
Nội dung phương pháp chứng từ kế toán
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nội dung phương pháp chứng từ kế toán NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN Phương pháp chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh của nghiệp vụ kinh tế vào các bản chứng từ kế toán và vật mang tin theo các quy định của Luật kế toán Việt Nam gọi lập chứng từ kế toán. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về phương pháp chứng từ kế toán. I. Cơ sở hình thành phương pháp chứng từ kế toán Trong quá trình hoạt động cần thực hiện chức năng của đơn vị đã diễn ra thường xuyên các hoạt động kinh tế, tài chính khác nhau ở những địa điểm và thời gian khác nhau Những hoạt động kinh tế tài chính này đã gây nên sự biến động, thay đổi về phạm vi, quy mô và hình thái của tài sản trong đơn vị Để phục vụ việc điều hành và quản lý có hiệu quả các hoạt động đơn vị, thực hiện tính toán kinh tế, kiểm tra việc bảo vệ, sự dụng tài sản, kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính, hạch toán kế toán đã xây dựng những phương pháp khoa học trong đó có phương pháp chứng từ kế toán II. Ý nghĩa của phương pháp chứng từ Thích ứng với tính đa dạng và biến động liên tục của đối tượng hạch toán kế toán, có khả năng theo sát từng nghiệp vụ, sao chụp nguyên hình các nghiệp vụ đó trên các bản chứng từ để làm cơ sở cho công tác hạch toán kế toán, xử lý thông tin từ các nghiệp vụ đó Là phương tiện thông tin hỏa tốc phục vụ công tác lãnh đạo nghiệp vụ ở đơn vị hạch toán và phân tích kinh tế Theo sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (về quy mô, thời gian, địa điểm, trách nhiệm vật chất của của đối tượng có liên quan) Ý nghĩa của phương pháp chứng từ còn được thể hiện qua tính pháp lý của chứng từ kế toán Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý cho mọi số liệu, tài liệu kế toán Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý cho vệc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế tài chính Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lỳ cho việc giải quyết mọi sự tranh chấp, khiếu tố về kinh tế, tài chính, thực hiện kiểm tra kinh tế, kiểm tra kế toán trong đơn vị. III. Nội dung phương pháp chứng từ Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế, qua đó thông tin về kiểm tra về hình thái của sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể Phương pháp chứng từ được cấu thành bởi hai yếu tố Hệ thống bản chứng từ kế toán Kế hoạch luân chuyển chứng từ 1. Hệ thống bản chứng từ 1.1 Khái niệm và các yếu tố của bản chứng từ Chứng từ là phương tiện chứng minh bằng giấy tờ về sự phát sinh và hoàn thành của nghiệp vụ kinh tế tài chính tại một hoàn cảnh (không gian và thời gian) nhất định Hay nói cách khác, chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán Bản chứng từ là chứng minh về tính hợp pháp đồng thời là phương tiện thông tin về kết quả của nghiệp vụ kinh tế 1.2 Nội dung của bản cứng từ Nội dung của bản chứng từ gồm hai yếu tố: Yếu tố cơ bản và yếu tố bổ sung a. Yếu tố cơ bản Các yếu tố cơ bản: Là các yếu tố bắt buộc phải có trong tất cả các loại chứng từ, là căn cứ chủ yếu đảm bảo sự chứng minh về tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, là cơ sở để chứng từ thực hiện chứng năng thông tin về kết quả các nghiệp vụ bao gồm: Tên chứng từ Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ Ngày và số chứng từ Nội dung kinh tế của nghiệp vụ Quy mô nghiệp vụ về số lượng, giá trị Tên, chữ ký của những người chịu trách nhiệm thi hành và phê duyệt nghiệp vụ b. Yếu tố bổ sung Các yếu tố bổ sung: Là các yếu tố có vai tr thông tin thêm nhằm làm rõ các đặc điểm cá biệt của từng loại nghiệp vụ hay góp phần giảm nhẹ hoặc đơn giản hóa công tác kế toán Các yếu tố bổ sung gồm: Phương thức thanh toán, thời gian bảo hành, quan hệ của chứng từ đến các loại sổ sách kế toán, tài khoản,… 1.3 Phân loại chứng từ kế toán – Theo công dụng của chứng từ Chứng từ mệnh lệnh: Lệnh chi, lệnh xuất kho Chứng từ thực hiện: Phiếu chi, phiếu xuất kho, hóa đơn,… Chứng từ thủ tục: Chứng từ ghi sổ, bảng kê chứng từ,… Chứng từ liên hợp: Lệnh kiêm phiếu xuất, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,… – Theo thời điểm lập chứng từ Chứng từ bên trong: Bảng kê thanh toán lương, biên bản kim kê, phiếu báo làm thêm giờ Chứng từ bên ngoài: Hóa đơn nhận từ người bán, các chứng ngân hàng… – Theo mức độ khái quát của chứng từ Chứng từ ban đầu: Chứng từ gốc, chứng từ trực tiếp. Chứng từ tổng hợp: Bảng kê chứng từ gốc… – Theo số lần ghi trên chứng từ Chứng từ ghi một lần Chứng từ ghi nhiều lần – Theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ Chứng từ về tiền Chứng từ về TSCĐ Chứng từ về lao động, tiền lương Chứng từ về vật tư Chứng từ về tiêu thụ Chứng từ thanh toán với ngân sách – Theo tính cấp bách của nghiệp vụ Chứng từ bình thường Chứng từ báo động 2. Luân chuyển chứng từ Khái niệm: Luân chuyển chứng từ là sự vận động của chứng từ từ giai đoạn này sang giai đoạn khác kế tiếp nhau Các giai đoạn của quá trình luân chuyển Lập chứng từ hoặc tiếp nhận chứng từ đã lập từ bên ngoài Kiểm tra chứng từ về nội dung và hình thức Sử dụng để ghi sổ, chỉ đạo nghiệp vụ Bảo quản và sử dụng lại chứng từ trong kỳ hạch toán Lưu trữ chứng từ (theo thời gian quy định), hủy chứng từ (khi hết hạn lưu trữ) Kế hoạch luân chuyển chứng từ: Kế hoạch luân chuyển chứng từ là trình tự được thiết kế lặp sẵn cho quá trình vận động của mỗi loại chứng từ nhằm phát huy đầu đủ chức năng thông tin và kiểm tra của chứng từ Nội dung cơ bản Xác định các khâu vận động của chứng từ Xác định nội dung công việc và độ dài thời gian của từng khâu Xác định người chịu trách nhiệm của từng khâu. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chế độ kế toán Chứng từ kế toán Phương pháp chứng từ kế toán Nghiệp vụ kinh tế Luật kế toán Việt Nam Lập chứng từ kế toán Hoạt động kinh tế Hoạt động tài chính Phân tích kinh tếTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 431 0 0 -
Chứng từ kế toán là gì? Ý nghĩa và nội dung chứng từ kế toán
5 trang 342 0 0 -
THÔNG TƯ về sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp
22 trang 318 0 0 -
Tiểu luận Kinh tế phát triển so sánh: Kinh tế Trung Quốc
36 trang 312 0 0 -
78 trang 300 0 0
-
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 295 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn phần kinh tế đồ án tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật
11 trang 268 0 0 -
72 trang 262 0 0
-
24 trang 241 0 0
-
Đề thi tốt nghiệp môn tiền tệ ngân hàng
11 trang 216 0 0 -
Inventory accounting a comprehensive guide phần 10
23 trang 211 0 0 -
Mẫu Bảng kê số 3 (Mẫu số: S04b3-DN)
1 trang 197 0 0 -
Quy trình tạm ứng và thanh toán kinh phí
10 trang 194 0 0 -
báo cáo thực tập công ty than hồng thái
97 trang 185 0 0 -
Giáo trình kiểm toán - ThS. Đồng Thị Vân Hồng
154 trang 178 0 0 -
Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp: Chương 7 - ThS. Nguyễn Quốc Nhất
9 trang 166 0 0 -
bài tập và bài giải lý thuyết hạch toán kế toán
15 trang 155 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 151 0 0 -
119 trang 147 0 0
-
Những vấn đề cơ bản của Lý thuyết hạch toán kế toán 1
trang 141 0 0