Danh mục tài liệu

Phát huy giá trị kè bờ sông Sài Gòn và kênh, rạch nội đô trong kết nối dịch vụ du lịch

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.34 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu Vai trò hệ thống sông, kênh, rạch và kè bờ sông, kênh, rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với sự phát triển du lịch; thực tế hoạt động du lịch đường thủy trên thế giới và Việt Nam; đề xuất giải pháp và kiến nghị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy giá trị kè bờ sông Sài Gòn và kênh, rạch nội đô trong kết nối dịch vụ du lịch Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 PHÁT HUY GIÁ TRỊ KÈ BỜ SÔNG SÀI GÒN VÀ KÊNH, RẠCH NỘI ĐÔ TRONG KẾT NỐI DỊCH VỤ DU LỊCHSở Du lịchTP.HCM Hệ thống sông, kênh, rạch và kè bờ sông, kênh, rạch luôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch Thành phố nói chung và phát triển du lịch đường thủy nói riêng. Với tiềm năng và lợi thế gắn liền với hệ thống đó, hoạt động du lịch đường thủy thời gian qua có những bước phát triển khởi sắc, đã mở rộng thêm nhiều dịch vụ du lịch đi kèm góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động khai thác kè bờ sông Sài Gòn và kênh, rạch nội đô gắn với kết nối dịch vụ du lịch vẫn còn không ít tồn tại, khó khăn cần được tháo gỡ. Trong phạm vị Hội thảo “Quy hoạch và phát triển bờ kè sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025”, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tham gia bài tham luận với nội dung (1) làm rõ vai trò của hệ thống sông, kênh, rạch và kè bờ sông, kênh, rạch đối với sự phát triển du lịch tại Thành phố, (2) thực tế hoạt động du lịch đường thủy trên thế giới, ở Việt Nam và đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ bức tranh đó, sẽ đưa ra (3) những nhận xét, đánh giá và đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền để phát triển mạnh mẽ du lịch đường thủy trong thời gian tới. 313 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 1. Vai trò hệ thống sông, kênh, rạch và kè bờ sông, kênh, rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với sự phát triển du lịch 1.1. Vai trò hệ thống sông, kênh, rạch đối với sự phát triển du lịch Địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 2.953 tuyến sông, kênh, rạch với tổng chiều dài 4.368.738m. Trong đó, có 849 các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng tiêu thoát nước với chiều dài 1.094.105m; 112 tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy với chiều dài 975.500m; 1992 tuyến sông, kênh, rạch có chức năng tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển rừng và sản xuất muối với chiều dài 2.299.133m 1. Các tuyến sông, kênh, rạch bằng giao thông thủy có thể từ trung tâm thành phố kết nối với tất cả 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc và liên kết trực tiếp với tất cả các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực. Nhiều tuyến sông, kênh, rạch như kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, rạch Tân Hóa – Lò Gốm rất thuận lợi để phát triển vận tải đường thủy và du lịch sông nước. Đặc biệt, thành phố có 2 tuyến sông chính là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai chảy qua tạo nên mạng lưới sông nhỏ, kênh, rạch chằng chịt. Lợi thế này không những mang lại cho thành phố hệ sinh thái đa dạng, mà còn góp phần quan trọng kết nối giao thông với các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long như Thành phố Hồ Chí Minh – Tiền Giang – An Giang – Phnom Pênh – Siêm Riệp, tuyến du lịch đường sông liên tỉnh từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Đồng Nai, Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương),… Hệ thống sông, kênh, rạch nhiều đã tạo nên hệ thống cảng, bến thủy nội địa cũng rất phong phú, hiện thành phố có khoảng 320 cảng, có 4 cảng biển chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước… Ngoài ra, còn có khoảng 50 bến đò phục vụ giao thông đường thủy. Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, hiện chiếm khoảng 25% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển trong cả nước. Cảng Bến Nghé nằm ...