Danh mục

Những nguyên liệu không thể thiếu trong bếp của bạn

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.07 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những nguyên liệu không thể thiếu trong bếp của bạnNhững nguyên liệu dưới đây hẳn lúc nào cũng sẵn trong chạn bếp nhà bạn, thân thuộc đến mức chẳng bao giờ bạn hỏi vì sao chúng ở đó, trong bếp ăn của nhiều thế hệ, nhiều gia đình Việt. Hãy khám phá bí mật của những nguyên liệu quen thuộc trong bếp của chúng ta nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nguyên liệu không thể thiếu trong bếp của bạn Những nguyên liệu không thể thiếu trong bếp của bạnNhững nguyên liệu dưới đây hẳn lúc nào cũng sẵn trongchạn bếp nhà bạn, thân thuộc đến mức chẳng bao giờbạn hỏi vì sao chúng ở đó, trong bếp ăn của nhiều thếhệ, nhiều gia đình Việt. Hãy khám phá bí mật củanhững nguyên liệu quen thuộc trong bếp của chúng tanhé!Tham khảo: Sắc màu gia vị1. Nhóm ngũ cốc và thực phẩm khôGạo – Ngũ cốcGạo là thành phần chính của mỗi bữa cơm truyền thống củagia đình Việt, cung cấp tinh bột, năng lượng và chất xơ chocơ thể. Các loại chế phẩm từ ngũ cốc khác như mì, nui, bộtmì, bột bắp, bột yến mạch là thành phần chính để chế biếnnhiều món ăn ngon và bổ dưỡng cho cả trẻ con và ngườilớn.Các loại hạtLuôn được xếp vào những thứ hạng đầu trong bảng xếphạng giá trị dinh dưỡng, các loại hạt khô như hạt điều, vừng(mè) và lạc (đậu phộng) thường được lựa chọn cho các bữaăn nhẹ để bổ sung năng lượng ngoài bữa chính và tănghương vị thơm bùi cho các món ăn. Các loại hạt còn có tácdụng chống lão hóa, giảm stress, tốt cho hệ tim mạch và bổsung các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.Các loại đậu hạtLà nguồn cung cấp chất xơ và folate tốt cho sức khỏe timmạch, các loại đậu hạt như đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậunành, đậu xanh được người Việt chúng ta đưa vào nhiềumón ăn như xôi, chè, súp… Món chè đậu còn là món giảikhát thanh nhiệt thơm ngon cho mùa hè.Các loại nấmTừ lâu, các loại nấm được xem là loại thực phẩm và dượcliệu quý, có giá trị dinh dưỡng cao và công dụng chữa bệnhtuyệt vời như tăng cường khả năng miễn dịch, kháng virusvà ức chế tế bào ung thư phát triển, điều chỉnh mỡ máu,ngăn ngừa và hỗ trợ trị liệu bệnh tim mạch, giúp giải độcvà bảo vệ tế bào gan.Trong bếp ăn của các gia đình người Việt, nấm được dùngở hai dạng: nấm tươi (phổ biến là nấm rơm và nấm mỡ) vànấm khô (phổ biến là nấm hương, nấm đông cô và mộcnhĩ). Các món ăn sử dụng nấm của người Việt cũng rất đadạng: từ các loại canh, xào, nhân bánh, nhân chả cho đếncác món chay và món ngọt.2. Nhóm gia vịMuối biểnMuối là gia vị quan trọng để tạo vị mặn đậm đà cho mónăn, ngoài ra muối còn là một trong những nguồn cung cấpkhoáng chất và i-ốt giúp ngăn ngừa các bệnh do thiếukhoáng chất và bệnh bướu cổ. Muối còn được sử dụng đểsát khuẩn trong vệ sinh răng miệng và ngâm rửa các loạirau quả.