Những thay đổi khi mang bầu
Đi khám thai, bạn chỉ được bác sĩ báo về cân nặng, chiều dài của bé, mà không dám hỏi về những trục trặc cá nhân như mất tập trung, thường mót tiểu hoặc nổi mụn... Dưới đây là những thay đổi thường thấy nhất mà bạn có thể tham khảo. 1. Bản năng làm tổ Nhiều phụ nữ có thể trải qua cảm giác này - động lực mạnh mẽ chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa để đón em bé. Hoặc có thể bạn muốn giải quyết một số việc mà bạn chưa có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thay đổi khi mang bầu
Những thay đổi khi mang bầu
Đi khám thai, bạn chỉ được bác sĩ báo về cân nặng, chiều dài của bé, mà không dám hỏi
về những trục trặc cá nhân như mất tập trung, thường mót tiểu hoặc nổi mụn... Dưới đây
là những thay đổi thường thấy nhất mà bạn có thể tham khảo.
1. Bản năng làm tổ
Nhiều phụ nữ có thể trải qua cảm giác này - động lực mạnh mẽ chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa
để đón em bé. Hoặc có thể bạn muốn giải quyết một số việc mà bạn chưa có thời gian để
làm, như dọn dẹp lại buồng riêng hoặc nhà kho.
Và khi ngày dự sinh càng gần, bạn sẽ thấy mình thường xuyên lau dọn tủ chén đĩa hoặc
tường nhà - điều mà bạn không bao giờ nghĩ mình sẽ làm trong 9 tháng bầu bí. Ham
muốn dọn dẹp này có thể có ích vì nó sẽ cho bạn nhiều thời gian để phục hồi và chăm sóc
em bé sau sinh. Nhưng cẩn thận đừng làm quá sức.
2. Không thể tập trung
Trong quý đầu tiên, những cơn nghén buổi sáng có thể khiến nhiều bà bầu cảm thấy
muốn ói và tinh thần uể oải. Nhưng ngay cả bà bầu được nghỉ ngơi tốt nhất cũng vẫn có
thể khó tập trung và có những giai đoạn quên quên nhớ nhớ.
Đó là do hoóc môn thay đổi. Và mọi thứ, như công việc đang làm, các hóa đơn, hướng
dẫn của bác sĩ - có thể trở nên kém quan trọng hơn em bé và ca sinh sắp tới. Bạn có thể
khắc phục hiện tượng này bằng cách viết ra danh sách cuộc hẹn và việc làm.
3. Tính khí thất thường
Hội chứng tiền kinh nguyệt có phần nào đó giống với khi mang bầu. Đó là ngực nở ra và
trở nên đau, hoóc môn thay đổi và bạn có thể cảm thấy thất thường. Chẳng hạn, đang vui
vẻ có thể khóc ngay được. Bạn cũng có thể cáu kỉnh vô cớ với bạn đời, đồng nghiệp.
Khoảng 10% thai phụ trải qua cảm giác chán nản trong thai kỳ. Nếu bạn có các triệu
chứng như khó ngủ, thay đổi thói quen ăn uống (mất hoàn toàn cảm giác ngon miệng
hoặc không thể ngừng ăn), hay tâm lý thất thường quá mức kéo đài hơn 2 tuần, bạn nên
tham vấn bác sĩ.
3. Size áo ngực
Tăng cỡ áo ngực là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn có thai. Ngực luôn
trở nên căng phồng và to ra trong quý đầu vì sự gia tăng hoóc môn estrogen và
progesterone. Cũng có người sẽ tăng mãi suốt thai kỳ. Ngoài ra, size áo cũng có thể phải
nới thêm vì dung tích phổi to ra. Bạn có thể phải thay cỡ áo ngực vài lần trong suốt quá
trình mang bầu.
5. Da
Nhiều người nói da bạn đỏ lên khi có bầu? Tất nhiên rồi bởi sự thay đổi hoóc môn và sự
kéo căng da để phù hợp với một cơ thể lớn hơn. Một vài phụ nữ xuất hiện các mảng da
vàng, nâu trên mặt, một số người khác sẽ thấy một đường sẫm ở bụng dưới, cũng như
hiện tượng da ở đầu vú sẫm lại, âm đạo và hậu môn nở rộng.
