Danh mục tài liệu

Phật giáo Đà Nẵng với công tác an sinh xã hội

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 913.07 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã luôn đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia vào các lĩnh vực của đời sống, nhất là trong các hoạt động từ thiện nhân đạo, an sinh xã hội. Bài viết khái quát, phân tích, đánh giá những hoạt động tích cực trong lĩnh vực an sinh xã hội của Phật giáo tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phật giáo Đà Nẵng với công tác an sinh xã hội PHẬT GIÁO ĐÀ NẴNG VỚI CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI ThS. ĐINH ĐỨC HIỀN* 1 Tóm tắt: Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đãluôn đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia vào các lĩnh vực của đời sống, nhất là trongcác hoạt động từ thiện nhân đạo, an sinh xã hội. Riêng tại thành phố Đà Nẵng, bằng tinhthần từ bi cứu khổ của đạo Phật, với tấm lòngtừ, bi, hỉ, xả, và bằng chính việc trực tiếptham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, thời gian qua nhiều cơ sở, chức sắc, tín đồ thuộcGiáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã trở thành hình ảnh thân thương đốivới đồng bào phật tử, nhất là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, góp phần làm tốt đạo,đẹp đời. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế, bài viết khái quát, phân tích, đánh giá những hoạtđộng tích cực trong lĩnh vực an sinh xã hội của Phật giáo tại thành phố Đà Nẵng hiện nay. Từ khóa: Phật giáo, hoạt động, nhân đạo, xã hội, từ bi. Đặt vấn đề Trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấnđề an sinh xã hội ngày càng có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm an toàn cho đờisống các thành viên trong xã hội trước những biến động khó lường, như những rủiro trong kinh tế thị trường, những rủi ro về xã hội, những tác động xấu của môitrường thiên nhiên… nên việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội nhằm chiasẻ trách nhiệm trong cộng đồng, hướng tới công bằng xã hội là rất cần thiết. Cũngvì vậy, hiệu quả của chương trình an sinh xã hội đang trở thành một thước đo củasự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Với tinh thần trách nhiệm cao, trong thời gian qua, cùng với việc hướng dẫncho tín đồ Phật tử có cuộc sống tinh thần theo tôn chỉ, mục đích của Giáo hội* Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 913Phật giáo Việt Nam, một trong những nội dung quan trọng khác mà Phật giáothành phố Đà Nẵng đã thực hiện hiệu quả, đó chính là cùng chính quyền các cấptích cực thực hiện các chương trình an sinh xã hội. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích và khảo sát thực tếđể nghiên cứu quá trình truyền nhập, vận động và phát triển của Phật giáoĐà Nẵng; đánh giá những đóng góp của Phật giáo Đà Nẵng trong công tác ansinh xã hội. 1. Phật giáo tại thành phố Đà Nẵng: lịch sử và hiện tại Thành phố Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng, nằm ở vị trí trung độ củađất nước (cách Hà Nội 764 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 964 kmvề phía Nam), phía ắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và tây giáp tỉnh QuảngNam, phía đông giáp Biển Đông,thành phố có 8 đơn vị hành chính cấp huyện (tínhcả huyện đảo Hoàng Sa) và 56 đơn vị hành chính cấp xã. Đà Nẵng là đầu mối giaothông lớn nhất của khu vực miền Trung về đường sắt, đường thủy, đường bộ (quốclộ 1A, 14B), đường hàng không quốc tế. Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) là cửa ngõ ra biểnquan trọng của Tây Nguyên, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và là điểm đầu,cuối của Tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) và các quốc gia ASEAN. Dânsố toàn thành phố hiện nay là 1.134.310 người1. Trên cơ sở lợi thế của mình, trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền vànhân dân thành phố Đà Nẵng đã không ngừng nỗ lực, sáng tạo, khai thác tốt cáctiềm năng, phát huy thế mạnh, với cách làm đột phá, bước đi vững chắc trong pháttriển kinh tế - xã hội để vượt qua khó khăn, thách thức, và đã đạt được những kếtquả đáng khích lệ: sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộthành phố Đà Nẵng lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020, đã có nhiều chỉ tiêu đạt tiếnđộ Nghị quyết đề ra, kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh, cơ cấu kinh tế chuyểndịch tích cực, đúng hướng. Hạ tầng kinh tế - xã hội, diện mạo đô thị thay đổi nhanhchóng và tương đối hiện đại. Chỉ số cạnh tranh, chỉ số phát triển con người đượcnâng lên; duy trì được vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cácchỉ số về cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và hành chính công, phát triển vàứng dụng công nghệ thông tin. Lĩnh vực văn hoá - xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế,công tác xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộphận nhân dân được nâng lên… Số liệu thống kê ngày 01 tháng 4 năm 2019 của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng.1914 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Qua số liệu thống kê của Ban Tôn giáo thành phố Đà Nẵng, tính đến năm 2019,trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 9 tổ chức tôn giáo thuộc 6 tôn giáo hợp phápđược nhà nước công nhận tư cách pháp nhân gồm: Phật giáo, Công giáo, Hội thánhTin Lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Truyền giáo Cao đài, Hội Truyền giáocơ đốc Việt Nam, Giáo hội Cơ đốc phục lâm Việt Nam, Họ đạo Cao đài Tây Ninh,Cộng đồng tôn giáo Baha’i, Giáo hội Phật đường Nam tông Minh sư đạo. Ngoài ra,còn có 9 điểm nhóm của các hệ phái Tin Lành và 1 địa điểm của tổ chức Pháp TạngPhật giáo Việt Nam được chính quyền địa phương cấp đăng ký sinh hoạt. Riêng đối với Phật giáo, về mặt lịch sử, theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử chorằng, Phật giáo được truyền vào Đà Nẵng vào khoảng thể kỷ XVII, trong đó NgũHành Sơn được xem là cái nôi đầu tiên của Phật giáo thành phố Đà Nẵng, đồng thờicũng là trung tâm Phật giáo của Việt Nam trong thời kỳ chúa Nguyễn. Khi Phậtgiáo bắt đầu du nhập vào Đà Nẵng người Việt đã tạo dựng ở Ngũ Hành Sơn mộthệ thống các ngôi chùa dày đặc, hầu như ngọn núi nào, hang động nào cũng dựngđược chùa, đặt miếu để thờ Phật, hoặc thờ những vật linh khí của nhà Phật. Chỉ tínhriêng ở núi Thủy Sơn đã có nhiều chùa và hàng chục hang động lớn nhỏ tham giathờ tự. Đó là chùa Tam Thai, Linh Ứng, Từ Tâm…; hang động thì có Thiên PhướcĐạt, Huyền Không, Tàng Chân, Linh Nhan, Quan Thế Âm… ...