Danh mục tài liệu

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KT XH TRONG CÁC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 371.28 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo bài viết những vấn đề phát triển kt xh trong các vùng đồng bằng sông cửu long, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KT XH TRONG CÁC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KT - XH TRONG CÁC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGĐồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta,với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% diện tích toànquốc. Tại đây có 16,1 triệu người sinh sống, chiếm khoảng 21,1 sốdân cả nước (số liệu năm 1999).1. Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiênĐồng bằng sông Cửu Long bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tácđộng của các nhánh sông Cửu Long (thượng và hạ châu thổ) và phầnđất nằm ngoài phạm vi tác động đó (đồng bằng phù sa ở rìa).Phần thượng châu thổ là một khu vực tương đối cao (2 – 4m so vớimực nước biển), nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bềmặt có nhiều vùng trũng rộng lớn. Vào mùa mưa, chúng chìm sâudưới nước, còn vào mùa khô chỉ là những vũng nước tù đứt đoạn.Đây là vùng đất rộng, dân còn thưa, chưa được khai thác nhiều.Phần hạ châu thổ thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thuỷtriều và sóng biển. Mực nước trong các cửa sông lên xuống rấtnhanh, những lưỡi nước mặn ngấm dần vào trong đất. Ngoài cácgiống đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải, trên bề mặtđồng bằng cao 1 – 2m còn có các khu vực trũng ngập nước vào mùamưa và các bãi bồi trên sông.Các đồng bằng phù sa ở rìa tuy nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếpcủa sông nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằngsông Đồng Nai, đồng bằng Cà Mau).Thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng với nhiều tiềmnăng và không ít trở ngại.Ở đây, trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thểhiện hết sức rõ rệt. Hệ thống sông ngòi và các kênh rạch chằng chịtcắt xẻ châu thổ thành những ô vuông làm cho việc giao thông bằngđường thuỷ trở nên dễ dàng.Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là mùa khô kéo dài, là sự xâm nhập sâuvào đất liền của nước mặn, sự tăng cường độ chua và chua mặntrong đất cũng như những tai biến do thời tiết, khí hậu đôi khi có thểxảy ra.Mặc dù thổ nhưỡng ở châu thổ là đất phù sa, nhưng tính chất của nórất phức tạp. Có 3 loại đất chủ yếu. Đất phù sa ngọt ven sông là loạiđất tốt nhất, chạy thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu. Đấtphèn chiếm diện tích lớn nhất, phân bố thành các vùng tập trung(Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cần Thơ). Đất mặn phân bố ở cực NamCà Mau và dải đất duyên hải Gò Công, Bến Tre. Những trở ngại chínhkhi cnah tác là đất thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu các nguyên tố vilượng, đất quá chặt, khó thoát nước.Sinh vật cũng là nguồn tài nguyên quan trọng của đồng bằng. Thảmthực vật gồm 2 thành phần chủ yếu là rừng ngập mặn và rừng tràm.Về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim.Tài nguyên biển ở đây hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá cùngvới nhiều loại hải sản quý.Các loại khoáng sản ở đồng bằng không có nhiều, chủ yếu là thanbùn, vật liệu xây dựng. Việc thăm dò và khai thác dầu khí, mặc dùnằm ngoài khơi, nhưng chắc chắn sẽ có tác động tới nền kinh tế củavùng.Đồng bằng sông Cửư Long có nhiều ưu thế hơn về điều kiện tự nhiênso với đồng bằng sông Hồng. Tuy vậy, việc sử dụng và cải tạo tựnhiên ở đây lại trở thành một vấn đề cấp bách nhằm biến đồng bằngthành một khu vực kinh tế quan trọng của đất nước.Nước là vấn đề hàng đầu ở đồng bằng sông Cửu Long. Một hạn chếđáng kể cho việc sử dụng hợp lí đất đai trong vùng là việc đất bịnhiễm phèn, nhiễm mặn. Vì vậy, cần có nước để rửa phèn, rửa mặntrong mùa khô.Để đối phó với sự khô hạn làm bốc phèn và bốc mặn, nguồn nướcngọt trong các dòng sông và nước dưới đất có ý nghĩa đặc biệt. Vàomùa khô rất thiếu nước ngọt. Nhân dân địa phương đã sử dụngnhiều biện pháp khác nhau để rửa phèn, rửa mặn, và đã đạt được kếtquả nhất định. Cách tốt hơn cả, có thể là chia đồng bằng thành các ônhỏ để có đủ nước thau chua, rửa mặn; đồng thời kết hợp với việctạo ra các giống lúa chịu được phèn hoặc mặn trong điều kiện nướctưới bình thường.Đối với khu vực rừng ngập mặn phía Tây Nam đồng bằng, có thểtừng bước biến thành những bãi nuôi tôm, trồng sú, vẹt, đước kếthợp với việc bảo vệ môi trường sinh thái; cải tạo dần diện tích đấtmặn, đất phèn, thành những vùng đất phù sa mới để trồng cói, lúa,cây ăn quả.Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên vùng này không tách khỏi hoạt độngkinh tế của con người. Vết tích của chiến tranh vẫn còn tồn tại. Tìnhtrạng độc canh lúa còn tương đối phổ biến. Điều đó đòi hỏi phảichuyển đổi cơ cấu kinh tế, phá thế độc canh, đẩy mạnh việc trồng câycông nghiệp có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, pháttriển công nghiệp chế biến. Đối với vùng biển, hướng chính trong tổchức lãnh thổ kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đấtliền để tạo nên một thế kinh tế liên hoàn.Câu hỏi:1. Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí như thế nào trong chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của cả nước?2. Phân tích những đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long.Những đặc điểm này có thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triểnkinh tế - xã hội? ...