Danh mục

Những vùng băng tuyết đẹp nhất thế giới

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 512.75 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vùng Bắc Âu chiếm áp đảo trong danh sách này nhé. 1. Sông Xanh, GreenlandMỗi năm, sông băng Petermann lại đổ đầy những hồ băng vĩnh cửu một màu nước xanh cobalt mát mắt và tưởng chừng như sâu không đáy. Thắng cảnh mát lạnh này là thiên đường cho các tay đua thuyền kayak trên thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vùng băng tuyết đẹp nhất thế giới Những vùng băng tuyết đẹp nhất thế giớiVùng Bắc Âu chiếm áp đảo trong danh sách này nhé.1. Sông Xanh, GreenlandMỗi năm, sông băng Petermann lại đổ đầy những hồ băng vĩnh cửu một màu nước xanhcobalt mát mắt và tưởng chừng như sâu không đáy. Thắng cảnh mát lạnh này là thiênđường cho các tay đua thuyền kayak trên thế giới.2. Thác Sông băng, Na UyVùng Svalbard, theo tiếng Na Uy có nghĩa là “bờ biển lạnh”, vốn là một quần đảo băngthuộc Bắc Cực và cũng là cực bắc của đất nước này. Tuy nhiên, nơi đây không phải lúcnào cũng lạnh giá đâu nhé! Nhờ dòng biển nóng đi ngang qua mà nhiều loài sinh vật vẫncó thể sinh sống tại Svalbard. Thác Sông băng cũng vì vậy mà có thể tuôn chảy ngàyđêm, tạo nên một cảnh quan hết sức hùng vĩ cho khu vực.3. Động Pha lê, IcelandTác phẩm của “tạo hóa” hình thành từ xa xưa khi mưa và băng tan làm xói mòn nhữngnúi băng khổng lồ. Động Pha lê Vatnajökull của Iceland quả xứng đáng là một trongnhững kho báu thiên nhiên của thế giới. Du khách nào đặt chân đến chốn này cũng đều“ngất lịm” và “tê tái” trước vẻ đẹp quá đỗi kì vĩ và mê hoặc của nó.4. Sông băng Briksdal, Na UyLà một nhánh của sông băng Jostedalsbreen, Briksdal là khu vực dễ dàng tham quannhất, và cũng là… đẹp lạ lùng nhất! Trông như một dòng thác bị “phù phép” cho đóngbăng, Briksdal biến vẻ dữ dội của thác nước trở thành nét gai góc của nước đá! Một cảnhquan hùng vĩ hiếm thấy! Du khách có thể đứng trên những ngọn băng này chụp những pôảnh hoành tráng nhất.5. Hẻm núi Sinh nhật, GreenlandMột tuyệt tác khác của mẹ thiên nhiên được chạm khắc bởi nước, sâu đến 45 mét, hẻmnúi khoe ra những “đường cong” trắng muốt, mềm mại tuyệt vời giữa trời đông lạnh giá.Nước hồ màu xanh ngọc trong vắt, với mảng đen là chất cryoconite – một dạng bụi lắngđọng trong quá trình băng tan. Trên ảnh là một nhiếp ảnh gia đứng trên bờ vực, trông nhỏbé vô cùng!6. Sông băng Chân Voi, GreenlandĐúng như tên gọi, hình dạng của sông băng chẳng khác nào chân một chú voi khổng lồđang giẫm lên nền tuyết trắng. Tạo hóa “gọt giũa” băng tuyết để tạo nên những đường nétcực kì hoàn hảo. Phần băng rời rạc nằm thấp hơn chính là băng bị nứt tách ra khỏi ChânVoi. Khó ai tin nổi đường nứt lại mềm mại và cong đẹp đến thế!7. Sóng Băng, Nam CựcĐược phát hiện lần đầu tiên bởi nhà khao học Tony Travouillon vào năm 2007, đây chắcchắn không phải là một ngọn sóng vô tình bị đóng băng. Người ta cho rằng một tảngbăng khổng lồ tan dần dần, và nước rơi xuống tiếp tục bị đóng băng, dần dần tạo nênngọn sóng này. Màu xanh thẫm của nó có được là do ánh sáng xuyên qua nhiều lớp nướcđóng băng bên trong, và ánh sáng đỏ bị giữ lại.8. Băng trôi Kẻ sọc, biển Nam Thái Bình DươngHầu hết các khối băng trôi đều độc nhất một màu trắng, hoặc xanh. Nhưng băng trôi Kẻsọc thì khác, đủ các dải màu xanh lá, nâu, vàng, đỏ trên nền trắng xanh tủa băng. Sóngbiển dập dìu, chứa các hạt vật chất nhỏ tích tụ dần dần được cho là “tác giả” của “tácphẩm nghệ thuật” hiếm có này. Một ý kiến khác cho rằng rong rêu từ những đợt sóngbiển đã chọn tảng băng làm… nơi cư ngụ dài hạn.9. Tháp Băng của núi Erebus, Nam CựcHàng trăm tháp băng kiểu này dễ dàng thấy trên khắp núi Erebus, giống như quân cờ củamột bàn cơ khổng lồ bằng tuyết. Cách tạo là những “quân cờ” này chính nhờ sự kết hợp“có một không hai” giữa lửa và băng, vì núi Erebus đích thị là một ngọn núi lửa… cònhoạt động. Bạn cũng dễ dàng thấy khí nóng đang phụt ra trên đỉnh những ngọn tháp băngnày.10. Nanh Tuyết, MỹMột phiên bản khác của “Nanh trắng” chăng? Có lẽ thế! Một ngọn thác ở Vail, bangColorado, Mỹ bị đóng băng hoàn toàn, trở thành một cột đá lớn như một chiếc cột thạchnhũ bằng băng tuyết. Bạn có đoán được nó cao bao nhiêu không? 50 mét lận đấy! Mộtthác nước cao 50 mét có thể bị mẹ thiên nhiên “hóa băng” một cách dễ dàng.11. Rừng Băng Penitentes, Chile và ArgentinaRừng cột băng nhọn hoắt đáng ngạc nhiên này thực sự tồn tại trên một vùng cao nguyênhơn 4000 mét so với mực nước biển. Dù đối chọi với ánh sáng mặt trời, chúng vẫn vươncao và chẳng hề có dấu hiệu tan chảy. Nơi đây là chốn thám hiểm vô cùng thú vị đối vớinhững du khách ưa mạo hiểm.

Tài liệu được xem nhiều: