Những thay đổi trong đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 296.46 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đào tạo nhân lực lúc này đóng vai trò chủ đạo trong việc duy trì an toàn lao động, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu này, bản thân hoạt động đào tạo nhân lực tại mỗi tổ chức cũng cần thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp hơn với đặc điểm của nền công nghiệp 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thay đổi trong đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 NHỮNG THAY ĐỔI TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Lê Trung Hiếu1 Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến thay đổi trong mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội. Đối với Việt Nam đây là cơ hội lớn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề thách thức đang đặt ra đối với Việt Nam. Sự phát triển của công nghiệp hóa, tự động hóa khiến nhiều công việc có thể bị xóa sổ, và ngược lại cũng xuất hiện thêm những ngành nghề mới. Đào tạo nhân lực lúc này đóng vai trò chủ đạo trong việc duy trì an toàn lao động, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Để đáp ứng yều cầu này, bản thân hoạt động đào tạo nhân lực tại mỗi tổ chức cũng cần thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp hơn với đặc điểm của nền công nghiệp 4.0. Từ khoá: Bùng nổ thông tin, số hoá nội dung đào tạo, truyền thông trong đào tạo Abstract: All aspect of life, economy and society are changed by the fourth industrial revolution. For Vietnam this is a great opportunity in the process of accelerating the industrialization and modernization of the country, however, the shortage of high quality human resources is a challenge for Vietnam. The development of industrialization and automation has caused of many jobs to be wiped out, and opposite, a lot of new jobs have created. Human resource training become a key role in maintaining labor safety, enhancing corporate social responsibility. In order to meet this requirement, human resource training activities in each organization also need to change in a positive and more suitable with the characteristics of industry 4.0. Keywords: Information explosion; digitize training content; communication in training. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là thuật ngữ chỉ kỉ nguyên công nghiệp lớn lần thứ 4 kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên diễn ra vào thế kỷ XVIII. Hạt nhân của cách mạng công nghiệp 4.0 được coi là những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, robot, Internet, công nghệ nano. Cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời kéo theo sự thay đổi của toàn bộ lĩnh vực, đời sống, văn hóa và đặc biệt là các nghành kinh tế công nghiệp. Nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động. Theo đó, thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo hướng thiếu hụt lao động chất lượng cao. Đào tạo nhân lực lúc này cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp 1 Email: hieule.ulsa@gmail.com, Khoa Quản lý NNL,Trường Đại học Lao động – Xã hội. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 711 tổ chức có đội ngũ nguồn nhân lực đủ cả lượng và chất đáp ứng yêu cầu mới của sản xuất kinh doanh trong CMCN 4.0. 2. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 với bản chất là đột phá trong lĩnh vực công nghiệp khiến hoạt động sản xuất kinh doanh thay đổi với một số đặc điểm sau: Thứ nhất, hoạt động sản xuất kinh doanh thay đổi từ đầu tư rộng, khai thác lợi thế về tài nguyên và giá nhân công rẻ sang tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất. Như vậy, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, lợi thế về nhân công giá rẻ từ xưa đến nay dần dần sẽ mất đi, thay vào đó là nhân lực với năng suất lao động cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Hơn nữa, xu hướng hội nhập phát triển kéo theo xu hướng đa phương hóa, toàn cầu hóa, từ đó hình thành các thị trường lao động toàn cầu với tiêu chuẩn khắt khe hơn. Nguồn nhân lực Việt Nam không những cần đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn cần đáp ứng tiêu chuẩn chung của các thị trường ngoài nước, đặc biệt là các thị trường khó tính như EU hay Mỹ. Tuy nhiên, theo Diễn đàn Kinh tế thế giới mới công bố, Việt Nam là một trong các nước chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0. Cụ thể, Việt Nam xếp thứ 70/100 về chất lượng nguồn nhân lực và 81/100 về lao động có chuyên môn cao. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, chất lượng nhân lực Việt Nam chỉ ngang bằng với Cam-pu-chia, đất nước vẫn thuộc danh sách các nước kém phát triển nhất thế giới. Nói như vậy để thấy chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam còn quá kém, không theo kịp xu thế thay đổi của kinh tế thế giới. Để khắc phục tình trạng trên, giải pháp đưa ra là đẩy mạnh cải tiến hệ thống giáo dục, ưu tiên cho ngành khoa học kỹ thuật, nâng cao văn hóa tự học tập trong mỗi người lao động. Thứ hai, sự ra đời của trí tuệ nhân tạo và hệ thống dữ liệu lớn “big data” khiến yêu cầu về sự “làm chủ công nghệ” lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trí tuệ nhân tạo là một mảng đề tài lớn được các nhà làm phim trên thế giới đề cập từ rất lâu. Trong thế giới điện ảnh, trí tuệ nhân tạo đã phát triển đến mức có thể điều khiển ngược lại loài người. Trong thực tế, thế giới đã tạo ra những loại robot biết nhận thức suy nghĩ và cảm xúc con người và từ đó đưa ra biểu cảm phù hợp với hoàn cảnh. Thậm chí robot Sophia còn được Liên Hợp Quốc bổ nhiệm làm Đại sứ Tri thức. Sự phát triển đáng kinh ngạc trong thế giới công nghệ này khiến thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao để thực sự làm chủ công nghệ trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi quốc gia nói chung và với mỗi tổ chức nói riêng. Thứ ba, dưới tác động của công nghệ hiện đại nhiều ngành nghề kinh doanh mới ra đời, những sản phẩm và mô hình kinh doanh “chưa từng có trong tiền lệ” hình thành gây khó khăn trong việc quản lý nhà nước, phối hợp kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị. Mô hình dịch vụ vận tải Uber là minh chứng rõ nét cho nhận định này. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thay đổi trong đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 NHỮNG THAY ĐỔI TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Lê Trung Hiếu1 Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến thay đổi trong mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội. Đối với Việt Nam đây là cơ hội lớn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề thách thức đang đặt ra đối với Việt Nam. Sự phát triển của công nghiệp hóa, tự động hóa khiến nhiều công việc có thể bị xóa sổ, và ngược lại cũng xuất hiện thêm những ngành nghề mới. Đào tạo nhân lực lúc này đóng vai trò chủ đạo trong việc duy trì an toàn lao động, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Để đáp ứng yều cầu này, bản thân hoạt động đào tạo nhân lực tại mỗi tổ chức cũng cần thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp hơn với đặc điểm của nền công nghiệp 4.0. Từ khoá: Bùng nổ thông tin, số hoá nội dung đào tạo, truyền thông trong đào tạo Abstract: All aspect of life, economy and society are changed by the fourth industrial revolution. For Vietnam this is a great opportunity in the process of accelerating the industrialization and modernization of the country, however, the shortage of high quality human resources is a challenge for Vietnam. The development of industrialization and automation has caused of many jobs to be wiped out, and opposite, a lot of new jobs have created. Human resource training become a key role in maintaining labor safety, enhancing corporate social responsibility. In order to meet this requirement, human resource training activities in each organization also need to change in a positive and more suitable with the characteristics of industry 4.0. Keywords: Information explosion; digitize training content; communication in training. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là thuật ngữ chỉ kỉ nguyên công nghiệp lớn lần thứ 4 kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên diễn ra vào thế kỷ XVIII. Hạt nhân của cách mạng công nghiệp 4.0 được coi là những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, robot, Internet, công nghệ nano. Cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời kéo theo sự thay đổi của toàn bộ lĩnh vực, đời sống, văn hóa và đặc biệt là các nghành kinh tế công nghiệp. Nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động. Theo đó, thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo hướng thiếu hụt lao động chất lượng cao. Đào tạo nhân lực lúc này cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp 1 Email: hieule.ulsa@gmail.com, Khoa Quản lý NNL,Trường Đại học Lao động – Xã hội. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 711 tổ chức có đội ngũ nguồn nhân lực đủ cả lượng và chất đáp ứng yêu cầu mới của sản xuất kinh doanh trong CMCN 4.0. 2. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 với bản chất là đột phá trong lĩnh vực công nghiệp khiến hoạt động sản xuất kinh doanh thay đổi với một số đặc điểm sau: Thứ nhất, hoạt động sản xuất kinh doanh thay đổi từ đầu tư rộng, khai thác lợi thế về tài nguyên và giá nhân công rẻ sang tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất. Như vậy, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, lợi thế về nhân công giá rẻ từ xưa đến nay dần dần sẽ mất đi, thay vào đó là nhân lực với năng suất lao động cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Hơn nữa, xu hướng hội nhập phát triển kéo theo xu hướng đa phương hóa, toàn cầu hóa, từ đó hình thành các thị trường lao động toàn cầu với tiêu chuẩn khắt khe hơn. Nguồn nhân lực Việt Nam không những cần đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn cần đáp ứng tiêu chuẩn chung của các thị trường ngoài nước, đặc biệt là các thị trường khó tính như EU hay Mỹ. Tuy nhiên, theo Diễn đàn Kinh tế thế giới mới công bố, Việt Nam là một trong các nước chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0. Cụ thể, Việt Nam xếp thứ 70/100 về chất lượng nguồn nhân lực và 81/100 về lao động có chuyên môn cao. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, chất lượng nhân lực Việt Nam chỉ ngang bằng với Cam-pu-chia, đất nước vẫn thuộc danh sách các nước kém phát triển nhất thế giới. Nói như vậy để thấy chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam còn quá kém, không theo kịp xu thế thay đổi của kinh tế thế giới. Để khắc phục tình trạng trên, giải pháp đưa ra là đẩy mạnh cải tiến hệ thống giáo dục, ưu tiên cho ngành khoa học kỹ thuật, nâng cao văn hóa tự học tập trong mỗi người lao động. Thứ hai, sự ra đời của trí tuệ nhân tạo và hệ thống dữ liệu lớn “big data” khiến yêu cầu về sự “làm chủ công nghệ” lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trí tuệ nhân tạo là một mảng đề tài lớn được các nhà làm phim trên thế giới đề cập từ rất lâu. Trong thế giới điện ảnh, trí tuệ nhân tạo đã phát triển đến mức có thể điều khiển ngược lại loài người. Trong thực tế, thế giới đã tạo ra những loại robot biết nhận thức suy nghĩ và cảm xúc con người và từ đó đưa ra biểu cảm phù hợp với hoàn cảnh. Thậm chí robot Sophia còn được Liên Hợp Quốc bổ nhiệm làm Đại sứ Tri thức. Sự phát triển đáng kinh ngạc trong thế giới công nghệ này khiến thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao để thực sự làm chủ công nghệ trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi quốc gia nói chung và với mỗi tổ chức nói riêng. Thứ ba, dưới tác động của công nghệ hiện đại nhiều ngành nghề kinh doanh mới ra đời, những sản phẩm và mô hình kinh doanh “chưa từng có trong tiền lệ” hình thành gây khó khăn trong việc quản lý nhà nước, phối hợp kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị. Mô hình dịch vụ vận tải Uber là minh chứng rõ nét cho nhận định này. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đào tạo nhân lực Cách mạng công nghiệp 4.0 An toàn lao động Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Năng suất lao độngTài liệu có liên quan:
-
Mẫu Bản cam kết đã học an toàn lao động
2 trang 465 7 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 461 1 0 -
19 trang 349 0 0
-
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 346 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 299 0 0 -
7 trang 282 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 261 0 0 -
22 trang 243 0 0
-
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 230 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 225 2 0