Mụn cũng khá phổ biến trong thai kỳ vì các tuyến chất nhờn trên da tăng tiết dầu. Nhiều
phụ nữ còn có xuất hiện các đám ban nóng, hoặc ngứa ngáy trên da.
6. Tóc và móng
Hoóc môn do cơ thể tiết ra sẽ khiến tóc bà bầu mọc nhanh hơn và giảm rụng. Nhưng thay
đổi này không kéo dài. Một số phụ nữ khác có thể thấy lông mọc ở những chỗ không
mong muốn như trên mặt, bụng hoặc quanh đầu vú. Có người còn bị thay đổi màu tóc.
Móng, giống như tóc, cũng có thể thay đổi dễ nhận thấy khi mang thai, như mọc nhanh
hơn và cứng hơn.
7. Kích cỡ giày
Do sự tăng tích nước trong cơ thể, nhiều phụ nữ có chân to ra và phải đi cỡ giày lớn hơn.
Giày to hơn cũng sẽ giúp họ thoải mái, đặc biệt trong những tháng hè.
8. Các khớp lỏng lẻo
Khi mang bầu, cơ thể bạn tiết ra hoóc môn relaxin, nhằm chuẩn bị vùng xương mu và cổ
tử cung cho ca sinh nở. Nhưng hoóc môn này cũng làm lỏng lẻo các dây chằng trong cơ
thể, khiến bạn đi lại kém ổn định hơn và có xu hướng dễ bị tổn thương. Vì thế khi luyện
tập hoặc mang đồ đạc, bạn nên làm chậm, tránh đột ngột.
9. Giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ và táo bón
Để tránh bị giãn tĩnh mạch, bạn nên:
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu
- Mặc quần áo rộng rãi
- Đeo giày đỡ chân
- Kê cao chân khi ngồi
Trĩ và táo bón cũng là hai hệ quả của việc giãn tĩnh mạch và thay đổi hooc môn. Để ngăn
chặn hiện tượng này, bạn hãy ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày và luyện tập
thường xuyên để khiến cho ruột vận động bình thường.
10. Ngày bạn sinh sẽ là điều kỳ diệu nhất
Cứ 10 bà mẹ thì chỉ có 1 người vỡ ối trước khi có các cơn co. Một số phụ nữ còn chẳng
bao giờ trải qua điều này, mà phải nhờ đến bác sĩ mới phá được túi ối. Một số phụ nữ có
thể cảm thấy mót tiểu liên tục khi ối vỡ.
Người khác chỉ thấy nước rỉ ra xuống chân vì đầu em bé đã ngăn cản dịch thoát ra. Dù
trong trường hợp nào, dịch ối vẫn sẽ được cơ thể thay thế sau cứ 3 tiếng, do vậy đừng
ngạc nhiên nếu bạn tiếp tục chảy dịch sau sinh.
Một số phụ nữ buồn nôn và ói khi đang trở dạ. Số khác lại tiêu chảy và trung tiện. Trong
giai đoạn sinh gắng sức, bạn có thể mất kiểm soát ở bàng quang và việc đại tiện. Do vậy,
nên trao đổi với bác sĩ trước để có lời khuyên trong những trường hợp này.
Sau tất cả những ngạc nhiên trên, điều ngọt ngào nhất là khi bạn bế em bé sơ sinh trong
vòng tay.
...
Những thay đổi khi mang bầu
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 205.61 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai những thay đổi khi mang thai làm sao để bớt bị nghén những thức ăn không tốt cho phụ nữ mang thai mức tăng cân hợp lý cho bà bầuTài liệu có liên quan:
-
2 trang 36 0 0
-
Ăn ốc tốt cho thời gian mang thai
2 trang 33 0 0 -
5 nguy hiểm khi bà bâu tăng cân nhanh
3 trang 32 0 0 -
Bệnh răng miệng có ảnh hưởng đến thai phụ?
2 trang 30 0 0 -
Xét nghiệm trước khi mang thai
5 trang 29 0 0 -
10 trang 29 0 0
-
2 trang 29 0 0
-
Bà bầu ăn cho hai người như thế nào?
3 trang 29 0 0 -
Giảm cúm cho bà bầu không cần đến thuốc
2 trang 28 0 0 -
3 trang 28 0 0