Danh mục tài liệu

Nhượng quyền Thương Mại và Chuyển Quyền sử dụng nhãn hiệu

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.13 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm “nhượng quyền thương mại” với “chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu” nên khi ký kết các hợp đồng giao dịch, nhất là khi đối tác là một bên nước ngoài, doanh nghiệp có thể phải chịu nhiều rủi ro khi mà nội dung giao kết không phù hợp với hình thức hợp đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhượng quyền Thương Mại và Chuyển Quyền sử dụng nhãn hiệu Nhượng quyền Thương Mại và ChuyểnQuyền sử dụng nhãn hiệuHiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn nhầm lẫn giữahai khái niệm “nhượng quyền thương mại” với “chuyểnquyền sử dụng nhãn hiệu” nên khi ký kết các hợp đồng giaodịch, nhất là khi đối tác là một bên nước ngoài, doanhnghiệp có thể phải chịu nhiều rủi ro khi mà nội dung giao kếtkhông phù hợp với hình thức hợp đồng.Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (Licence), tình huốngPCWORLD thuộc tập đoàn IDGTheo quy định tại điều 141.1 Luật Sở hữu Trí tuệ (SHTT)ViệtNam thì chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữunhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệuthuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.Chúng ta xem xét một thí dụ: đông đảo người làm việc với máy vitính ở Việt Nam rất quen thuộc với tạp chí “Thế Giới Vi Tính -PCWORLD VN”. Dòng PCWORLD có mặt trên khoảng 40 quốcgia trên thế giới, từ Mỹ tới Nga, Đức, Indonesia, Phippines,Hongkong, Việt Nam,… Nhãn hiệu PCWORLD là tài sản vô hìnhdo Tập đoàn Dữ Liệu Quốc Tế (International Data Group – IDG)sở hữu. Tại mỗi quốc gia, IDG có thể cho phép một ấn phẩm nàođó về công nghệ thông tin (CNTT) được sử dụng nhãn hiệuPCWORLD với những chính sách rất khác nhau. Chẳng hạnPCWORLD ở Nga hàng năm sẽ trả cho IDG một số phần trămnào đó từ tổng doanh thu (thường là từ 8% trở xuống),PCWORLD ở Đức thì trả cho IDG phần trăm thu nhập theo tỷ lệđầu tư. PCWORLD Việt Nam thì theo TS. Nguyễn Trọng nguyênTổng Biên tập PCWORLD Việt Nam (1992-2004), IDG hoàn toànkhông ràng buộc bằng bất cứ quyền lợi gì. Đây là một trườnghợp đặc biệt, có thể xem đó là một hỗ trợ vô giá không hoàn lạimà Tập đoàn IDG đã giành cho CNTT Việt Nam nói chung và Tạpchí Thế Giới Vi Tính nói riêng.Nhìn chung, các thỏa thuận thuộc loại “chuyển quyền sử dụngnhãn hiệu” rất mềm dẻo. Hai bên có thể tự thỏa thuận với nhautheo nguyên tắc: bên giao (chuyển quyền) thường thu lại tỷ lệ nàođó theo doanh số hoặc theo lượng sản phẩm bán được. Cũng cótrường hợp họ nhìn về lợi ích lâu dài hoặc do những lý do đặcbiệt mà không thu lợi nhuận. Nhìn chung, để giữ uy tín cho nhãnhiệu, bên giao luôn có những tiêu chuẩn, trong nhiều trường hợplà rất nghiêm ngặt đặt ra cho bên nhận và có những hỗ trợ nhấtđịnh (thường không nhiều) để duy trì uy tín nhãn hiệu. Đối vớihợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, hợp đồng có hiệulực theo thỏa thuận giữa các bên nhưng chỉ có giá trị pháp lý đốivới bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhànước về sở hữu công nghiệp (Điều 148.2 Luật SHTT). Lợi íchcủa việc được phép gắn một nhãn nổi tiếng lên một sản phẩm