
Các yếu tố tác động đến phân tầng xã hội ở Việt Nam - Nguyễn Đình Tấn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tác động đến phân tầng xã hội ở Việt Nam - Nguyễn Đình Tấn13 Xã hội học, số 1 - 2009 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGUYỄN ĐÌNH TẤN 1. Sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đến phântầng xã hội a. Kinh tế thị trường tác động đến phân tầng xã hội (PTXH) Hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ từmột nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướngXã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đang dần hình thành với đầy đủ bản chất vàđặc trưng của nó, được điều tiết bởi những quy luật khách quan như quy luật cung -cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và quy luật lưu thông tiền tệ... Các quy luậtnày không chỉ tác động, điều chỉnh các hoạt động kinh tế mà còn tác động trực tiếpđến mọi vùng thành thị, nông thôn, mọi lĩnh vực trong đời sống và hoạt động củacon người. * Kinh tế thị trường với mục tiêu tối thượng của nó là hiệu quả kinh tế đãtác động trực tiếp đến PTXH, phân hoá giàu nghèo Trong kinh tế thị trường, những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, người sảnxuất... càng hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích cho bản thân, cho cộng đồngcàng nhiều thì càng có điều kiện thuận lợi để phát triển, càng được xã hội tôn trọng,đánh giá cao, được tôn vinh. Những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, người sản xuấthoạt động không có hiệu quả, lãng phí nhân lực, của cải, tiền bạc của nhân dân sẽ bịphá sản, bị xã hội coi thường, lên án. * Kinh tế thị trường mà đặc trưng nổi bật là cạnh tranh gay gắt tất yếu dẫntới PTXH, phân hoá xã hội Trong kinh tế thị trường, sự tồn tại hay phát triển của mỗi cá nhân, mỗi nhómxã hội là do chính bản thân họ quyết định. Trong quá trình cạnh tranh đó, cạnh tranhbằng trí tuệ là sự cạnh tranh quyết liệt nhất và tạo ra sự phát triển bền vững nhất. Aicó trí tuệ sẽ có cơ hội tồn tại và phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, có cơ hội tìmkiếm công ăn, việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống tốt hơn. Ai không có tri thức,trí tuệ sẽ khó có công ăn việc làm ổn định và thu nhập cao. Người có tri thức, kinhnghiệm, có tay nghề cao sẽ loại người có tay nghề thấp ra khỏi cuộc chơi. Cơ chế thịtrường tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi người trong cuộc cạnh tranh. Nhưng cơ hộiđó chỉ có thể được phát huy một khi có những người có năng lực vận dụng nó -những người có tri thức, kinh nghiệm, vốn xã hội và năng lực thực tế. Đó là một Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn14 Các yếu tố tác động đến phân tầng xã hội ở Việt Namcuộc cạnh tranh quyết liệt. Những ai không có năng lực vận dụng cơ hội đó sẽ bị rơivào những kẻ yếu thế. Trong nền kinh tế thị trường, ai cạnh tranh giành thắng lợi sẽtồn tại và phát triển. Ngược lại họ sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi, sẽ thất bại. Cạnhtranh là một tác nhân dẫn đến phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo. * Kinh tế thị trường dẫn tới phân hoá xã hội, phân hoá mức sống, phân hoágiàu nghèo Do yêu cầu của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp, người sản xuất luônphải mở rộng sản xuất, trang trại, các tập đoàn, phải tích tụ sản xuất, dần dần hìnhthành các liên doanh, liên kết, các chủ kinh tế và để tồn tại, phát triển, các đơn vị sảnxuất phải cạnh tranh lẫn nhau. Xã hội có sự điều chỉnh dân cư, cơ cấu xã hội. Nhữngnhóm xã hội (doanh nghiệp) người sản xuất có lợi thế về kinh tế, về tiềm năng sẽ tồntại và phát triển và những nhóm xã hội yếu thế sẽ bị chèn ép, bị phá sản. Điều đódẫn tới việc phân hoá giai cấp, phân hoá các cố kết xã hội, phân hoá mức sống vàlao động.v.v. Đó cũng là quá trình hình thành sự phân hoá mức sống, tiếp đến là sựphân tầng xã hội, phân hoá xã hội. * Kinh tế thị trường với việc mua bán, trao đổi sức lao động, hàng hoá, tácđộng mạnh vào các quan hệ xã hội dẫn đến PTXH Trong kinh tế thị trường, ai có nhiều tiền của, giàu sang, phú quý thì có cơ hộiphát triển hơn, thoả mãn được nhu cầu cuộc sống của mình. Người có nhiều tiền (tấtnhiên ở đây chỉ nói đồng tiền trong sạch kiếm được do sức lao động của mình) thì sẽđược xã hội đánh giá cao, thừa nhận. Ngược lại, ai không có nhiều tiền, cuộc sốngnghèo khổ thì khó có cơ hội phát triển, khó có cơ hội vươn lên ngang bằng về địa vịxã hội với người giàu. Người giàu có cơ hội càng giàu hơn, người nghèo có nguy cơngày càng nghèo đi và như vậy, khoảng cách giàu nghèo ngày càng doãng ra. Đó làbản chất, là sự thật nghiệt ngã của cơ chế thị trường. b. Hội nhập kinh tế quốc tế và sự tác động của nó đến phân tầng xã hội * Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trước hết diễn ra trong lĩnh vựckinh tế, đấu tranh kinh tế tất yếu dẫn đến PTXH, phân hoá xã hội Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trước hết tác động đến lĩnh vực kinhtế (bao gồm sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, xuất kh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học Phân tầng xã hội Phân tầng xã hội ở Việt Nam Vấn đề phân tầng xã hội Thể chế pháp luật Phân hóa giàu nghèoTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Xã hội học nhập môn - Trần Hữu Quang
190 trang 512 4 0 -
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 509 12 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 277 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 209 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 188 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 166 1 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 136 0 0 -
Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình
17 trang 129 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
42 trang 124 0 0 -
Những thuận lợi và thách thức trong phát triển xã hội bền vững ở Thừa Thiên Huế - Vũ Mạnh Lợi
0 trang 120 0 0 -
195 trang 107 0 0
-
Bài giảng Ảnh hưởng của những vấn đề đô thị hiện nay - Phạm Hồng Thủy
42 trang 93 0 0 -
Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay - Nguyễn Minh Hoàn
0 trang 92 0 0 -
0 trang 89 0 0
-
Hoàn thiện thể chế pháp luật hướng tới phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam
14 trang 81 0 0 -
0 trang 79 0 0
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 2 - Phạm Văn Quyết
100 trang 75 5 0 -
MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT TỤC VÀ LUẬT PHÁP TRONG CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN CỘNG ĐỒNG
16 trang 74 0 0 -
0 trang 74 0 0
-
Tiểu luận: Nhóm Xã Hội Gia Đình
13 trang 68 0 0