Danh mục tài liệu

Phật giáo với triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - Trần

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 202.91 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến tác động của Phật giáo đối với triết lý, tư tưởng đạo đức của các vương triều Lý - Trần trên cơ sở các nhiệm vụ chính trị mà dân tộc, thời đại đặt ra đối với họ và những thành tựu mà họ đã đạt được.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phật giáo với triết lý, tư tưởng đạo đức các vương triều Lý - TrầnNghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016 45NGUYỄN THỊ THANH HẢO* PHẬT GIÁO VỚI TRIẾT LÝ, TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CÁC VƯƠNG TRIỀU LÝ - TRẦN Tóm tắt: Du nhập vào đời sống người Việt, quá trình đồng hành cùng dân tộc đã tạo nhiều cơ hội cho Phật giáo đóng góp công sức trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Phật giáo Việt Nam thời đại Lý - Trần đã ghi những dấu ấn quan trọng, thể hiện trên các lĩnh vực trong đó có triết lý, tư tưởng đạo đức. Nói đến các vương triều là nói đến các nhà cầm quyền, lãnh đạo, quản lý trong xã hội (các vị vua, hoàng đế và quan lại, tướng lĩnh),.... Đạo đức của họ xét từ phương diện lãnh đạo, quản lý xã hội là đạo đức chính trị, tuy rằng đạo đức chính trị ấy không hoàn toàn tách rời đạo đức nhân sinh. Bài viết đề cập đến tác động của Phật giáo đối với triết lý, tư tưởng đạo đức của các vương triều Lý - Trần trên cơ sở các nhiệm vụ chính trị mà dân tộc, thời đại đặt ra đối với họ và những thành tựu mà họ đã đạt được. Từ khóa: Phật giáo, triết lý, tư tưởng, Lý, Trần. 1. Mở đầu Các nhà nghiên cứu về Phật giáo và nhiều nhà tu hành Phật giáo đãkhẳng định rằng: Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo thời đạiLý - Trần nói riêng mang tinh thần nhập thế là cơ bản, gắn bó với dântộc và đời sống xã hội, cộng đồng. Tinh thần nhập thế của Phật giáothể hiện rõ nhất ở triết lý, tư tưởng về con người và xã hội “quần sinh,lợi lạc”, “vì lợi ích của chư Thiên và loài người”. Ở hành vi của cácnhà tu hành và tín đồ Phật giáo là thực hành các triết lý, tư tưởng đạođức trong thực tiễn đời sống xã hội, cộng đồng. Trong các vương triềuLý - Trần, các nhà cầm quyền phần lớn vừa là tín đồ - đối tượng tiếpnhận, vừa là các nhà tu hành (chủ yếu tại gia) - chủ thể biểu hiện, pháthuy tác động của Phật giáo đối với văn hóa đạo đức nói chung và triếtlý, tư tưởng đạo đức nói riêng.* ThS., Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.46 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016 2. Thời đại Lý - Trần và Phật giáo Việt Nam thời đại Lý - Trần 2.1. Thời đại Lý - Trần Thắng lợi oanh liệt trong cuộc chiến đấu do Ngô Quyền lãnh đạođã đưa người Việt thoát khỏi ách đô hộ hơn mười thế kỷ của các đếchế Phương Bắc, trở thành dân của một quốc gia độc lập, tự chủ trêntất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Các vương triều Ngô- Đinh - Tiền Lê đã đặt nền móng cho nền văn hóa dân tộc, thực hiệnnhững bước khởi đầu của sự nghiệp khôi phục độc lập, thống nhấtquốc gia, xây dựng chính quyền quân chủ. Cuối triều Tiền Lê, chínhsự đổ nát, lòng người ly tán, Lý Công Uẩn bằng tài năng và nỗ lực,chu đáo và cẩn trọng, có được sự ủng hộ của triều đình Hoa Lư và dânchúng, tiếp nhận chuyển giao chính quyền. Cơ sở chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội mà các vương triều đi trước đạt được chính là nềntảng, là điều kiện thuận lợi để Lý Công Uẩn bắt tay ngay vào xâydựng một vương triều thống nhất, tập quyền, thân dân và thịnh trị.Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La thiếtlập triều đình tập trung quyền lực vào tay hoàng đế. Vương triều Lýtồn tại đến năm 1225 với 9 vị hoàng đế (Lý Thái Tổ từ 1010 - 1028,Lý Thái Tông từ 1028 - 1054, Lý Thánh Tông từ 1054 - 1072, LýNhân Tông từ 1072 - 1127, Lý Thần Tông từ 1128 - 1138, Lý AnhTông từ 1138 - 1175, Lý Cao Tông từ 1176 - 1210, Lý Huệ Tông từ1211 - 1224 và Lý Chiêu Hoàng từ 1224 - 1225). Khi vương triều Lý suy yếu, chính quyền chuyển từ dòng họ Lýsang họ Trần. Trần Thủ Độ trực tiếp điều hành, chỉ đạo công việc traongôi vị của Lý Chiêu Hoàng cho Trần Cảnh. Vương triều Trần đượcthiết lập và tồn tại 175 năm với 12 vị hoàng đế (Trần Thái Tông từ1225 - 1258, Trần Thánh Tông từ 1259 - 1278, Trần Nhân Tông từ1279 - 1293, Trần Anh Tông từ 1294 - 1314, Trần Minh Tông từ 1315- 1329, Trần Hiến Tông từ 1330 - 1341, Trần Dụ Tông từ 1342 - 1369,Trần Nghệ Tông từ 1370 - 1372, Trần Duệ Tông từ 1373 - 1377, TrầnPhế Đế từ 1378 - 1388, Trần Thuận Tông từ 1389 - 1398 và TrầnThiếu Tông từ 1399 - 1400). Các vương triều Lý - Trần cùng nhân dân Đại Việt đã thực hiệnnhiệm vụ phục hưng dân tộc, xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ vàđấu tranh bảo vệ nền độc lập tự chủ với những chiến công hiển hách:Nguyễn Thị Thanh Hảo. Phật giáo với triết lý, tư tưởng... 47hai lần phá Tống, ba lần chống Mông - Nguyên, và bình Chiêm thắnglợi. Giai cấp phong kiến đại diện cho dân tộc có những quan điểm,đường lối xây dựng đất nước, phát triển văn hóa dân tộc tích cực,vững bước xây dựng, bảo vệ đất nước và cuộc sống của mình. Đó làđiều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Phật giáo và phát huy vai tròcủa Phật giáo trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 2.2. Phật giáo Việt Nam thời đại Lý - Trần Phật giáo là một hiện tượn ...