Những ứng dụng của nghiên cứu về diễn ngôn vào giảng dạy ngôn ngữ
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 490.86 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thông qua miêu tả các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên các lớp học thực hành tiếng Anh tại Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế (ĐHNN – ĐHH), các tác giả bài báo mong muốn chứng minh những ứng dụng thực tiễn đầy tiềm năng của các nghiên cứu về diễn ngôn. Thể loại (genre) và cấu trúc diễn ngôn (discourse structure), hai thành tố của diễn ngôn, có mối tương quan và là những đối tượng nghiên cứu của các thực nghiệm này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những ứng dụng của nghiên cứu về diễn ngôn vào giảng dạy ngôn ngữTạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1213 Tập 127, Số 6A, 2018, Tr. 55–67 NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA NGHIÊN CỨU VỀ DIỄN NGÔN VÀO GIẢNG DẠY NGÔN NGỮ Đỗ Thị Xuân Dung1*, Trương Thanh Bảo Trân2, Trương Thái Chân 1 Đại học Huế, 3 Lê Lợi, Huế, Việt Nam 2 Học viên SĐH Trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Huế 57 Nguyễn Khoa Chiêm, Huế, Việt NamTóm tắt. Thông qua miêu tả các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên các lớp học thực hành tiếng Anh tạiTrường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế (ĐHNN – ĐHH), các tác giả bài báo mong muốn chứng minhnhững ứng dụng thực tiễn đầy tiềm năng của các nghiên cứu về diễn ngôn. Thể loại (genre) và cấu trúcdiễn ngôn (discourse structure), hai thành tố của diễn ngôn, có mối tương quan và là những đối tượngnghiên cứu của các thực nghiệm này. Người nghiên cứu tổ chức hai lớp học thực nghiệm với giả thiết là“việc giới thiệu và tổ chức luyện tập những hoạt động nâng cao nhận thức về thể loại và cấu trúc diễn ngônsẽ giúp cho người học ngôn ngữ nâng cao năng lực Đọc và Viết trong ngôn ngữ đó”. Kết quả của nhữngnghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng sinh viên chuyên ngữ tiếng Anh trường ĐHNN – ĐHH có thểnâng cao khả năng thực hành Đọc hiểu và Viết tiếng Anh nhờ vào việc giảng viên giảng dạy và hướng dẫnbài bản các kiến thức về Phân tích Thể loại hoặc các Cấu trúc Diễn ngôn cũng như tạo điều kiện cho sinhviên thực hành các dạng bài tập nâng cao nhận thức về diễn ngôn. Nâng cao nhận thức của sinh viên vềnhững hoạt động phân tích diễn ngôn cũng là một biện pháp hữu hiệu mà giảng viên có thể hướng sinhviên đến việc tự rèn luyện thói quen Đọc và Viết tiếng Anh hiệu quả.Từ khóa. phân tích diễn ngôn, phân tích thể loại, cấu trúc diễn ngôn, dạy Viết tiếng Anh, dạy Đọc tiếngAnh1. Giới thiệu Nghiên cứu diễn ngôn từ lâu đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và đây là mộtđịa hạt ngôn ngữ có nhiều tiềm năng khai thác cũng như ứng dụng vào trong giảng dạy ngônngữ, ngoại ngữ trong nhà trường. Vì đối tượng của nghiên cứu diễn ngôn là văn bản, và vìngười học ngoại ngữ khi học những môn Đọc hiểu và Viết cũng liên quan đến xử lý văn bản,nên có giả thuyết rằng những nghiên cứu về diễn ngôn như lý thuyết phân tích thể loại (genreanalysis), lý thuyết phân tích diễn ngôn (discourse analysis) hoặc lý thuyết phân tích diễn ngônphê phán (critical discourse analysis), Cấu trúc diễn ngôn (discourse structure)... nếu được chủý dạy cho người học ngôn ngữ, ngoại ngữ sẽ giúp họ nắm vững hơn về thể loại và cấu trúc vănbản, từ đó nâng cao hiệu quả việc thực hành các kỹ năng Đọc, Viết trong môi trường học thuật*Liên hệ: doxuandung@yahoo.comNhận bài: 05–10–2017; Hoàn thành phản biện: 17–12–2017; Ngày nhận đăng: 10–01–2018Đỗ Thị Xuân Dung và CS. Tập 127, Số 6A, 2018ở bậc đại học. Những kết quả nghiên cứu thử nghiệm được trình bày sau đây hy vọng sẽ phầnnào chứng minh giả thuyết trên.2. Những vấn đề lý thuyết liên quan Phân tích thể loại và cấu trúc diễn ngôn là hai trong số nhiều khái niệm thường được đềcập trong các nghiên cứu về diễn ngôn. Hai khái niệm này có tính liên quan nhất định bởi thểloại cũng chính là cấu trúc của mỗi loại văn bản cụ thể. Khái niệm thể loại trong những nămgần đây được chú ý khá nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu diễn ngôn và dạy – học ngoại ngữ.Nhiều tác giả đã nghiên cứu về các thể loại văn bản khác nhau và ứng dụng của việc phân tíchthể loại trong dạy học ngôn ngữ – ngoại ngữ. Tương tự, nghiên cứu về cấu trúc diễn ngôn cũngchính là khảo sát các dạng cấu trúc nội tại bên trong của văn bản, hay chính là tìm hiểu về thểloại của văn bản viết. Sau đây chúng tôi xin trình bày hai khái niệm tương đương này dưới góc độứng dụng các nghiên cứu về chúng vào trong giảng dạy hai kỹ năng Viết và Đọc tiếng Anh học thuậtở cấp độ đại học.2.1. Phân tích thể loại Swales (1990; 58) định nghĩa thể loại là “những chuỗi sự kiện giao tiếp mà mỗi sự kiệncó những mục đích giao tiếp khác nhau”. Các nhà nghiên cứu khác thì cho rằng thể loại lànhững hoạt động giao tiếp có mục đích, được phân chia thành từng giai đoạn mà người nóihoặc người viết sử dụng khi tham gia vào cộng đồng (Byram, 2004; 235; Martin, 1992). Trongcác định nghĩa thì Martin (1992) là người nhấn mạnh nhiều hơn cả đến yếu tố “cấu trúc tổchức” của văn bản và lối diễn đạt chuyên biệt có mục đích mà người tạo lập văn bản sử dụngđể giao tiếp với cộng đồng. Những nghiên cứu này còn hàm ý rằng trước khi viết, người viếtcần phải xem xét kỹ lưỡng cảnh huống giao tiếp để có thể dự kiến những đặc điểm ngôn ngữcho bài viết của mình. Từ đây, có thể ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những ứng dụng của nghiên cứu về diễn ngôn vào giảng dạy ngôn ngữTạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1213 Tập 127, Số 6A, 2018, Tr. 55–67 NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA NGHIÊN CỨU VỀ DIỄN NGÔN VÀO GIẢNG DẠY NGÔN NGỮ Đỗ Thị Xuân Dung1*, Trương Thanh Bảo Trân2, Trương Thái Chân 1 Đại học Huế, 3 Lê Lợi, Huế, Việt Nam 2 Học viên SĐH Trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Huế 57 Nguyễn Khoa Chiêm, Huế, Việt NamTóm tắt. Thông qua miêu tả các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên các lớp học thực hành tiếng Anh tạiTrường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế (ĐHNN – ĐHH), các tác giả bài báo mong muốn chứng minhnhững ứng dụng thực tiễn đầy tiềm năng của các nghiên cứu về diễn ngôn. Thể loại (genre) và cấu trúcdiễn ngôn (discourse structure), hai thành tố của diễn ngôn, có mối tương quan và là những đối tượngnghiên cứu của các thực nghiệm này. Người nghiên cứu tổ chức hai lớp học thực nghiệm với giả thiết là“việc giới thiệu và tổ chức luyện tập những hoạt động nâng cao nhận thức về thể loại và cấu trúc diễn ngônsẽ giúp cho người học ngôn ngữ nâng cao năng lực Đọc và Viết trong ngôn ngữ đó”. Kết quả của nhữngnghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng sinh viên chuyên ngữ tiếng Anh trường ĐHNN – ĐHH có thểnâng cao khả năng thực hành Đọc hiểu và Viết tiếng Anh nhờ vào việc giảng viên giảng dạy và hướng dẫnbài bản các kiến thức về Phân tích Thể loại hoặc các Cấu trúc Diễn ngôn cũng như tạo điều kiện cho sinhviên thực hành các dạng bài tập nâng cao nhận thức về diễn ngôn. Nâng cao nhận thức của sinh viên vềnhững hoạt động phân tích diễn ngôn cũng là một biện pháp hữu hiệu mà giảng viên có thể hướng sinhviên đến việc tự rèn luyện thói quen Đọc và Viết tiếng Anh hiệu quả.Từ khóa. phân tích diễn ngôn, phân tích thể loại, cấu trúc diễn ngôn, dạy Viết tiếng Anh, dạy Đọc tiếngAnh1. Giới thiệu Nghiên cứu diễn ngôn từ lâu đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và đây là mộtđịa hạt ngôn ngữ có nhiều tiềm năng khai thác cũng như ứng dụng vào trong giảng dạy ngônngữ, ngoại ngữ trong nhà trường. Vì đối tượng của nghiên cứu diễn ngôn là văn bản, và vìngười học ngoại ngữ khi học những môn Đọc hiểu và Viết cũng liên quan đến xử lý văn bản,nên có giả thuyết rằng những nghiên cứu về diễn ngôn như lý thuyết phân tích thể loại (genreanalysis), lý thuyết phân tích diễn ngôn (discourse analysis) hoặc lý thuyết phân tích diễn ngônphê phán (critical discourse analysis), Cấu trúc diễn ngôn (discourse structure)... nếu được chủý dạy cho người học ngôn ngữ, ngoại ngữ sẽ giúp họ nắm vững hơn về thể loại và cấu trúc vănbản, từ đó nâng cao hiệu quả việc thực hành các kỹ năng Đọc, Viết trong môi trường học thuật*Liên hệ: doxuandung@yahoo.comNhận bài: 05–10–2017; Hoàn thành phản biện: 17–12–2017; Ngày nhận đăng: 10–01–2018Đỗ Thị Xuân Dung và CS. Tập 127, Số 6A, 2018ở bậc đại học. Những kết quả nghiên cứu thử nghiệm được trình bày sau đây hy vọng sẽ phầnnào chứng minh giả thuyết trên.2. Những vấn đề lý thuyết liên quan Phân tích thể loại và cấu trúc diễn ngôn là hai trong số nhiều khái niệm thường được đềcập trong các nghiên cứu về diễn ngôn. Hai khái niệm này có tính liên quan nhất định bởi thểloại cũng chính là cấu trúc của mỗi loại văn bản cụ thể. Khái niệm thể loại trong những nămgần đây được chú ý khá nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu diễn ngôn và dạy – học ngoại ngữ.Nhiều tác giả đã nghiên cứu về các thể loại văn bản khác nhau và ứng dụng của việc phân tíchthể loại trong dạy học ngôn ngữ – ngoại ngữ. Tương tự, nghiên cứu về cấu trúc diễn ngôn cũngchính là khảo sát các dạng cấu trúc nội tại bên trong của văn bản, hay chính là tìm hiểu về thểloại của văn bản viết. Sau đây chúng tôi xin trình bày hai khái niệm tương đương này dưới góc độứng dụng các nghiên cứu về chúng vào trong giảng dạy hai kỹ năng Viết và Đọc tiếng Anh học thuậtở cấp độ đại học.2.1. Phân tích thể loại Swales (1990; 58) định nghĩa thể loại là “những chuỗi sự kiện giao tiếp mà mỗi sự kiệncó những mục đích giao tiếp khác nhau”. Các nhà nghiên cứu khác thì cho rằng thể loại lànhững hoạt động giao tiếp có mục đích, được phân chia thành từng giai đoạn mà người nóihoặc người viết sử dụng khi tham gia vào cộng đồng (Byram, 2004; 235; Martin, 1992). Trongcác định nghĩa thì Martin (1992) là người nhấn mạnh nhiều hơn cả đến yếu tố “cấu trúc tổchức” của văn bản và lối diễn đạt chuyên biệt có mục đích mà người tạo lập văn bản sử dụngđể giao tiếp với cộng đồng. Những nghiên cứu này còn hàm ý rằng trước khi viết, người viếtcần phải xem xét kỹ lưỡng cảnh huống giao tiếp để có thể dự kiến những đặc điểm ngôn ngữcho bài viết của mình. Từ đây, có thể ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phân tích diễn ngôn Phân tích thể loại Cấu trúc diễn ngôn Dạy Viết tiếng Anh Dạy Đọc tiếng AnhTài liệu có liên quan:
-
Thông cáo báo chí và ngôn ngữ truyền thông
9 trang 217 0 0 -
Lí thuyết đánh giá trong phân tích diễn ngôn: Nghiên cứu thử nghiệm từ cáo trạng tiếng Việt
14 trang 130 0 0 -
Sử dụng bài viết mẫu hiệu quả trong dạy kỹ năng viết tiếng Anh cho sinh viên
5 trang 83 0 0 -
Một số vấn đề lí luận và phương pháp phân tích diễn ngôn (in lần thứ 2): Phần 1
160 trang 61 0 0 -
6 trang 61 0 0
-
Tìm hiểu về kỹ thuật dạy tiếng Anh: Phần 2
162 trang 51 0 0 -
Sử dụng tài liệu nguyên bản ở các trường đại học chuyên ngữ tại miền Trung
7 trang 49 0 0 -
Cấu trúc bước thoại của diễn ngôn quảng cáo tiếng Việt
14 trang 48 0 0 -
Lí thuyết đánh giá trong phân tích diễn ngôn: Phần 2
178 trang 39 0 0 -
Một số vấn đề lí luận và phương pháp phân tích diễn ngôn (in lần thứ 2): Phần 2
150 trang 33 0 0