Đường cátTất nhiên là mọi nhà bếp của chúng ta đều có ít nhất một lọđường cát, vì đường giúp đem lại vị ngọt hấp dẫn cho nhiềumón ăn và thức uống, nó cũng bổ sung năng lượng nhanhkhi chúng ta mệt mỏi, nhưng ngoài tác dụng đó đườngkhông có giá trị dinh dưỡng gì khác và thậm chí còn có hạicho sức khỏe.Việc thu nạp đường vào cơ thể khiến gia tăng lượng insulintrong máu gây ức chế hệ thống miễn dịch và tăng tích lũychất béo, đây chính là nguyên nhân của bệnh tiểu đường vàbéo phì; ngoài ra đường còn tăng nguy cơ mắc các bệnhrăng miệng của cả trẻ em và người lớn. Vậy nên, đây làmột trong những nguyên liệu thân quen nhưng tai hại màbạn cần cắt giảm.Tỏi – Hành tímĐây là hai loại gia vị cực kỳ phổ biến và góp mặt trong hầuhết các món ăn của người Việt. Ngoài công dụng tạo hươngvị đậm đà cho món ăn, hành tỏi còn là một vị thuốc quýchống nhiễm độc cho cơ thể, trong đó thường được đượcbiết đến nhất là công dụng ngăn ngừa cảm cúm.Bên cạnh đó, tỏi còn giúp loại bỏ dư lượng kim loại độcnhư chì khỏi cơ thể và chống viêm loét, hành tím giúp điềuhòa huyết áp và giảm cholesterone trong máu.Ớt – Hạt tiêuĐây là hai loại gia vì mang lại vị cay nồng cho các món ăn.Ớt có thể không dễ ăn với nhiều người nhưng lại là một loạiquả rất giàu vitamin, lượng vitamin C trong ớt cao gấp sáulần so với cam, ngoài ra còn chứa rất nhiều vitamin A và B;ngoài ra, chất tạo vị cay capsaicin trong ớt còn giúp giảmđau và kích thích lưu thông máu.Hạt tiêu có hương thơm nồng và vị cay đặc trưng là gia vịkhông thể thiếu của nhiều món ăn, hạt tiêu có tác dụng kíchthích tiêu hóa, làm ấm bụng, giảm đau và chống nôn. Ngoàira, tiêu sọ trắng còn là vị thuốc chuyên trị tiêu chảy, thổ tảvà có tác dụng diệt khuẩn.Bột gia vịCác loại bột gia vị không chỉ giúp mang lại những mùi vịhết sức đặc trưng cho món ăn mà còn có công dụng riêngmà ít người biết, chẳng hạn bột gừng giúp giữ ấm và tốtcho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, bột nghệ chữa các bệnhđường ruột, dạ dày và đặc biệt có công dụng làm đẹp da,bột ớt paprika (thường có trong gia vị cà ri) có tác dụngkháng viêm. Tuy nhiên, các bà nội trợ tránh lạm dụng giavị quá nhiều sẽ khiến mất vị món ăn và tạo mùi cơ thể khóchịu. Ảnh: Images.3. Các nguyên liệu phổ biến khácNước mắmLà loại nước chấm thông dụng và truyền thống nhất củangười Việt, nước mắm đem lại hương vị đậm đà đặc trưngcho các món ăn Việt. Hơn thế, trong nước mắm chứa nhiềuđạm và khoáng chất từ cá biển rất tốt cho sức khỏe.Nước tươngLà một loại nước chấm được sản xuất bằng cách lên menhạt đậu tương, ngũ cốc rang chín, nước và muối ăn. Nướcchấm này có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã du nhập sangViệt Nam từ lâu đời, dễ dàng chế biến và được sử dụng phổbiến cho người ăn chay. Tuy nhiên hiện nay nước tương đãtrở nên là món nước chấm không thể thiếu trong bữa cơmgia đình của người miền Nam. Trong nước tương chứa mộtlượng vitamin B và đạm thực vật phong phú.Dầu ănNgày nay, các bà nội trợ thường có tâm lý ngại sử dụng dầuăn để chế biến món ăn do ngại những tác hại từ chất béo vàđồ ăn chiên xào, tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng,việc hạn chế hoàn toàn dầu ăn và các chất béo cũng khônghẳn là tốt.Chất béo chính là nguồn dự trữ năng lượng - chiếm từ 15-30% nhu cầu năng lượng thiết yếu mỗi ngày của cơ thể,cung cấp các acid béo thiết yếu giúp cơ thể tăng trưởng, dadẻ mịn màng, ít viêm nhiễm và hoàn thiện chức năng sinhsản.Thay vì nói không với dầu ăn và chất béo, bạn hãy cânnhắc lựa chọn các loại dầu thực vật có lợi cho sức khỏe nhưdầu ô-liu, dầu nành, dầu lạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: