Phân tích vai trò của định chế tài chính quốc tế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 416.55 KB
Lượt xem: 38
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Phân tích vai trò của định chế tài chính quốc tế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam trình bày tổng quan về mối quan hệ của các định chế tài chính quốc tế với nền kinh tế Việt Nam; Thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam hội nhập nhanh với cộng đồng quốc tế; Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam; Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích vai trò của định chế tài chính quốc tế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 15. PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ GÓP PHẦN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘ MỞ HỘI NHẬP NGÀY CÀNG LỚN TS. Hoàng Văn Hùng*, ThS. Nguyễn Quốc Phóng* Tóm tắt Nền kinh tế Việt Nam đang có độ mở lớn trong hội nhập với việc thực hiện 17 Hiệp định thương mại tư do (FTA) đa phương và song phương. Trong điều kiện đó, các định chế tài chính quốc tế, mà chủ yếu là các ngân hàng nước ngoài đang ngày càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chu chuyển vốn vào nền kinh tế Việt Nam. Việc thúc đẩy này được thực hiện qua các kênh chính: (i) đưa vốn pháp định từ ngân hàng mẹ, đầu tư dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thành lập ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; (ii) huy động vốn từ ngân hàng mẹ và từ thị trường vốn quốc tế, thông qua các pháp nhân ngân hàng tại Việt Nam để cho vay và tài trợ các dự án triển khai tại Việt Nam; (iii) cung cấp các khoản tín dụng bán buôn, đồng tài trợ, cho vay hợp vốn thông qua các định chế ngân hàng Việt Nam đầu tư tại nền kinh tế Việt Nam; (iv) thu hút các tập đoàn kinh doanh là khách hàng từ ngân hàng mẹ ở chính quốc, từ các nền kinh tế khác đến triển khai dự án FDI và các khoản đầu tư gián tiếp cho Việt Nam; (v) cung cấp các hợp đồng bảo lãnh và tài trợ thương mại cho các hoạt động xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp nước ngoài với Việt Nam; (vi) đầu tư vốn, mua cổ phần, trờ thành cổ đông chiến lược trong các định chế tài chính của Việt Nam như: ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và doanh nghiệp lĩnh vực khác của Việt Nam; (vii) tư vấn, cung cấp thông tin thị trường, chính sách, pháp luật, đối tác cho các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Trong hơn hai năm qua, trong điều kiện bị ảnh hưởng lớn của đại dịch COVID-19, khối ngân hàng nước ngoài tiếp tục đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chu chuyển các dòng vốn quốc tế đến Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên số liệu và tư liệu thứ cấp để từ đó, phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng nói trên gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, hội nhập nhanh hơn với cộng đồng quốc tế và đưa ra các khuyến nghị. Từ khóa: Định chế, tài chính quốc tế, nền kinh tế *Bộ môn Quản trị Kinh doanh, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 176 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 1. TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Việt Nam chính thức thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế từ năm 1986 nhưng đến năm 1988, Việt Nam mới chính thức đổi mới hoạt động ngân hàng với mốc cơ bản là hình thành ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Ngân hàng Trung ương (NHTW) làm nhiệm vụ quản lý nhà nước và điều hành chính sách tiền tệ; các ngân hàng chuyên doanh, ngân hàng thương mại (NHTM), tổ chức tín dụng (TCTD) khác làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, trước năm 1993, khi Chính phủ Mỹ chưa bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam thì các ngân hàng nước ngoài mới chỉ khảo sát, tìm hiểu, thăm dò nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, mới chỉ có một số ngân hàng lớn của Pháp mở chi nhánh tại Việt Nam, ngân hàng từ một quốc gia khác mới chỉ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Song phải đến thời điểm ngày 03/02/1994, khi Chính phủ Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam thì các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… mới chính thức nối lại các quan hệ với Việt Nam, hỗ trợ vốn và hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cán bộ cho Việt Nam. Cũng từ thời điểm này, các tập đoàn tài chính - ngân hàng, gọi chung là các TCTD nước ngoài, đặc biệt là của Mỹ, Canada, Anh, Đức… bắt đầu mở rộng hiện diện thương mại tại Việt Nam. Các TCTD nước ngoài đầu tư vốn FDI dưới các hình thức thành lập và đưa vào hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh. Trong những năm gần đây, các TCTD đã thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các tập đoàn ngân hàng, tài chính nước ngoài còn đầu tư vốn mua cổ phần, trở thành cổ đông chiến lược tại ba NHTM Nhà nước đã cổ phần hóa, cổ đông chiến lược tại trên 10 NHTM cổ phần khác; gần 20 công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo biểm của Việt Nam. Cùng với các ngân hàng, các nhà đầu tư nước ngoài cũng mở rộng hoạt động mua - bán, sáp nhập doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác tại Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu, làm rõ các nội dung nói trên, đưa ra các khuyến nghị giải pháp liên quan có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế. 2. THÚC ĐẨY TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HỘI NHẬP NHANH VỚI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ Những hoạt động nói trên của các ngân hàng nước ngoài đóng vai trò rất lớn trong tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong khoảng hơn 10 năm gần đây, đặc biệt là tái cơ cấu TCTD. Cụ thể, tái cơ cấu hệ thống TCTD là một trong ba nội dung tái cơ cấu nền kinh tế, bao gồm cả tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là một giải pháp quan trọng đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển bền vững nền kinh tế. Để tái cơ cấu TCTD nói chung, tái cơ cấu NHTM Việt Nam nói riêng, thì một biện pháp có hiệu quả quan trọng hàng đầu, đó là thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các NHTM Việt Nam. Thông qua đó, các NHTM Việt Nam sẽ tăng vốn điều lệ, đáp ứng yêu cầu của Basel II, giảm tỷ lệ nợ, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng lực quản trị điều hành nói chung và năng lực quản trị rủi ro nói riêng. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích vai trò của định chế tài chính quốc tế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 15. PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ GÓP PHẦN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘ MỞ HỘI NHẬP NGÀY CÀNG LỚN TS. Hoàng Văn Hùng*, ThS. Nguyễn Quốc Phóng* Tóm tắt Nền kinh tế Việt Nam đang có độ mở lớn trong hội nhập với việc thực hiện 17 Hiệp định thương mại tư do (FTA) đa phương và song phương. Trong điều kiện đó, các định chế tài chính quốc tế, mà chủ yếu là các ngân hàng nước ngoài đang ngày càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chu chuyển vốn vào nền kinh tế Việt Nam. Việc thúc đẩy này được thực hiện qua các kênh chính: (i) đưa vốn pháp định từ ngân hàng mẹ, đầu tư dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thành lập ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; (ii) huy động vốn từ ngân hàng mẹ và từ thị trường vốn quốc tế, thông qua các pháp nhân ngân hàng tại Việt Nam để cho vay và tài trợ các dự án triển khai tại Việt Nam; (iii) cung cấp các khoản tín dụng bán buôn, đồng tài trợ, cho vay hợp vốn thông qua các định chế ngân hàng Việt Nam đầu tư tại nền kinh tế Việt Nam; (iv) thu hút các tập đoàn kinh doanh là khách hàng từ ngân hàng mẹ ở chính quốc, từ các nền kinh tế khác đến triển khai dự án FDI và các khoản đầu tư gián tiếp cho Việt Nam; (v) cung cấp các hợp đồng bảo lãnh và tài trợ thương mại cho các hoạt động xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp nước ngoài với Việt Nam; (vi) đầu tư vốn, mua cổ phần, trờ thành cổ đông chiến lược trong các định chế tài chính của Việt Nam như: ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và doanh nghiệp lĩnh vực khác của Việt Nam; (vii) tư vấn, cung cấp thông tin thị trường, chính sách, pháp luật, đối tác cho các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Trong hơn hai năm qua, trong điều kiện bị ảnh hưởng lớn của đại dịch COVID-19, khối ngân hàng nước ngoài tiếp tục đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chu chuyển các dòng vốn quốc tế đến Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên số liệu và tư liệu thứ cấp để từ đó, phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng nói trên gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, hội nhập nhanh hơn với cộng đồng quốc tế và đưa ra các khuyến nghị. Từ khóa: Định chế, tài chính quốc tế, nền kinh tế *Bộ môn Quản trị Kinh doanh, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 176 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 1. TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Việt Nam chính thức thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế từ năm 1986 nhưng đến năm 1988, Việt Nam mới chính thức đổi mới hoạt động ngân hàng với mốc cơ bản là hình thành ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Ngân hàng Trung ương (NHTW) làm nhiệm vụ quản lý nhà nước và điều hành chính sách tiền tệ; các ngân hàng chuyên doanh, ngân hàng thương mại (NHTM), tổ chức tín dụng (TCTD) khác làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, trước năm 1993, khi Chính phủ Mỹ chưa bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam thì các ngân hàng nước ngoài mới chỉ khảo sát, tìm hiểu, thăm dò nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, mới chỉ có một số ngân hàng lớn của Pháp mở chi nhánh tại Việt Nam, ngân hàng từ một quốc gia khác mới chỉ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Song phải đến thời điểm ngày 03/02/1994, khi Chính phủ Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam thì các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… mới chính thức nối lại các quan hệ với Việt Nam, hỗ trợ vốn và hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cán bộ cho Việt Nam. Cũng từ thời điểm này, các tập đoàn tài chính - ngân hàng, gọi chung là các TCTD nước ngoài, đặc biệt là của Mỹ, Canada, Anh, Đức… bắt đầu mở rộng hiện diện thương mại tại Việt Nam. Các TCTD nước ngoài đầu tư vốn FDI dưới các hình thức thành lập và đưa vào hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh. Trong những năm gần đây, các TCTD đã thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các tập đoàn ngân hàng, tài chính nước ngoài còn đầu tư vốn mua cổ phần, trở thành cổ đông chiến lược tại ba NHTM Nhà nước đã cổ phần hóa, cổ đông chiến lược tại trên 10 NHTM cổ phần khác; gần 20 công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo biểm của Việt Nam. Cùng với các ngân hàng, các nhà đầu tư nước ngoài cũng mở rộng hoạt động mua - bán, sáp nhập doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác tại Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu, làm rõ các nội dung nói trên, đưa ra các khuyến nghị giải pháp liên quan có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế. 2. THÚC ĐẨY TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM HỘI NHẬP NHANH VỚI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ Những hoạt động nói trên của các ngân hàng nước ngoài đóng vai trò rất lớn trong tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong khoảng hơn 10 năm gần đây, đặc biệt là tái cơ cấu TCTD. Cụ thể, tái cơ cấu hệ thống TCTD là một trong ba nội dung tái cơ cấu nền kinh tế, bao gồm cả tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là một giải pháp quan trọng đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển bền vững nền kinh tế. Để tái cơ cấu TCTD nói chung, tái cơ cấu NHTM Việt Nam nói riêng, thì một biện pháp có hiệu quả quan trọng hàng đầu, đó là thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các NHTM Việt Nam. Thông qua đó, các NHTM Việt Nam sẽ tăng vốn điều lệ, đáp ứng yêu cầu của Basel II, giảm tỷ lệ nợ, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng lực quản trị điều hành nói chung và năng lực quản trị rủi ro nói riêng. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính quốc tế Định chế tài chính quốc tế Tái cơ cấu nền kinh tế Kinh tế vĩ mô Thị trường tài chính định kỳTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 778 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 627 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 582 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 350 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 312 2 0 -
38 trang 287 0 0
-
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 266 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới
238 trang 211 0 0 -
Bài giảng môn Nguyên lý kinh tế vĩ mô: Chương 2 - Lưu Thị Phượng
51 trang 201 0 0 -
tài liệu môn Kinh tế vĩ mô_chương 1
10 trang 201 0 0