Danh mục tài liệu

Phân tích cấu trúc cảnh quan sinh thái huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, phục vụ mục đích quy hoạch phát triển nông – lâm nghiệp

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 898.10 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc nghiên cứu cấu trúc cảnh quan sinh thái được xác định là cơ sở quan trọng, dựa trên kết quả phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Kết quả nghiên cứu đã xác định được cấu trúc cảnh quan huyện Ý Yên bao gồm 2 lớp cảnh quan và 3 phụ lớp cảnh quan với 16 loại cảnh quan khác nhau thuộc kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa mùa có một mùa đông lạnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích cấu trúc cảnh quan sinh thái huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, phục vụ mục đích quy hoạch phát triển nông – lâm nghiệp TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 4/2016 49 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CẢNH QUAN SINH THÁI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH, PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP Nguyễn Bích Ngọc1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt: Việc nghiên cứu cấu trúc cảnh quan sinh thái được xác định là cơ sở quan trọng, dựa trên kết quả phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Kết quả nghiên cứu đã xác định được cấu trúc cảnh quan huyện Ý Yên bao gồm 2 lớp cảnh quan và 3 phụ lớp cảnh quan với 16 loại cảnh quan khác nhau thuộc kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa mùa có một mùa đông lạnh. Trên cơ sở đó đánh giá tiềm năng cảnh quan, góp phần cho huyện định hướng phát triển nông – lâm nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. Từ khóa: Cảnh quan, Cấu trúc cảnh quan, quy hoạch nông - lâm nghiệp 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, những nghiên cứu xác định cấu tr c cảnh quan sinh thái cấp huyện phục vụ cho quy hoạch phát triển kinh tế và bảo tồn thiên nhiên còn rất hạn chế. Ý Yên là một huyện đồng bằng chiêm trũng xen kẽ những dải đồi thấp thuộc tỉnh Nam Định, với địa hình không đều, có vùng rất cao lại có vùng rất thấp nên sản xuất nông nghiệp luôn gặp những khó khăn nhất định. Bên cạnh đó, nguồn vốn, nguồn nhân lực có chuyên môn còn yếu kém, việc quy hoạch phát triển kinh tế gây tác động tiêu cực tới môi trƣờng. Vì vậy việc nghiên cứu xác định cấu tr c cảnh quan sinh thái huyện Ý Yên phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp của huyện, hạn chế tác động của sự phát triển kinh tế tới tài nguyên môi trƣờng và cảnh quan sinh thái của huyện Ý Yên là rất cần thiết. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghi n cứu 1 Nhận bài ngày 24.04.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 10.05.2016 Liên hệ tác giả: Nguyễn Bích Ngọc; Email: nbngoc@hunre.edu.vn 50 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Đối tƣợng nghiên cứu: Cấu tr c và chức năng cảnh quan sinh thái Phạm vi nghiên cứu: huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Là vùng đồng bằng trũng độ dốc dƣới 1%, địa hình không đồng đều có xen kẽ đồi thấp độ cao trung bình dƣới 100m. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 24.129,74ha [1] và đƣợc chia thành 6 loại đất có đặc điểm tính chất và nguồn gốc khác nhau: (1) Đất xói mòn trơ sỏi đá (E). (2) Đất phù sa không được bồi tụ của hệ thống sông Hồng (P‘‘). (3) Đất phù sa được bồi tụ của hệ thống sông Hồng (P‘‘b). (4) Đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng (P‘‘g). (5) Đất phù sa úng nước (Pj). (6) Đất phèn tiềm tàng (Sp). Hệ thống sông ngòi tƣơng đối dày, hƣớng dốc Bắc Nam, có hai con sông lớn chảy qua phía Tây và phía Nam của huyện, đó là: Sông Đào dài 10km và Sông Đáy dài 30 km. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với bốn mùa rõ rệt, Nhiệt độ trung bình cả năm: 250C. Lƣợng mƣa trung bình cả năm là khoảng 1.750mm. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau [1]. Hệ sinh thái trên địa bàn huyện mang tính chất điển hình của một hệ sinh thái vùng đồng bằng, có thể chia thành 5 thành phần chính gồm: (1) Cây bụi – cỏ , (2) Cây lúa là cây trồng chính, phân bố toàn huyện. (3) Cây hàng năm, (4) Cây lâu năm, (5) Sinh vật thủy sinh. 2.2. Phƣơng pháp nghi n cứu a. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu: Thu thập,thống kê và tổng hợp thông tin cần thiết từ những tài liệu, các báo cáo, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài b. Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực tế tại địa điểm nghiên cứu để nắm đƣợc các đặc điểm tự nhiên, sự phân hoá lãnh thổ. c. Phương pháp phân loại cảnh quan: Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng và kế thừa một số cấp phân loại trong hệ thống PLCQ toàn lãnh thổ Việt Nam của tác giả Phạm Hoàng hải và nnk (1997) để xây dựng hệ thống PLCQ khu vực nghiên cứu [2] Bảng 1. Hệ thống phân loại cảnh quan của Phạm Ho ng Hải v nnk (1997) TT Cấp phân vị Các chỉ ti u phân chia Đặc trƣng trong quy mô đới tự nhiên đƣợc quy định bởi vị 1 Hệ thống cảnh quan trí của lãnh thổ so với vị trí của Mặt trời và các hoạt động tự quay của Trái đất xung quanh mình nó. 2 Phụ hệ thống cảnh quan Đặc trƣng định lƣợng của các điều kiện khí hậu đƣợc quy TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 4/2016 51 TT Cấp phân vị Các chỉ ti u phân chia định bởi sự hoạt động của chế độ hoàn lƣu khí quyển trong mối tƣơng tác giữa các điều kiện nhiệt và ẩm ở quy mô á đới, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các quần thể thực vật liên quan đến vùng sinh thái hệ thực vật. Đặc trƣng hình thái phát sinh của đại địa hình lãnh thổ, quyết định các quá trình thành tạo và thành phần vật chất mang tính chất phi địa đới biểu hiện bằng các đặc trƣng định 3 Lớp cảnh quan lƣợng của cân bằng vật chất, quá trình di chuyển vật chất, lƣợng sinh khối, cƣờng độ tuần hoàn sinh vật của các quần thể phù hợp với điều kiện sinh thái đƣợc quy định bởi sự kết hợp giữa yếu tố địa hình và khí hậu. Đặc trƣng trắc lƣợng hình thái địa hình trong khuôn khổ lớp, thể hiện cân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: