Chuyên đề này được thiết kế nhằm giúp học sinh củng cố những vấn đề lí luận văn học cơ bản liên quan tới các tác phẩm trong chương trình THPT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ôn thi đại học môn văn –1 số vấn đề lí luận văn họcÔn thi đại học môn văn –phần 22Một số vấn đề lí luận văn họcChuyên đề này được thiết kế nhằm giúp học sinh củng cốnhững vấn đề lí luận văn học cơ bản liên quan tới các tácphẩm trong chương trình THPT.Cấu trúc mỗi vấn đề bao gồm:- Định nghĩa, mô tả.- Ví dụ.- Ứng dụng.Các kiến thức trình bày dưới dạng tinh giản với các dẫn chứng cụthể, thiết thực, sinh động, lấy tính ứng dụng làm tiêu chí cao nhất,hi vọng có thể được các em lĩnh hội nhuần nhuyễn, sáng tạotrong quá trình làm bài nghị luận văn học.KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Quan điểm/ quan niệm sáng tác+ Là gì:- Chỗ đứng, điểm nhìn để nhà văn sáng tác.- Phải được hiện thực hoá trong quá trình sáng tác.- Được phát biểu trực tiếp hay thể hiện gián tiếp qua các tácphẩm.- Nhà văn nào cũng có quan điểm/quan niệm sáng tác nhưng đểtạo thành một hệ thống có giá trị thì không phải ai cũng làm được.+ Vai trò:- Chi phối toàn bộ quá trình sáng tác (lựa chọn đề tài, hình tượng,lựa chọn lối viết, các hình thức nghệ thụât...)- Phần nào thể hiện tầm tư tưởng của nhà văn.+ Ví dụ: Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh:Văn học là vũ khí lợi hại phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà vănlà người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng.+ Ứng dụng:Phân tích quan điểm sáng tác của một nhà văn (Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, Nam Cao…).2. Phong cách nghệ thuật+ Là gì:Là nét riêng có tính hệ thống trong sáng tác của một nhà văn+ Đặc điểm:- Thiên về hình thức nghệ thuật.- Có sự thống nhất và vận động trong quá trình sáng tác của nhàvăn.+ Vai trò:- Là một trong những điều kiện quan trọng để đánh giá vị trí, tàinăng của nghệ sĩ. Một nhà văn lớn phải là nhà văn có phongcách.- Thể hiện bản chất của văn chương: hoạt động sáng tạo.+ Ví dụ:- Phong cách nghệ thuật Xuân Diệu: Thơ dù viết về đề nào cũngnồng nàn thao thiết niềm giao cảm với đời. Tư tưởng nghệ thuậtđộc đáo này được chuyển hoá vào hệ thống các phương tiệnbiểu hiện mới mẻ (bút pháp tương giao; ngôn ngữ rất Tây, tinh tế;cách cấu tứ theo sự vận động của thời gian cùng giọng điệu thơđa dạng, phong phú đủ để tái hiện những cung bậc, những biếnthái tinh vi nhất, chân xác nhất của thế giới cũng như tình cảmcon người).- Phong cách nghệ thuật Tố Hữu: mang tính chất thơ trữ tìnhchính trị sâu sắc; đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn; giọngđiệu tâm tình ngọt ngào tha thiết; đậm đà tính dân tộc- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác; cảmquan sắc nhọn phong phú; chữ nghĩa giàu có; tuỳ bút tài hoa...=>“Ngông”.+ Ứng dụngPhân tích phong cách nghệ thuật của một tác giả (Nguyễn ÁiQuốc - Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nam Cao, XuânDiệu…)3. Tình huống trong truyện ngắn+ Là gì:- Là lát cắt của đời sống mà qua đó tính cách nhân vật được bộclộ sắc nét nhất và tư tưởng nhà thể hiện rõ nhất.“Là một lát cắt, một khúc của đời sống. Nhưng qua lát cắt, quakhúc ấy người thấy được trăm năm của đời thảo mộc” (NguyễnMinh Châu)- Biểu hiện qui luật có tính nghịch lí trong sáng tạo nghệ thuật: quimô nhỏ nhưng khả năng phản ánh lớn.+ Vai trò:- Khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ sĩ.- Xuất phát từ đặc trưng truyện ngắn: dung lượng nhỏ, thể hiệnnhân vật qua một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống (tiểuthuyết: dài, theo sát toàn bộ cuộc đời, số phận nhân vật…) =>Tình huống phải giống như thứ nước rửa ảnh làm nổi lên hìnhsắc nhân vật và tư tưởng nhà văn => Xây dựng được tình huốngtruyện độc đáo là dấu hiệu của:• Một tác phẩm có giá trị• Một tác giả tài năng.+ Ví dụ: tình huống đợi tàu ám ảnh (Hai đứa trẻ), tình huống cuộcgặp gỡ đầy éo le, oái oăm giữa quản ngục và Huấn Cao (Chữngười tử tù), tình huống nhận thức (Chiếc thuyền ngoài xa)…+ Ứng dụng:Phân tích tình huống truyện trong: Chiếc thuyền ngoài xa, Vợnhặt, Chữ người tử tù,…4. Các giá trị văn học+ Mô tả: có 3 giá trị cơ bản của văn học- Giá trị nhận thức:• Mang tới cho bạn đọc những tri thức sâu rộng về thế giới• Giúp con người khám phá, nhận thức, thấu hiểu sâu sắc chínhbản thân mình.- Giá trị giáo dục• Đem đến những bài học quí giá về lẽ sống• Về tư tưởng: Hình thành cho con người những tư tưởng tiến bộ,có thái độ và quan điểm sống đúng đắn.• Về tình cảm: Giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, tâm hồntrở nên lành mạnh, trong sáng.- Giá trị thẩm mĩ:• Nội dung:Vẻ đẹp muôn hình vẻ của cuộc đờiVẻ đẹp bản thân con người.• Hình thức: những biện pháp, thủ pháp xây dựng hình tượngnghệ thuật sinh động, giàu sức gợi.- Mối quan hệ của 3 giá trị:• Giá trị nhận thức: tiền đề của giá trị giáo dục.• Giá trị giáo dục: làm sâu sắc hơn giá trị nhận thức• Các giá trị nhận thức và giá trị giáo dục đều được phát huy tíchcực nhất qua giá trị thẩm mĩ.+ Ví dụ:Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu mởrộng phạm vi nhận thức về một hiện thực bề bộn, phức tạp thờihậu chiến với những nghịch lí đầy ngang trái, đồng thời khám phávẻ đẹp bên trong người đàn bà tưởng như chỉ biết cam chịu, khơigợi ở bạn đọc một thái độ sống, một cách nhìn cuộc đời sâu sắc,tỉnh táo hơn thông qua những hình ảnh có tính chất biểu tượng,qua lối kể chuyện đa dạng.+ Ứng dụng:Đánh giá giá trị của một tác phẩm văn học.5. Nhà văn – văn bản – bạn đọc+ Nhà văn: người sáng tạo ra văn bản => thực hiện quá trình kímã => Ý đồ nghệ thuật, cách lí giải của nhà văn về văn bản chỉ làmột khả năng hiểu văn bản.+ Bạn đọc: ngưòi tiếp nhận văn học => thực hiện quá trình giảimã.+ Văn bản: là một bộ mã, có thể chấp nhận nhiều cách giải khácnhau nhưng phải phù hợp với các mã đã được nhà văn kí gửi.6. Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ+ Mô tả (so sánh với hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự)Hiện ra qua giọng điệu, trạng thái tâm hồn, cảm xúc (nhân vậttrong ...
Ôn thi đại học môn văn –1 số vấn đề lí luận văn học
Số trang: 32
Loại file: pdf
Dung lượng: 247.98 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giảng văn cấp 3 kiến thức văn học tài liệu văn học Việt Nam luyện thi đại học môn văn kiến thức thi đại học môn vănTài liệu có liên quan:
-
TÌM HIỂU BÀI 'VIỆT BẮC' CỦA TỐ HỮU
15 trang 107 0 0 -
Giá trị hiện thực và nhân đạo của Tô Hoài qua Vợ chồng A Phủ
7 trang 50 0 0 -
5 trang 36 0 0
-
Phân tích bài Đây thôn vĩdạ - Hàn mặc tử
27 trang 34 0 0 -
CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
17 trang 33 0 0 -
Chế Lan Viên với Điêu tàn và Vàng sao
16 trang 32 0 0 -
Phân tích bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
18 trang 32 0 0 -
11 trang 32 0 0
-
Phân tích đầy đủ bài Việt Bắc của Tố Hữu
45 trang 31 0 0 -
225 trang 30 0 0