làrất lớn, vì vậy người ta luôn có nhu cầu được chuyển quyền sửdụng nhãn hiệu từ những nhãn hiệu này. Chẳng hạn: một chiếcáo sơ mi giá bình thường chỉ cỡ 100.000 đồng, khi được gắnnhãn hiệu Pierre Cardin thì giá của nó được khách hàng toàn thếgiới chấp nhận sẽ tương đương 60 – 70 USD (khoảng 1 triệuđồng). Các mặt hàng điện tử gia dụng ngày nay gần như tất cảđều là Sanyo, Toshiba, … nhưng made in China, Thailand,Malaysia, Vietnam,… phần lớn chúng được sản xuất từ các quốcgia đó nhưng được phép mang những nhãn hiệu Nhật Bản nổitiếng. Chất lượng của những sản phẩm này nhìn chung là tốt (tuycó thể ít nhiều thua kém sản phẩm chính hãng). Nhưng ngườitiêu dùng cũng cần lưu ý, hiện trên thị trường có rất nhiều hànggiả gắn các nhãn hiệu nổi tiếng một cách bất hợp pháp.Nhượng quyền thương mại (Franchise), tình huống Phở 24Nhiều người trong chúng ta hẳn đã thấy bao nhiêu là quán “Cháovịt Thanh Đa”, và ở đầu cầu Bắc Mỹ Thuận thì bao nhiêu là“Quán Tư Béo”, chẳng quán nào giống quán nào. Quán Cháo vịtThanh Đa này thì “rất ngon” nhưng quán kia chỉ “ăn được” vànhiều quán thì... “nuốt không trôi”! Đó là trò lừa đảo chiếm dụngnhãn hiệu của người khác để đánh lừa khách hàng. Nhưng lại córất nhiều quán Phở 24 ở khắp nơi tại TP. HCM, Vũng Tàu, HàNội, … rất giống nhau, từ cách trưng bày, màu sắc trang phụccủa nhân viên phục vụ đến mùi vị, khối lượng bánh phở, thịt,…Đó là kết quả của việc nhượng quyền thương mại của thươnghiệu Phở 24. Các quán cà phê Trung Nguyên thì nhiều hơn,nhưng những quán này chưa đủ điều kiện để trở thành hệ thốngcửa hàng “nhượng quyền thương mại” vì chúng khác nhau quá.Tại Việt Nam, theo điều 284 Luật Thương mại năm 2005, thìnhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mạimà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tựmình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theocác điều kiện sau:• Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theophương thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy địnhvà được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyếtkinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảngcáo của bên nhượng quyền;• Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bênnhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.Mục đích của hoạt động nhượng quyền thương mại là phát triểnrộng một hệ thống kinh doanh đã được chứng minh là thànhcông. Để đạt được điều này, bên nhượng quyền và bên nhậnquyền thỏa thuận thông qua một hợp đồng, theo đó bên nhượngquyền cấp cho bên nhận quyền sử dụng hệ thống kinh doanh củamình để kinh doanh những sản phẩm dịch vụ xác định và bênnhận quyền có nghĩa vụ trả phí cho quyền sử dụng này. Hệ thốngkinh doanh ở đây không chỉ liên quan đến sản phẩm dịch vụ màcòn bao gồm cả nhãn hiệu hàng hóa, logo, biểu trưng…, côngnghệ sản xuất sản phẩm, quy trình cung cấp dịch vụ, tiêu chuẩnsản phẩm dịch vụ, chiến lược kinh doanh, chính sách kháchhàng, kế hoạch đào tạo nhân viên, hệ thống lưu trữ, chế độ kếtoán, kiểm toán…Đặc trưng của hình thức này là mối quan hệ kinh doanh toàn diệnvà liên tục giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền dựa trênmối tương quan chi phí-lợi nhuận. Nhượng quyền thương mại làmột phương thức ...