Danh mục tài liệu

Niềm tin tôn giáo trong tiểu thuyết Godan của Prem Chand

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 669.19 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống mỗi người dân Ấn Độ, chi phối mọi suy nghĩ, hành động, tâm lí, tình cảm và thấm sâu trong tư tưởng chính trị, quan điểm triết học, văn học nghệ thuật, những phong tục tập quán, những nghi lễ,… Tiểu thuyết Godan của Prem Chand đã phản ánh hiện thực xã hội Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XX với những luật tục của tôn giáo, chế độ đẳng cấp, quan niệm truyền thống lạc hậu đã khiến cho cuộc sống của người dân lao động chịu nhiều khổ cực, bất công.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Niềm tin tôn giáo trong tiểu thuyết Godan của Prem ChandHNUE JOURNAL OF SCIENCESocial Sciences, 2018, Volume 64, Issue 2, pp. 37-44This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2019-0001NIỀM TIN TÔN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT GODAN CỦA PREM CHANDLê Thị Bích ThủyViện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí MinhTóm tắt. Tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống mỗi người dân Ấn Độ, chiphối mọi suy nghĩ, hành động, tâm lí, tình cảm và thấm sâu trong tư tưởng chính trị,quan điểm triết học, văn học nghệ thuật, những phong tục tập quán, những nghi lễ,…Tiểu thuyết Godan của Prem Chand đã phản ánh hiện thực xã hội Ấn Độ những nămđầu thế kỉ XX với những luật tục của tôn giáo, chế độ đẳng cấp, quan niệm truyềnthống lạc hậu đã khiến cho cuộc sống của người dân lao động chịu nhiều khổ cực, bấtcông. Tiểu thuyết Godan đã góp phần vào tiếng nói chung tố cáo chế độ đẳng cấp,quan niệm tôn giáo và lễ giáo cổ hủ trong mối quan hệ ứng xử giữa người với người,trong quan hệ hôn nhân gia đình, đã tước đi quyền sống, quyền tự do, bình đẳng,quyền hạnh phúc của con người.Từ khóa: Niềm tin tôn giáo, Godan, Prem Chand.1.Mở đầuẤn Độ được biết đến như một xứ sở của các tôn giáo. Tôn giáo giữ vai trò quan trọngtrong đời sống mỗi người dân Ấn Độ, chi phối mọi suy nghĩ, hành động, tâm lí, tình cảmvà thấm sâu trong tư tưởng chính trị, quan điểm triết học, văn học nghệ thuật, nhữngphong tục tập quán, những nghi lễ,… Tiểu thuyết Godan của Prem Chand là bức tranhsinh động phản ánh hiện thực Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XX. Tác phẩm đã phản ánhnhững vấn đề nhức nhối, những mâu thuẫn sâu sắc nhất trong xã hội Ấn Độ với nhữngquan niệm về đẳng cấp, tôn giáo và những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt đã khiến chocuộc sống của người dân nghèo luôn đứng trước những xung đột, tai họa, bất công. TrongẤn Độ xưa và nay, các tác giả đã khẳng định Ấn Độ được biết đến là xứ sở của triết họcvà tôn giáo. “Điều kì diệu của nền văn hóa Ấn Độ là sự trường tồn mãi mãi với thời gianvới những giá trị vừa mang tính chất tâm linh, vừa mang tính chất nhân văn cao cả” [5;77].Tôn giáo ở Ấn Độ có nhiều tín ngưỡng và có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần củangười dân nơi đây. Ấn Độ giáo tin vào Luật nhân quả và kiếp Luân hồi và “mỗi ngườiphải tự tìm thấy mình bởi vì mỗi chủng tộc, mỗi đẳng cấp, mỗi dân tộc đều có Dharmariêng, không ai giống ai, song tất cả đều dẫn đến một mục tiêu tối thượng là hòa nhập vớiLinh hồn tuyệt đối” [5; 7]. Will Durant trong Lịch sử văn minh Ấn Độ đã giới thiệu về tôngiáo và các tín ngưỡng ở Ấn Độ. Tác