Danh mục tài liệu

Phát huy vai trò của cố vấn học tập ở các trường Đại học trong tiến trình đổi mới giáo dục bậc Đại học

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 891.27 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày vấn đề phát huy vai trò của cố vấn học tập ở các trường Đại học trong tiến trình đổi mới giáo dục bậc Đại học. Các nội dung bài viết gồm: công cuộc cải cách giáo dục, đào tạo theo tín chỉ, đội ngũ cố vấn học tập, một số kết quả nghiên cứu về cố vấn học tập. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy vai trò của cố vấn học tập ở các trường Đại học trong tiến trình đổi mới giáo dục bậc Đại họcHỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌCVÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC BẬC ĐẠI HỌC Nguyễn Thị Hằng Phương1Lời mở đầu GS.VS. Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam,đã phát biểu trong Hội thảo khoa học về “Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh là thànhviên của WTO – Cơ hội và thách thức”, (tháng 7, 2007) rằng: Giáo dục nước nhà nhưhiện nay là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của Cách mạng, của đổi mới đấtnước. Đặc biệt là từ tháng 10/2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO,đây là mốc quan trọng, mở đường cho hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trên trườngquốc tế, đồng thời kéo theo việc phải có sự chuyển đổi, đổi mới trong giáo dục, vì giáodục đóng vai trò quan trọng trong công cuộc toàn cầu hóa nền kinh tế trí thức.1. Công cuộc cải cách giáo dục Dẫn lời Phó thủ tướng Chính phủ, Nguyễn Thiện Nhân, việc phát triển giáo dụcvà đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để tạo ra và phát huy lợi thếcạnh tranh quốc tế của Việt Nam về nguồn lực con người trong quá trình toàn cầu hoánhư hiện nay. Để làm được điều này, cần sự chung tay của toàn Đảng, của hệ thốngchính trị xã hội, của toàn dân. Đội ngũ các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục(NG&CBQLGD) là những người trực tiếp thực hiện công việc quan trọng này, vì vậy họđang giữ vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng và sự phát triển của hệ thống giáodục quốc dân. Tổ chức Văn hoá và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đãkhuyến cáo: Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt đầu từ người giáo viên. Những năm gần đây, chúng ta tổ chức đồng loạt các cuộc cải cách giáo dục, nhờđó, ít nhiều đã tạo ra được những mô hình chung trong cả nước về các hình thức học tập,phương pháp đánh giá… như việc thi chung đề thi, thí điểm chương trình dạy học ở cácbậc tiểu học, trung học. Trong năm học này, nhiệm vụ toàn ngành là tiếp tục đổi mới1 NCS.ThS – TT Nghiên cứu Phụ nữ, Đại học Quốc gia Hà Nội 259BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAMquản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang triểnkhai xây dựng Hệ thống thông tin quản lý trường học (gọi tắt là V.EMIS) nhằm đẩynhanh tiến độ đổi mới công tác quản lý giáo dục, thực hiện thống nhất từ cấp trường tớicấp Bộ. Như vậy, việc đổi mới công tác quản lý giáo dục là vô cùng cần thiết và cấp báchtrong giai đoạn hiện nay, đổi mới cho tất cả các cấp học, đổi mới trong tư duy của họcsinh và phụ huynh. Nhưng điều cơ bản, cần đổi mới mạnh mẽ nhất, có lẽ là đó là đội ngũgiáo viên, giảng viên, những người đang nắm vai trò then chốt trong sự nghiệp đổi mớigiáo dục nước nhà. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến đội ngũ cố vấnhọc tập (CVHT), là những người đang giữ trọng trách đặc biệt trong hệ thống đào tạotheo tín chỉ ở các trường đại học Việt Nam hiện nay.2. Đào tạo theo tín chỉ Đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, lần đầu tiên được tổ chức tại trường Đại họcHarvard, Hoa kỳ vào năm 1872, sau đó lan rộng ra khắp Bắc Mỹ và thế giới. Đây làphương thức đào tạo theo triết lý “Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm củaquá trình đào tạo”. Ở nước ta, trường Đại học Bách khoa Tp.HCM đã triển khai đào tạotheo hệ thống tín chỉ từ năm học 1993-1994 và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Chođến nay, cả nước đã có hơn 20 trường trong toàn quốc chuyển đổi sang đào tạo theo Hệthống tín chỉ với lộ trình và bước đi hợp lý, mặc dù các trường gặp không ít khó khăntrong quá trình đổi mới này. Sự khác biệt trong đào tạo theo niên chế và tín chỉ là: Nếu như, trong đào tạo theohọc phần – niên chế, sinh viên phải học theo tất cả những gì Nhà trường sắp đặt, khôngphân biệt sinh viên có điều kiện, năng lực tốt, hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn,năng lực yếu; thì ngược lại, đào tạo theo Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên có thể chủđộng học theo điều kiện và năng lực của mình. Những sinh viên giỏi có thể học theođúng hoặc học vượt kế hoạch học tập toàn khóa, kế hoạch học tập từng học kỳ theo gợi ýcủa Nhà trường, để tốt nghiệp theo đúng thời gian chuẩn của chương trình hoặc sớmhơn. Những sinh viên bình thường và yếu có thể kéo dài thời gian học tập trong trườngvà tốt nghiệp muộn hơn. Vì thế, sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập toàn khóa và từnghọc kỳ cho phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của bản thân dưới sự giúp đỡ củagiáo viên chủ nhiệm hay CVHT. Chính điều này là sự đổi mới trong đào tạo bậc đại họcở nước ...

Tài liệu có liên quan: