
Nuôi con bằng đồ hộp: tiện chưa chắc bổ
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 121.86 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nuôi con bằng đồ hộp: tiện chưa chắc bổ Vì nhiều lý do, có một số bà mẹ không thể nấu ăn hàng ngày cho con. Thay vào đó họ chọn thức ăn đóng hộp như một giải pháp dinh dưỡng để nuôi con. Điều này có đảm bảo an toàn và bổ sung được đủ dưỡng chất cho trẻ?
1. Phải tuỳ khẩu vị của trẻ
Xét về mặt dinh dưỡng, các hộp thức ăn của một số hãng nổi tiếng là đáng tin cậy về thành phần dinh dưỡng cũng như vấn đề vệ sinh (nếu còn hạn sử dụng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi con bằng đồ hộp: tiện chưa chắc bổ Nuôi con bằng đồ hộp: tiện chưa chắc bổ Vì nhiều lý do, có một số bà mẹ không thể nấu ăn hàng ngày cho con. Thay vào đó họ chọn thức ăn đóng hộp như một giải pháp dinh dưỡng để nuôi con. Điều này có đảm bảo an toàn và bổ sung được đủ dưỡng chất cho trẻ? 1. Phải tuỳ khẩu vị của trẻ Xét về mặt dinh dưỡng, các hộp thức ăn của một số hãng nổi tiếng là đáng tin cậy về thành phần dinh dưỡng cũng như vấn đề vệ sinh (nếu còn hạn sử dụng và tuân thủ tốt cách hướng dẫn lưu trữ, bảo quản của nhà sản xuất). Tất nhiên thức ăn đóng hộp luôn chứa chất bảo quản nhưng với liều lượng cho phép, không ảnh hưởng sức khoẻ nếu tiêu thụ có mức độ. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn đóng hộp, nhìn chung, phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi. Tuy nhiên, sự thích nghi với đồ hộp phải tuỳ vào khẩu vị của từng trẻ và thời gian cho ăn. Nếu chỉ ăn toàn thức ăn đóng hộp từ 5 – 6 tháng tuổi và kéo dài tới khi bé 7 – 8 tháng tuổi mà không tập thức ăn khác thì bé sẽ quen thức ăn cũ, khó tập thức ăn mới. Còn nếu cho ăn đồng thời nhiều loại khác nhau trong giai đoạn tập ăn từ 5 – 8 tháng tuổi, bé sẽ có thói quen ăn uống tốt hơn, ít kén chọn món sau này và đồng thời sẽ nhận được đủ chất dinh dưỡng hơn. 2. Tiện cho mẹ không biết nấu ăn Nhiều người băn khoăn giữa thức ăn đồ hộp và thức ăn tự chế biến thì bên nào đảm bảo dinh dưỡng và ngon miệng cho trẻ hơn? Ở đây, vấn đề có đảm bảo dinh dưỡng hay không còn tuỳ vào người mẹ và sự ngon miệng của bé. Nếu người mẹ chọn cách tự nấu cho con mình nhưng lại không có kiến thức và kỹ năng chế biến thì đôi khi cho trẻ dùng thức ăn đóng hộp lại đảm bảo hơn là việc nấu bột mà thiếu đạm, rau củ, dầu ăn… hoặc số lượng không đủ, hoặc chỉ cho ăn nước hầm. Còn nếu người mẹ có thể nấu nướng bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ thì dĩ nhiên thức ăn tươi sống sẽ giàu dưỡng chất hơn đồ hộp. Hơn nữa, còn có thể thay đổi được nhiều loại thực phẩm, mùi vị khác nhau, giúp trẻ ngon miệng hơn. Thực tế cũng có một số trẻ thích mùi đồ hộp nhưng cũng có trẻ không ăn được, và đều phải tập ăn trong giai đoạn đầu. 3. Để chọn lựa hợp lý đồ hộp Sử dụng thức ăn đóng hộp cho trẻ ăn có thuận lợi là người mẹ không phải tốn nhiều thời gian và công sức nấu nướng. Tuy nhiên muốn lựa chọn hợp lý loại thức ăn công nghiệp này, người mẹ cần có đủ kiến thức dinh dưỡng cơ bản, trình độ ngoại ngữ và biết cách đọc nhãn hiệu bao bì. Lưu ý khi mua đồ hộp nên chọn sản phẩm của công ty có thương hiệu uy tín, kiểm tra hạn sử dụng, điều kiện bảo quản, thức ăn phải phù hợp độ tuổi, thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng và bảo quản của nhà sản xuất. 4. Không nên dùng đồ hộp thường xuyên Trẻ nào cũng đều có thể dùng thức ăn chế biến sẵn đóng hộp nếu thích dùng. Vấn đề là dùng thế nào để có lợi nhất cho sức khoẻ và sự phát triển. Lời khuyên tốt nhất là không nên cho trẻ dùng hoàn toàn, thường xuyên đồ hộp, và cũng cần tuỳ điều kiện gia đình mà cân nhắc. Các món ăn đóng hộp thường không thể đa dạng và đổi món linh hoạt như nấu thức ăn tươi sống. Nếu chỉ sử dụng đồ hộp hoàn toàn và liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến trẻ bị thiếu một số vi chất như vitamin C, một số vitamin nhóm B, axit folic, chất xơ… Vì vậy, nếu người mẹ không thể nấu ăn đầy đủ trong thời gian bữa sáng hay bữa trưa, thì có thể cho bé ăn một bữa đồ hộp trong ngày, còn các bữa khác nên nấu ăn bình thường. Làm sao để kết quả cuối cùng là với bất kỳ thức ăn nào, vẫn bảo đảm bé ăn được và tăng trưởng đủ về cân nặng, chiều cao cũng như phát triển tốt về tâm lý, trí tuệ…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi con bằng đồ hộp: tiện chưa chắc bổ Nuôi con bằng đồ hộp: tiện chưa chắc bổ Vì nhiều lý do, có một số bà mẹ không thể nấu ăn hàng ngày cho con. Thay vào đó họ chọn thức ăn đóng hộp như một giải pháp dinh dưỡng để nuôi con. Điều này có đảm bảo an toàn và bổ sung được đủ dưỡng chất cho trẻ? 1. Phải tuỳ khẩu vị của trẻ Xét về mặt dinh dưỡng, các hộp thức ăn của một số hãng nổi tiếng là đáng tin cậy về thành phần dinh dưỡng cũng như vấn đề vệ sinh (nếu còn hạn sử dụng và tuân thủ tốt cách hướng dẫn lưu trữ, bảo quản của nhà sản xuất). Tất nhiên thức ăn đóng hộp luôn chứa chất bảo quản nhưng với liều lượng cho phép, không ảnh hưởng sức khoẻ nếu tiêu thụ có mức độ. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn đóng hộp, nhìn chung, phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi. Tuy nhiên, sự thích nghi với đồ hộp phải tuỳ vào khẩu vị của từng trẻ và thời gian cho ăn. Nếu chỉ ăn toàn thức ăn đóng hộp từ 5 – 6 tháng tuổi và kéo dài tới khi bé 7 – 8 tháng tuổi mà không tập thức ăn khác thì bé sẽ quen thức ăn cũ, khó tập thức ăn mới. Còn nếu cho ăn đồng thời nhiều loại khác nhau trong giai đoạn tập ăn từ 5 – 8 tháng tuổi, bé sẽ có thói quen ăn uống tốt hơn, ít kén chọn món sau này và đồng thời sẽ nhận được đủ chất dinh dưỡng hơn. 2. Tiện cho mẹ không biết nấu ăn Nhiều người băn khoăn giữa thức ăn đồ hộp và thức ăn tự chế biến thì bên nào đảm bảo dinh dưỡng và ngon miệng cho trẻ hơn? Ở đây, vấn đề có đảm bảo dinh dưỡng hay không còn tuỳ vào người mẹ và sự ngon miệng của bé. Nếu người mẹ chọn cách tự nấu cho con mình nhưng lại không có kiến thức và kỹ năng chế biến thì đôi khi cho trẻ dùng thức ăn đóng hộp lại đảm bảo hơn là việc nấu bột mà thiếu đạm, rau củ, dầu ăn… hoặc số lượng không đủ, hoặc chỉ cho ăn nước hầm. Còn nếu người mẹ có thể nấu nướng bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ thì dĩ nhiên