giả khẳng định: “Không có một xứ nào mà tôn giáoNgày nhận bài: 19/6/2018. Ngày sửa bài: 19/7/2018. Ngày nhận đăng: 2/12/2018.Tác giả liên hệ: Lê Thị Bích Thủy. Địa chỉ e-mail: lebichthuyhcm@gmail.com37Lê Thị Bích Thủycó thế lực và đóng một vai trò quan trọng bằng ở Ấn Độ, Người Ấn Độ sở dĩ dễ chấpnhận sự thống trị của ngoại nhân một phần vì họ không cần biết những kẻ thống trị họthuộc giống người nào; họ cho tôn giáo mới là cốt yếu, chứ không phải chính trị; linh hồnmới là chính; chứ không phải thể xác; các kiếp sau mới là vô tận chứ kiếp này chỉ là phùdu! Khi vua Akbar đã thành một vị thành và gần như theo Ấn giáo, thì mọi người đềuthấy sức mạnh phi thường của tôn giáo, cả những người phản đối nó nhất” [10;208]. Tácgiả Lương Duy Thứ trong giáo trình Đại cương về văn hóa phương Đông khi giới thiệunhững tôn giáo bản địa ở Ấn Độ đã khẳng định tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong cuộcsống của người dân Ấn Độ ngay từ thưở bình minh lịch sử và cho tới tận thời hiện đại“chi phối sâu sắc cảnh quan văn hóa Ấn” trên nhiều phương diện. “Nhiều nhà nghiên cứuđã mệnh danh Ấn Độ là xứ sở của tôn giáo. Trước hết vì đây là nơi sản sinh ra nhiều tôngiáo, trong đó có hai trong những tôn giáo lớn nhất thế giới: đạo Phật và đạo Hindu. Thứnữa, Ấn Độ là nơi chung sống của hầu hết các tôn giáo lớn của thế giới” [6; 128].Tiểu thuyết Godan là tác phẩm xuất sắc của Prem Chand. Từ khi ra đời, tác phẩmGodan đã được nhân dân Ấn Độ đón nhận như một tài sản quý giá. Godan đã vạch trầnnhững luật lệ hà khắc của chế độ đẳng cấp và “lên án xã hội Ấn Độ sản sinh ra một tầnglớp trí thức thượng lưu, bọn tư sản mại bản, bọn tai to mặt lớn ham danh lợi, tiền tài, đầucơ tích trữ, ăn chơi phè phỡn trên cuộc sống đau khổ của nhân dân lao động” [9; 545].Các nhà nghiên cứu đều khẳng định Premchand là nhà văn hiện thực tiêu biểu trong vănhọc Ấn Độ thế kỉ XX. Ông đã phản ánh trong tác phẩm của mình những vấn đề nhức nhốinhất của xã hội Ấn Độ. Đó là nỗi thống khổ của người nông dân bị tầng lớp địa chủ, tănglữ Bàlamôn bóc lột thậm tệ. Tác phẩm Godan là một trong những cuốn tiểu thuyết haynhất của PremChand và của văn học hiện thực Ấn Độ. Tác phẩm đã miêu tả sinh động đờisống nông thôn Ấn Độ và làm nổi bật những mâu thuẫn sâu sắc của xã hội Ấn Độ, chế độđẳng cấp bất công, địa vị thấp kém và bị lệ thuộc của người phụ nữ. Tác giả đã miêu tảhết sức tinh tế những nét tính cách từ tích cực cho tới tiêu cực của mỗi tầng lớp, đẳng cấptrong xã hội [12]. Trong bài giới thiệu về tiểu thuyết Godan của Prem Chand, tác giả đãkhẳng định Godan là một trong những tiểu thuyết viết bằng tiếng Hindi lớn nhất của vănhọc Ấn Độ hiện đại. Chủ đề của tác phẩm xung quanh các vấn đề sự phân biệt đẳng cấptrong xã hội Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XX. Prem Chand đã vẽ một bức tranh hiện thựcvề nông thôn Ấn Độ với những nông dân nghèo, đặc biệt là những người phụ nữ phải chịuđựng những luật lệ hà khắc, lạc hậu của tôn giáo và chế độ đẳng cấp trong xã hội [13].Trong tài liệu giới thiệu về những tác giả tác phẩm tiêu biểu của văn học Châu Á, tác giảbài viết đã khẳng định Godan là tiểu thuyết hay nhất của Prem Chand và văn học hiện đạiẤn Độ. Câu chuyện là bức tranh sinh động về đời sống nông thôn Ấn Độ với nhân vậtHori là hình ảnh tiêu biểu đại diện của người nông dân Ấn Độ với sự mê tín, sùng đạotrong xã hội. Đồng thời, tác gi ...