Danh mục tài liệu

Pháp luật về biện pháp kiểm dịch động thực vật trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 779.12 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung nghiên cứu pháp luật về biện pháp kiểm dịch động thực vật của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về biện pháp kiểm dịch động thực vật trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ThS. Lê Đình Quang Phúc, Lữ Trọng Toán TÓM TẮT Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng tất yếu trên thế giới mà Việt Nam không phải là ngoại lệ. Vừa qua, Việt Nam đã ký kết và gia nhập một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trong bối cảnh đó, vấn đề hoàn thiện pháp luật để phù hợp với nội dung các hiệp định tự do thế hệ mới là hết sức quan trọng. Kiểm dịch động thực vật là một trong những hoạt động quan trọng để bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo một hệ thống thương mại công bằng. Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu pháp luật về biện pháp kiểm dịch động thực vật của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Từ khóa: biện pháp kiểm dịch động thực vật; hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Hiệp định CPTPP; Hiệp định EVFTA. ABSTRACT LAW ON SANITARY AND PHYTOSANITARY MEASURES IN THE CONTEXT OF VIETNAM’S ACCESSION TO NEW GENERATION FREE TRADE AGREEMENTS Economic integration is an inevitable trend of which Vietnam must be an exception. Recently, Vietnam has signed and joined a number of new generation free trade agreements. In that context, the issue of perfecting the law to match the content of the new generation of freedom agreements is very important. Sanitary and phytosanitary measures are the key activities to protect consumers and ensure a fair trading system. In this article, the authors focus on studying the Vietnamese law on sanitary and phytosanitary measures in the context of Vietnam’s accession to new generation free trade agreements. Keywords: sanitary and phytosanitary measures; new generation free trade agreements; CPTPP; EVFTA. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hóa đã trở thành xu hướng tất yếu, buộc mọi quốc gia phải hội nhập sâu vào hệ thống thương mại quốc tế. Không nằm ngoài xu hướng đó, kể từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay, Việt Nam luôn tích cực tham gia, hội nhập thương mại với các nền kinh tế trên thế giới. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã tiến hành ký kết và tham gia hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là Hiệp định CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (gọi tắt là Hiệp định EVFTA). Việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này không những thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, mà còn giúp từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia trước những yêu cầu mà các hiệp định này đặt ra. Mặc dù Việt Nam đã ban hành các quy định về kiểm dịch động thực vật, song trong bối cảnh hội nhập và nhất là khi Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những quy định hiện hành về kiểm dịch động thực vật vẫn bộc lộ những bất cập về sự tương thích với chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, cùng với việc ngày càng có nhiều các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương được ký kết, các rào cản thuế quan có xu hướng càng ngày càng được cắt giảm (Trần Thị Trang & Đỗ Thị Mai Thanh, 2019). Trước tình hình 124 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” đó, các rào cản phi thuế quan, trong đó có biện pháp kiểm dịch động thực vật, được xem như công cụ quan trọng để kiểm soát hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia thành viên. Như vậy, hoàn thiện pháp luật về biện pháp kiểm dịch động thực vật có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thi hành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên, vừa bảo vệ sức khỏe của con người, động vật, thực vật, vừa là biện pháp thúc đẩy phát triển nền sản xuất trong nước. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có nhiều các nghiên cứu tập trung làm rõ và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về biện pháp kiểm dịch động thực vật trong bối cảnh mới. Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu pháp luật về biện pháp kiểm dịch động thực vật của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Cụ thể, nhóm tác giả cố gắng làm rõ một số vấn đề tổng quan về biện pháp kiểm dịch động thực vật trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng tiến hành đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về biện pháp kiểm dịch động thực vật và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình, nhóm tác giả sử dụng hai lý thuyết nghiên cứu sau: - Lý thuyết Bảo vệ người tiêu dùng: Năm 1962, trong bài phát biểu trước Hạ viện Hoa Kỳ, Tổng thống J. Kennedy đã khởi xướng mạnh mẽ Lý thuyết Bảo vệ người tiêu dùng. Theo đó, ông cho rằng người tiêu dùng có bốn quyền cơ bản là quyền được an toàn, quyền được thông báo, quyền được lựa chọn hàng hóa và quyền được lắng nghe (UNCTAD, 2017). Vì mọi người đều là người tiêu dùng, nên các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển, đều quan tâm đến việc xây dựng hành lang pháp lý để kiểm soát chất lượng hàng hóa, trong đó có các hàng hóa nguồn gốc từ động thực vật để bảo vệ sức khỏe của công dân mình. - Lý thuyết Thương mại công bằng: Thuật ngữ “Thương mại công bằng” được Michael Barratt Brown (1993) trình bày chi tiết trong tác phẩm “Fair Trade: Reform and Realities in the International Trading System”. Lý thuyết Thương mại công bằng được ứng ...