thức ăn tươi sống sẽ giàu dưỡng chất hơn đồ hộp. Hơn nữa, còn có thể thay đổi được nhiều loại thực phẩm, mùi vị khác nhau, giúp trẻ ngon miệng hơn. Thực tế cũng có một số trẻ thích mùi đồ hộp nhưng cũng có trẻ không ăn được, và đều phải tập ăn trong giai đoạn đầu. 3. Để chọn lựa hợp lý đồ hộp Sử dụng thức ăn đóng hộp cho trẻ ăn có thuận lợi là người mẹ không phải tốn nhiều thời gian và công sức nấu nướng. Tuy nhiên muốn lựa chọn hợp lý loại thức ăn công nghiệp này, người mẹ cần có đủ kiến thức dinh dưỡng cơ bản, trình độ ngoại ngữ và biết cách đọc nhãn hiệu bao bì. Lưu ý khi mua đồ hộp nên chọn sản phẩm của công ty có thương hiệu uy tín, kiểm tra hạn sử dụng, điều kiện bảo quản, thức ăn phải phù hợp độ tuổi, thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng và bảo quản của nhà sản xuất. 4. Không nên dùng đồ hộp thường xuyên Trẻ nào cũng đều có thể dùng thức ăn chế biến sẵn đóng hộp nếu thích dùng. Vấn đề là dùng thế nào để có lợi nhất cho sức khoẻ và sự phát triển. Lời khuyên tốt nhất là không nên cho trẻ dùng hoàn toàn, thường xuyên đồ hộp, và cũng cần tuỳ điều kiện gia đình mà cân nhắc. Các món ăn đóng hộp thường không thể đa dạng và đổi món linh hoạt như nấu thức ăn tươi sống. Nếu chỉ sử dụng đồ hộp hoàn toàn và liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến trẻ bị thiếu một số vi chất như vitamin C, một số vitamin nhóm B, axit folic, chất xơ… Vì vậy, nếu người mẹ không thể nấu ăn đầy đủ trong thời gian bữa sáng hay bữa trưa, thì có thể cho bé ăn một bữa đồ hộp trong ngày, còn các bữa khác nên nấu ăn bình thường. Làm sao để kết quả cuối cùng là với bất kỳ thức ăn nào, vẫn bảo đảm bé ăn được và tăng trưởng đủ về cân nặng, chiều cao cũng như phát triển tốt về tâm lý, trí tuệ…
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cách cho bé ăn chăm sóc bé dinh dưỡng cho bé thực phẩm dinh dưỡng thực đơn dinh dưỡng dinh dưỡng cho cơ thể dinh dưỡng cho mọi người sức khỏe cho mọi người y học đời sống sức khỏe đời sốngTài liệu có liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 207 0 0 -
Tài liệu 5 bước bạn nên thực hành để tránh bị sâu răng
7 trang 123 0 0 -
157 trang 63 0 0
-
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi: Phần 1
85 trang 57 0 0 -
Đồ chơi giúp trẻ phát triển thế nào?
3 trang 49 0 0 -
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi: Phần 2
83 trang 49 0 0 -
Ebook Bí kíp dinh dưỡng gia truyền đẩy lùi bệnh tật: Phần 1
51 trang 45 0 0 -
3 trang 44 0 0
-
Chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho người lớn tuổi
7 trang 41 0 0 -
Có nên thường xuyên tắm cho trẻ bằng xà phòng?
3 trang 41 0 0 -
2 trang 40 0 0
-
Đo hiểu biết của bạn về cách chăm bé
6 trang 39 0 0 -
Cách ngừa cận thị ở tuổi học đường
9 trang 38 0 0 -
5 mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh cho người lần đầu làm mẹ
5 trang 37 0 0 -
Sữa mẹ làm tăng khả năng học của bé trai
5 trang 36 0 0 -
5 trang 35 0 0
-
4 trang 35 0 0
-
5 trang 35 0 0
-
4 quan niệm sai lầm về dinh dưỡng
2 trang 34 0 0 -
An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng: Phần 1
110 trang 34 0 0