Bài viết "Phát triển bền vững Hội An từ tài nguyên văn hóa" trình bày về bảo tồn di sản là sử dụng “tài nguyên văn hóa bản địa” làm cốt lõi cho sự sáng tạo của các lĩnh vực trong công nghiệp văn hóa. Đồng thời quá trình đô thị hóa thành phố phải hài hòa giữa khu vực bảo tồn “phố cổ”, đô thị hiện hữu và đô thị mới. Đặc biệt lưu ý gìn giữ bản sắc lối sống, nếp sống truyền thống của cộng đồng dân cư Hội An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển bền vững Hội An từ tài nguyên văn hóa Số 01, 14-23, 2022 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỘI AN TỪ TÀI NGUYÊN VĂN HÓA Nguyễn Thị Hậu1* 1 Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh * Tác giả chịu trách nhiệm chính: nguyenhausg2019@gmail.com Ngày nhận bài: 10.01.2022, Ngày chấp nhận: 25.02.2022, Ngày đăng: 30.03.2022TÓM TẮT:Từ vị thế địa lý và quá trình lịch sử lâu dài trong bối cảnh xứ Quảng - miền Trung, Hội An đã tạolập được sắc thái riêng độc đáo. Ba đặc trưng của Hội An là [1] Đô thị - thương cảng cổ, [2] Đô thịdung hợp nhiều nền văn hóa, [3] Bảo tàng sống của đô thị truyền thống. Những “ADN văn hóa”này đã thể hiện tính hệ thống gắn bó chặt chẽ giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Nếu chúngbiến mất hay biến dạng thì Hội An không còn “tài nguyên văn hóa” là “lợi thế cạnh tranh” trongkhu vực và quốc tế, đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, định hướng phát triển bềnvững cho Hội An phải bắt đầu từ văn hóa. Cùng với bảo tồn di sản là sử dụng “tài nguyên văn hóabản địa” làm cốt lõi cho sự sáng tạo của các lĩnh vực trong công nghiệp văn hóa. Đồng thời quátrình đô thị hóa thành phố phải hài hòa giữa khu vực bảo tồn “phố cổ”, đô thị hiện hữu và đô thịmới. Đặc biệt lưu ý gìn giữ bản sắc lối sống, nếp sống truyền thống của cộng đồng dân cư Hội An.Từ khóa: phố cổ Hội An, di sản văn hóa, tài nguyên văn hóa, bảo tồn và phát triển, phát triển bềnvững SUSTAINABLE DEVELOPMENT HOI AN CITY FROM CULTURAL RESOURCES Nguyen Thi Hau1* 1 University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University of Hochiminh City 10-12 Dinh Tien Hoang, Ben Nghe, District 1, Hochiminh City, Vietnam * Corresponding translator: nguyenhausg2019@gmail.com Received: January 10, 2022, Accepted: Februrary 25, 2022, Published: March 30, 2022ABSTRACT:From its geographical position and long history in the context of Quang Nam - Central Region, HoiAn City has created its own unique nuance. The three characteristics of Hoi An are [1] Urban -ancient trading port; [2] City that merges many cultures; [3] Living museum of traditional urban.These “cultural DNA” have demonstrated the close association between tangible and intangiblecultural heritage. If they disappear or deform, Hoi An will no longer have “cultural resources” as a“competitive advantage” in the region and internationally, ensuring socio-economic development.Therefore, sustainable development orientation for Hoi An must start from culture. Along withheritage conservation is the use of “indigenous cultural resources” as the core for the creation offields in the cultural industry. At the same time, the city’s urbanization process must harmonizebetween the conservation area of the “old town”, the existing urban area and the new urban area.Special attention should be paid to preserving the lifestyle identity, the traditional way of life of theHoi An residential community.Keywords: Hoi An ancient town, cultural heritage, cultural resources, conservation anddevelopment, sustainable development ĐẠI HỌC ĐÔNG Á 2022 14 Số 01, 14-23, 20221. XỨ QUẢNG VÀ HỘI AN 1.1. Miền Trung Việt Nam có thể chia làm ba tiểu vùng địa lý: Bắc Trung bộ (từ Thanh Hóađến Huế), Trung Trung bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Định) và Nam Trung bộ (từ Phú Yên đến BìnhThuận). Đà Nẵng (và trước kia là Hội An) ở vị trí trung điểm và là đầu mối giao thông (đường biển,đường bộ, đường không) ra Bắc vào Nam lên (núi) Tây và xuống (biển) Đông. Nằm giữa đèo Hải Vân và đèo Cù Mông, Trung Trung bộ là một “tiểu vùng văn hóa” trongvùng văn hóa miền Trung. Đây là hai ngọn đèo nổi tiếng về sự hiểm trở, đồng thời cũng là hai cáimốc trong địa lý lịch sử nước ta. Đèo Hải Vân vốn là đất hai châu Ô, Lý của vương quốc Champa,từ năm 1306 đám cưới của vua Chế Mân và công chúa Huyền Trân của nhà Trần đưa vùng đất nàythuộc về Đại Việt, Hải (Ải) Vân trở thành ranh giới giữa Champa và Đại Việt. Cho đến 1471, sautrận chiến ác liệt của vua Lê Thánh Tông ở thành Đồ Bàn, đèo Cù Mông trở thành ranh giới mớigiữa hai quốc gia: phía Bắc thuộc về Đại Việt và phía Nam. Theo sử sách thì vua Lê đã chia làm batiểu quốc: Hoa Anh, Nam Bàn và Champa. Mãi đến năm 1611 khi thành lập Phủ Phú Yên thì đèoCù Mông mới hết vai trò ranh giới “quốc gia” (Nguyễn Thị Hậu, 2018, 426-449). Từ thế kỷ XVIIcông cuộc “Nam tiến” ...
Phát triển bền vững Hội An từ tài nguyên văn hóa
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 520.72 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển bền vững Hội An Phố cổ Hội An Tài nguyên văn hóa Hội An Bảo tồn và phát triển Hội An Phát triển văn hóa Hội An Tạp chí Khoa học Đại học Đông ÁTài liệu có liên quan:
-
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 18: Phố cổ Hội An (Sách Chân trời sáng tạo)
7 trang 369 0 0 -
38 trang 45 0 0
-
Influencer marketing trong thời đại số
8 trang 43 0 0 -
19 trang 38 0 0
-
Phố cổ Hội An - TS. Nguyễn Thị Tình
4 trang 32 0 0 -
8 trang 31 0 0
-
Hội An-Việt Nam - Kiến trúc phố cổ: Phần 1
118 trang 28 0 0 -
8 trang 26 0 0
-
Hỏi và đáp về non nước xứ Quảng: Tập 4
153 trang 26 0 0 -
Bài thyết trình: giới thiệu một số văn hóa ở Việt Nam
20 trang 24 0 0