Danh mục tài liệu

Những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên tại các đại học vùng miền Trung Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 504.31 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc (ĐLLV) của giảng viên trong các đại học vùng ở miền Trung Việt Nam dựa trên số liệu khảo sát 390 giảng viên của 2 đại học vùng là Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên tại các đại học vùng miền Trung Việt Nam NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI CÁC ĐẠI HỌC VÙNG MIỀN TRUNG VIỆT NAM FACTORS INFLUENCING MOTIVATION AT WORK OF FACULTY IN REGIONAL UNIVERSITIES IN THE CENTRAL REGION OF VIETNAM Phan Thị Minh Lý – Lại Xuân Thủy Trường Đại học Kinh tế Huế, Đại học HuếTóm tắt Bài viết này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc (ĐLLV) củagiảng viên trong các đại học vùng ở miền Trung Việt Nam dựa trên số liệu khảo sát 390 giảngviên của 2 đại học vùng là Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có5 nhân tố ảnh hưởng và đều có tác động tích cực đến ĐLLV của giảng viên bao gồm Thunhập, phúc lợi và công nhận, Đặc điểm và bố trí công việc, Cơ hội thăng tiến và phát triển,Quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên và Điều kiện làm việc. Bài viết cũng gợi ý rằng các đạihọc nên quan tâm cải thiện hơn nữa điều kiện làm việc và có những hình thức phù hợp đểđánh giá và công nhận kịp thời, công bằng và trung thực những đóng góp của giảng viên từđó động viên, khuyến khích giảng viên cống hiến tích cực hơn góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục và thực hiện thành công sứ mạng mà các đại học đã tuyên bố.Từ khóa : giảng viên, nhân tố, động lực làm việc, đại học vùng.AbstractThis article analyzes the factors that influence motivation at work of faculty in regionaluniversities in the central region of Vietnam, which is based on data from a survey of 390teachers of Hue University and the University of Danang. Research results show that thereare 5 factors that positively influence on the faculty’s motivation include income, allowancesand recognition, characteristics and work layout, chances of promotion and development,relationships with colleagues and superiors, and working conditions. The article alsosuggests that universities should consider further improvements in working conditions andshould have appropriate forms for evaluation and recognition of contribution of faculty timelyand fair so that they are inspired to devote to improving the quality of education and thesuccessful implementation of missions announced by universities.Key words: faculty, factors, motivation to work, regional university. 1013 GIỚI THIỆU Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, hệ thống giáo dục Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu cấp bách về đổi mới quản lý cũng như đảm bảo và gia tăng chất lượng đào tạo. Đây đang là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các cấp quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu, các đơn vị đào tạo và của toàn xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học Việt Nam gồm 10 tiêu chuẩn, trong đó Tiêu chuẩn 5 là về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của đội ngũ giảng viên trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐBCLGD) của các trường. Tuy nhiên, ĐBCLGD mà trong đó nhân tố quan trọng là giảng viên là một vấn đề rộng lớn, trong bài viết này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của các giảng viên trong các đại học vùng ở miền Trung, từ đó đưa ra những gợi ý hữu ích cho các trường để động viên, khuyến khích giảng viên làm việc và đóng góp tích cực hơn nữa giúp các trường nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển bền vững và thực hiện được sứ mạng đã tuyên bố với xã hội.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.1. Động lực làm việc Động lực làm việc là một khái niệm trừu tượng và khó đo lường một cách trực tiếp. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm « Động lực làm việc » do Roussel (2000) và Mai Anh (2011) đề cập, theo đó ĐLLV bao gồm hai yếu tố cấu thành là động lực bên trong và động lực bên ngoài. Động lực bên trong có thể được đo bằng 3 mục hỏi như sau : (1) Tôi cố gắng làm việc vì đây là một nhiệm vụ của tôi ; (2) Tôi cố gắng làm việc vì công việc này giúp tôi thực hiện mục đích nghề nghiệp của mình ; (3) Tôi cố gắng làm việc vì tôi thấy thích công việc này. Động lực bên ngoài được đo bằng mục hỏi như sau : (1) Tôi cố gắng làm việc vì cấp trên của tôi yêu cầu ; (2) Tôi cố gắng làm việc vì các điều kiện làm việc áp đặt ; (3) Tôi cố gắng làm việc để thỏa mãn những mong đợi của tôi. Thang đo sử dụng cho các biến này là thang đo Likert 5 mức từ 1 đến 5 tương ứng với mức hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý và ĐLLV của mỗi giảng viên được tính bằng trung bình cộng của động lực bên trong và động lực bên ngoài của giảng viên đó.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc ĐLLV ...

Tài liệu có liên quan: