
Phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay thực trạng và hệ lụy
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay thực trạng và hệ lụyTạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(78) - 2014PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ HỆ LỤYLÝ THỊ HUỆ*Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng và hệ lụy của sự phân hóa giàu nghèoở Việt Nam. Sự phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam thể hiện một cách bột phát,cực đoan và ngày càng doãng rộng, đang gây ra nhiều hệ lụy, đòi hỏi toàn thểxã hội phải quan tâm giải quyết. Sự phân hóa giàu nghèo đó không chỉ đe dọađến an ninh kinh tế, an ninh xã hội, cản trở quá trình cải cách ở Việt Nam, màcó thể còn làm suy thoái đạo đức lối sống. Điều đó đi ngược lại với bản chất,mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.Từ khóa: Phân hóa giàu nghèo; phân cực giàu nghèo.1. Thực trạng phân hóa giàu nghèoở Việt NamỞ Việt Nam, sự phân hóa giàu nghèochưa biểu hiện rõ trong thời kỳ quản lýkinh tế - xã hội theo cơ chế tập trung,quan liêu, bao cấp. Lúc đó sự phân hóagiàu nghèo bị che khuất bởi chủ nghĩabình quân và chế độ công hữu với cơcấu giai cấp “hai giai một tầng”(giai cấpcông nhân liên minh với giai cấp nôngdân và tầng lớp trí thức). Chỉ từ sau khiđất nước bước vào công cuộc đổi mớitoàn diện (1986), xóa bỏ cơ chế quản lýcũ, thực hiện phát triển kinh tế nhiềuthành phần theo cơ chế thị trường, thì sựphân hóa giàu nghèo mới bộc lộ và ngàycàng trở nên sâu sắc.Theo kết quả điều tra, rà soát hộnghèo, hộ cận nghèo năm 2012 so vớinăm 2011 của Bộ Lao động - Thương20binh và Xã hội (LĐTBXH) thì miền núiTây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất với33,02%; tiếp đến là miền núi Đông Bắc21,01%; Tây Nguyên 18,62%; Khu 4 cũ18,28%; Duyên hải miền Trung 14,49%;Đồng bằng sông Cửu Long 11,39%;Đồng bằng sông Hồng 6,5% và ĐôngNam Bộ 1,7%. Tám tỉnh, thành phố cótỷ lệ hộ nghèo dưới 5% là Thành phốHồ Chí Minh (0,006%), Bình Dương(0,01%), Đồng Nai (1,24%), Bà Rịa Vũng Tàu (2,95%), Đà Nẵng (2,98%),Hà Nội (3,14%), Tây Ninh (4,27%),Quảng Ninh (4,89%). Một số tỉnh có tỷlệ hộ nghèo còn cao như: Điện Biên45,28%, Lai Châu 38,88%, Hà Giang35,38%, Lào Cai 35,29%...Số liệu trên cho thấy, sự chênh lệch(*)(*)Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.Phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay...về tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 giữa 2 vùngĐông Bắc và Tây Bắc là rất lớn. TâyBắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất; tiếp đếnlà miền núi Đông Bắc(1). Chênh lệch hộnghèo giữa vùng (miền núi Tây Bắc) vàtỉnh (Điện Biên) có tỷ lệ hộ nghèo caonhất với vùng (Đông Nam Bộ) và Thànhphố Hồ Chí Minh có tỷ lệ hộ nghèo thấpnhất là 28 và 39 lần. Tỷ lệ hộ nghèo dântộc thiểu số chiếm 47% tổng số hộnghèo trong cả nước, thu nhập bìnhquân đầu người của hộ dân tộc thiểu sốchỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quânđầu người của cả nước. Người dân tộcthiểu số ngày càng chiếm tỷ lệ cao trongtổng số người nghèo, đồng thời khoảngcách giữa người dân tộc thiểu số và cácnhóm còn lại đang ngày càng tăng lên.Các chỉ số thống kê của Việt Namcho thấy, hệ số Gini năm 1994 là 0,350,năm 1995 là 0,357, năm 1996 là 0,362,năm 1999 là 0,390, năm 2002 là 0,420,năm 2004 là 0,420, năm 2006 là 0,424,năm 2008 là 0,434, năm 2010 là 0,433và năm 2012 là 0,424(2). Theo chuẩnquốc tế, hệ số Gini ở mức 0,4 trở lên thểhiện sự bất bình đẳng ở mức nguy hiểm.Điều đó cho thấy, ở Việt Nam khoảngcách giàu nghèo rất lớn. Những ngườigiàu ngày càng có xu hướng giàu thêmbởi họ có nhiều điều kiện thuận lợi, cònnhững người nghèo tuy có thể khôngnghèo hơn, nhưng rất khó có sự cảithiện lớn về thu nhập do hạn chế về vốn,trình độ học vấn, tay nghề...Chênh lệch về thu nhập giữa 20%nhóm thu nhập cao nhất (nhóm thu nhập5) với 20% nhóm thu nhập thấp nhất(nhóm thu nhập 1) cũng ngày càngdoãng rộng: năm 1995 là 7,0 lần; 1996là 7,3 lần; 1999 là 7,6 lần; 2002 là 8,1lần; 2004 là 8,34 lần; 2006 là 8,37 lần;2008 là 8,93 lần; 2010 là 9,23 lần; năm2012 tăng lên 9,35 lần(3). Tổng trị giá tàisản của 500 người giàu nhất sàn chứngkhoán năm 2013 là trên 82.700 tỷ đồng,chiếm hơn 8,5% quy mô vốn hóa toànthị trường, song chỉ bằng 1/19 tài sảncủa Bill Gates. Trong đó, riêng Top 100đã sở hữu khối tài sản hơn 70.900 tỷđồng(4). Chênh lệch thu nhập bình quânnhân khẩu 1 tháng chia theo thành thị vànông thôn năm 2002 là 2,26 lần; năm2004 là 2,16 lần; năm 2006 là 2,09 lần;năm 2008 là 2,11 lần; năm 2010 là 1,99lần; năm 2012 là 1,89 lần. Chênh lệchvùng có thu nhập bình quân đầu ngườicao nhất là Đông Nam Bộ với vùng cóthu nhập bình quân đầu người thấp nhấtlà vùng Tây Bắc năm 2002 là 2,3 lần;năm 2004 là 3,14 lần; năm 2006 là 2,86Nguồn: baodientu.chinhphu.vn, ngày 29 tháng 03năm 2012.(2)Tổng cục Thống Kê: Kết quả số liệu tổnghợp về khảo sát mức sống hộ gia đình năm2012, tr. 338, www.gso.gov.vn.(3)Tổng cục Thống Kê: Kết quả số liệu tổnghợp về khảo sát mức sống hộ gia đình năm2012, tr. 207 - 208, www.gso.gov.vn.(4)Nguồn: seatimes.com.vn/Tai-san-500-nguoigiau-nhat-Viet-Nam-bang-119-Bill-... ngày 02tháng 01 năm 2014.(1)21Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(78) - 2014lần; năm 2 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam Phân hóa giàu nghèo Phân cực giàu nghèo Hệ lụy phân hóa giàu nghèo Đạo đức lối sốngTài liệu có liên quan:
-
Bài giảng Ảnh hưởng của những vấn đề đô thị hiện nay - Phạm Hồng Thủy
42 trang 93 0 0 -
Giải pháp rút ngắn khoảng cách giàu nghèo
6 trang 44 0 0 -
8 trang 40 0 0
-
Phân tầng xã hội về thu nhập và chi tiêu ở Việt Nam
11 trang 35 0 0 -
30 trang 31 0 0
-
Vai trò của văn hóa chính trị trong Đảng ở Việt Nam hiện nay
3 trang 26 0 0 -
An sinh xã hội và phát triển bền vững
7 trang 25 0 0 -
0 trang 22 0 0
-
Đề bài: Phân tích thực trạng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam
18 trang 21 0 0 -
Chênh lệch giàu nghèo và phân tầng xã hội ở Hà Nội hiện nay
14 trang 19 0 0 -
Di dân tự do ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp
10 trang 19 0 0 -
Phân hóa giàu - nghèo trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
5 trang 18 0 0 -
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 đến trợ giúp xã hội
6 trang 18 0 0 -
Sự phát triển của nghề nuôi vẹm xanh và một số vấn đề liên quan tại đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hoà
9 trang 18 0 0 -
Mô hình người nghèo Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long
13 trang 17 0 0 -
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với việc phát triển an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay
5 trang 17 1 0 -
Tiểu luận triết học Quy luật giá trị và vai trò của quy luật giá trị với nền kinh tế thị trường
17 trang 16 0 0 -
Bài thảo luận kinh tế vĩ mô về lạm phát
30 trang 16 0 0 -
Các yếu tố tác động đến phân tầng xã hội ở Việt Nam - Nguyễn Đình Tấn
0 trang 16 0 0 -
Luật nhân quả của đạo Phật với giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên hiện nay
9 trang 15 0 0