Danh mục tài liệu

Phật giáo Huế trong việc đảm bảo an sinh xã hội

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 402.36 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Phật giáo Huế trong việc đảm bảo an sinh xã hội trình bày các nội dung: Phật giáo Huế trong việc đảm bảo an sinh xã hội; Về việc cứu tế an sinh xã hội. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh và toàn thể tăng ni phật tử luôn đồng hành cùng Phật giáo cả nước trong những năm qua, đã không ngừng nỗ lực hoạt động tham gia công tác đảm bảo an sinh xã hội qua nhiều lãnh vực khác nhau trong đó thể hiện rõ nét nhất là hoạt động của Ban Từ thiện xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phật giáo Huế trong việc đảm bảo an sinh xã hội PHẬT GIÁO HUẾ TRONG VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI SƯ CÔ THÍCH NỮ HẠNH GIẢI1* Tóm tắt: Trong những năm qua, đảm bảo an sinh xã hội là một trong những hoạt độngtối quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Để đi đúng phương châm: “Đạo pháp -Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo của 63 tỉnh/ thành đã và đangnêu cao tinh thần hộ quốc an dân. Chính vì vậy, mọi công tác của Phật giáo luôn thể hiệntinh thần “tự lợi và lợi tha”, tức mọi người luôn phải sống hoàn thiện bản thân và lợi ích xãhội. Vì vậy, ngoài việc sống trong chánh Pháp, thực hành chánh pháp để có lợi ích ra, mỗingười con Phật còn phải đưa ánh sáng giác ngộ của Phật đi vào đời sống thực tiễn, qua đó,truyền bá thông điệp từ bi, nhân ái của đạo Phật vào đời sống xã hội, tích cực triển khai cáchoạt động cứu khổ độ sinh, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, đóng góp thiết thực vào sự nghiệpxây dựng một quốc gia giàu mạnh, một đất nước văn minh, một xã hội thanh bình, an lạc.Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không ngoại lệ. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh vàtoàn thể tăng ni phật tử luôn đồng hành cùng Phật giáo cả nước trong những năm qua, đãkhông ngừng nỗ lực hoạt động tham gia công tác đảm bảo an sinh xã hội qua nhiều lãnh vựckhác nhau trong đó thể hiện rõ nét nhất là hoạt động của Ban Từ thiện xã hội. Từ khóa: Phật giáo Huế, An sinh xã Hội, Từ thiện xã hội. Đặt vấn đề “Sông Hương nước chảy lững lờ, Đạo phong tỏ rạng đôi bờ bóng soi” Hai câu thơ không rõ của ai, nhưng đã đi vào lòng người dân Huế như sự phảnảnh cuộc sống Đời và Đạo âm thầm gắn kết một cách thanh thoát của chốn Cố đô. Thật vậy, trong suốt chiều dài lịch sử hình thành nên dải đất duyên hải miềnTrung xứ Thuận Hóa, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, luôn tỏ rõ tinh thần* Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 943nhập thế, hộ quốc an dân, thể hiện nét gắn bó giữa “đạo và đời”. Huế có bề dày vănhóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp và hữu tình cùng với quần thể di sản vănhóa thế giới. Huế cũng được xem là vùng trọng điểm tôn giáo của cả nước, là chiếcnôi của Phật giáo. Trên địa bàn tỉnh có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Công giáo, Tinlành và Cao đài. Tín đồ Phật giáo chiếm hơn 70% dân số toàn tỉnh; hơn 1.000 tu sĩ,594 ngôi chùa tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường... Xét trên bình diện củacác yếu tố về số lượng tín đồ, chức sắc, cơ sở thờ tự, có thể nói Phật giáo là một tôngiáo từ khi du nhập vào vùng đất Thuận Hóa đã sớm đi vào lòng dân xứ này đồngthời phát triển nhanh chóng, trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn trong đờisống tín ngưỡng, tôn giáo của người dân xứ Huế. Có thể nói Phật giáo thẩm thấuvào máu thịt cư dân xứ Huế đến độ trở thành Huế và Phật giáo là một. Vì vậy, nóiđến Huế là người ta nghĩ ngay đến Phật giáo, nói đến Phật giáo là người ta nghĩngay đến Huế. Phật giáo và văn hóa xứ Huế như kết quyện làm một theo tinh thầnvà phương châm hoạt động của Giáo hội tỉnh: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩaxã hội”. Phật giáo Huế ngoài việc phụng sự đạo, giữ gìn nét đẹp chốn Thiền môn,trau dồi giới hạnh tự thân, đã tích cực tham gia vào công tác bảo trợ xã hội tronglĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội. Hoạt động này thể hiện qua nhiều công tác củanhiều ngành khác nhau, nhưng nổi bật nhất là những hoạt động của Ban từ thiệnxã hội và Ban hoằng pháp đã đạt nhiều thành quả, được cộng đồng ghi nhận vàđánh giá cao. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp điều tra thực tế và tổng hợp số liệu. 1. Phật giáo Huế trong việc đảm bảo an sinh xã hội Trong suốt chiều dài lịch sử, nương theo giáo lý từ bi của đạo Phật và đạo lýnhân ái của dân tộc Việt Nam, Phật giáo tỉnh nhà luôn đồng hành với Ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và theo chỉ thị Phật giáo Trung ương trong các hoạt động từthiện nhằm giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trong xã hội, giúp họ có cuộc sốnghạnh phúc hơn. Phật giáo xuất phát từ tinh thần “cứu khổ cứu nạn”, “tích đức hành thiện” nênhoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo không chỉ thể hiện sự ban vui, cứu khổ, màcòn biểu hiện chức năng hỗ trợ xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Đức Thế Tôn từngdạy: “Phục vụ chúng sinh là cúng dường chư Phật”. Vì vậy, trong những năm qua hoạtđộng từ thiện luôn được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế đặcbiệt quan tâm.944 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, Phật giáo Huế tham gia công tác chămsóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định và chủ trương của của nhànước về điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. Phật giáo ...

Tài liệu có liên quan: