cậugiáo lại mắc chứng đau bụng kinh niên(đau dạ dày) nên nước da thường tai tái vàgương mặt không mấy tươi tỉnh. Nhưng tôi hãi nhất là cậu giáo Cương rất dữ đòn. Ngàyấy chúng tôi viết bằng bút dông, mực tím tự pha nên rất ít đứa giữ được sạch sẽ. Quần áosách vở thường bị rây mực, chưa kể có khi còn thò lò mũi xanh quệt ngang tay áo thìtrông còn khiếp nữa. Riêng tôi còn mắc cái tội chữ xấu cho nên rất hay bị phạt đòn. Khithì thước kẻ dần tay, khi thì phải quỳ nền gạch, khi thì bị nọc ra bắt nằm sấp xuống, cóngười đè đầu và giữ chặt chân tay cho cậu giáo vụt. Tôi bị ăn đòn nhiều nên rất hãi. Cólần, vào mùa xuân năm 1952, lớp học ở đình làng tôi, vừa nghe cậu giáo gọi tôi lên, tôi đãco cẳng chạy biến. Tôi chạy thục mạng như một cuộc thoát hiểm thực sự. Trời lác đácmưa xuân, cánh đồng chiêm làng tôi đường trơn lắm.Nhưng hoảng quá, tôi cứ chạy bừađi, thỉnh thoảng lại ngã lao xuống ruộng. Tôi định chạy chốn sang ông ngoại ở bên làngNinh Xá, nhưng không có đò. Thế là cứ lang thang ngoài đê, không dám về nhà. Tối thìtôi tạt vào ngủ nhờ nhà một thằng bạn, ban ngày lại tha thẩn chơi với bọn trẻ trâu. Đếnchiều hôm sau thì bố tôi đi tìm, nhưng tôi sợ quá vẫn không dám về. Bố tôi đuổi bắt, tôilại chạy, đến cổng bốt Tây Đen thì tắc đường. Tôi chạy rẽ xuống bờ sông , chạy ngượclại. Có một người cao to, chột mắt nhìn tôi gườm gườm, quát tôi bắt đứng lại. Thế là tôinhảy ùm xuống sông. Ông ta bèn lội xuống và kéo tôi lên. Tôi gào khóc dữ dội lắm, cứvừa gào vừa gọi: ới ông tây đen ơi, ông bắn chết tôi đi!...Về sau tôi mới biết, người bắttôi hôm ấy là ông Tiêu người làng Gốm, và do bố tôi nhờ bắt hộ.Tôi bị dẫn độvề nhà,ăn thêm nhiều cái vụt dọc đường đến tóe cả máu chân. Nhưng từ hôm đó tôi nhất quyếtkhông đi học nữa. Tôi ở nhà chăn trâu và bế em. Việc sợ đòn và bỏ học của tôi, làm chobên ngoại tôi rất lo lắng. Người thì bàn nên cho tôi sang Hải Dương học, người thì bànnên cho vào vùng tự do. Cuối cùng vào cuối năm1952, bố tôi mua sách vở, quần áo, chănmàn, thuốc men và đưa tôi vào vùng tự do học.Vì là con cháu giáo viên, nên tôi được gửi ngay trong khu tập thể giáo viên của nhàtrường. Khu tập thể giáo viên ngày ấy nằm trên sườn đồi ngay cửa con Suối Cẩu. Lúc đầuchỉ là hai ngôi nhà ở ngay trên bờ suối. Về sau có nhiều giáo viên mới về, mới phát rừngvà làm thêm một căn nhà nữa trên sườn đồi, cách khu nhà cũ độ vài chục mét. Các thàyson rỗi thì ở khu nhà trên, còn các thày có con cháu theo học thì ở khu nhà dưới. Nhàkháng chiến làm theo một lối kiến trúc rất thô sơ. Không thấy có một lỗ đục nào. Cột lànhững cây to có chạc ba để đỡ xà, còn kèo với kèo và kèo với xà thì dùng dây rừng buộclại. Trên nóc lợp bằng cỏ tranh hay phên nứa. Quây bốn xung quanh cũng là những phênnứa. Nội thất không thấy có giường tủ gì cả, chỉ có một dãy sàn nứa làm chỗ nằm, thườngkéo dài suốt nửa phía trong của ngôi nhà. Nửa phía ngoài là cửa ra vào và một khoảngtrống dùng làm bếp đun, bếp sưởi. Nhà ăn thì chỉ là một dãy bàn nứa làm ngay ở dướigốc cây rừng. Đó là những chạc cây chôn chặt xuống đất, có thanh ngang thanh dọc buộcchặt lại với nhau làm khung bàn. Trên đó đặt một phên liếp dài dài như cái phên phơibánh đa rồi buộc chặt vào khung. Không thấy có ghế ngồi, toàn ăn đứng. Bữa ăn cũngcực kỳ đơn giản. Ngoài món rau cũng có món ăn mặn, sang thì thịt kho đậu, kém, thời ấytrong hơn thì lạc rang mặn. Cũng có thời kỳ khó khăn chỉ toàn thấy ăn mắm tôm mài báclẫn với củ riềng đào ở trong rừng về. Nước uống thì hay dùng nước lá Đùm đũm, một loạicây leo có gai, quả gần giống như quả dâu, chín lấy ăn được. Cây Đùm đũm leo bám umtùm cùng với những bụi cây rừng ngay bên cạnh khu nhà ở. Khu lớp học thì đặt rải ráctrong hai khe Suối Cẩu và khe Lá Lốt. Nhưng Suối Cẩu là khu trung tâm. Lớp học cũnglàm theo kiểu nhà kháng chiến. Khác với nhà ở là trong phòng kê bàn ghế học sinh:Ghế băng được làm bằng một khúc gỗ rừng gác lên hai chạc cây chôn xuống đất.Bànhọc sinh cũng là những cọc cây rừng chôn xuống đất làm khung, rồi đặt lên trên mộtphên nứa làm mặt bàn. Mỗi phòng học cũng làm ba gian và rải rác mỗi chỗ mộtphòng.Tuy là lớp học kháng chiến nhưng không thấy có hào lũy, hầm hố như lớp học thờichống Mỹ sau này.Năm 1954, nhà trường còn làm hắn một khu Nội trú cho học sinh của hai lớp 5. Cácanh học sinh lớp 5 năm ấy lớn lắm, đã vào độ tuổi thanh niên cả, nhiều anh đã có vợ cócon. Khu Nội trú ấy, nằm sâu mãi tận cùng khe Suối Cẩu. Các anh tự làm lấy nhà ở, rồiphát rẫy t ...
Những lớp học đầu đời
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 128.49 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Những lớp học đầu đời truyện ngắn hay truyện ngắn đặc sắc thư giãn giải trí truyện ngắn Việt NamTài liệu có liên quan:
-
6 trang 268 0 0
-
7 trang 192 0 0
-
2 trang 152 0 0
-
10 trang 128 0 0
-
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 115 0 0 -
4 trang 100 0 0
-
4 trang 99 0 0
-
4 trang 76 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa
60 trang 66 0 0 -
8 trang 57 0 0