Danh mục tài liệu

Phố cổ Hội An - Wiki Pedia

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.97 KB      Lượt xem: 38      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết gồm các phần chính: Lịch sử (Thời kỳ tiền Hội An, thời kỳ Hội An, ra đời và phát triển phồn vinh, thời kỳ suy vong); Kiến trúc đô thị (Khu phố cổ, kiến trúc truyền thống, các di tích kiến trúc, chùa đền miếu, nhà thờ tộc, hội quán, chùa Cầu); Văn hóa (Tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, âm nhạc diễn xướng và trò chơi dân gian, ẩm thực dân gian). Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phố cổ Hội An - Wiki PediaPhố cổ Hội AnPhố cổ Hội AnBởi:Wiki PediaPhố cổ Hội AnPhố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng venbiển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam.Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốctế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tâytrong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích củathương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19,do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái,nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắnkhông bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuốithế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ HộiAn dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong nhữngđiểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở ĐôngNam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là nhữngkiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo nhữngtrục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôngiáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đôthị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Cáchội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyềnthống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnhnhững giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóaphi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với nhữngphong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đangđược bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lốisống đô thị.Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999, Tổ chức Giáo dục, Khoahọc và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một disản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chí:1/19Phố cổ Hội An* Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳtrong một thương cảng quốc tế.* Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn mộtcách hoàn hảo.Tên gọiTên gọi Hội An ngày nay được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, nhưng thật khó cóthể xác định chính xác thời điểm ra đời của nó. Theo tác giả Dương Văn An trong cuốnsách Ô Châu cận lục, vào năm 1553, huyện Điện Bàn có 66 xã, trong đó có các xã HoàiPhô, Cẩm Phô, Lai Nghi, nhưng chưa thấy cái tên Hội An được ghi lại. Dưới thời Lê,tấm bản đồ do đại thần Đỗ Bá vẽ in trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ có ghi lần đầu tiên cácđịa danh Hội An phố, Hội An đàm, Hội An kiều. Trên tấm bia Phổ Đà Linh Sơn TrungPhật tại động Hoa Nghiêm, Ngũ Hành Sơn ghi tên những người góp tiền xây dựng chùa,tên làng Hội An được nhắc tới ba lần. Thời chúa Nguyễn Phúc Lan, làng Minh Hươngđược thành lập bên cạnh làng Hội An đã có trước đó. Căn cứ vào văn bản của dinh trấnQuảng Nam thời Minh Mạng gửi trưởng bang Hoa kiều, Hội An phố gồm 6 làng: HộiAn, Minh Hương, Cổ Trai, Đông An, Diêm Hộ, Hoa Phô. Nhà nghiên cứu người PhápAlbert Sallet cho rằng làng Hội An là làng quan trọng nhất trong năm làng tạo nên quầncư Hội An cổ, gồm Hội An, Cẩm Phô, Phong Niên, Minh Hương và An Thọ.Người phương Tây xưa kia gọi Hội An bằng cái tên Faifo. Xuất xứ của cái tên nàyngày nay vẫn tồn tại nhiều giả thuyết. Trong cuốn Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandrede Rhodes in tại Roma năm 1651, chữ Hoài phô được định nghĩa: một làng trong xứCochinchine mà người Nhật ở và gọi là Faifo.Một giả thuyết phổ biến cho rằng Faifoxuất phát từ tên Hội An phố, cái tên sử sách và địa chí Trung, Việt đều nhắc tới. Theomột thuyết khác, sông Thu Bồn trước kia có tên là sông Hoài, nên Hội An còn đượcgọi là Hoài Phố, sau Hoài Phố biến thành Phai Phố, từ đó xuất hiện cái tên Faifo.Trongnhững thư từ, ghi chép của những giáo sĩ, học giả phương Tây, những cái tên Faifo,Faifoo, Fayfoo, Faiso, Facfo... từng xuất hiện nhiều lần. Alexandre de Rhodes trong bảnđồ An Nam gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài ấn hành năm 1651 có ghi rõ tên Haifo. Vềsau, trên bản đồ chính thức của chính quyền Đông Dương, người Pháp đều sử dụng tênFaifo để chỉ Hội An.Lịch sửThời kỳ tiền Hội AnKhu đô thị cổ Hội An nằm gần cửa sông Thu Bồn, con sông lớn nhất của tỉnh QuảngNam. Mặc dù vậy, ngày nay từ trung tâm thành phố tới đến cửa sông cũng không còngần lắm. Hạ lưu sông Thu Bồn khi đổ ra biển Đông được chia thành nhiều nhánh. Nhánhtiếp xúc với khu phố cổ mang tên sông Hội An, còn dòng chảy giữa hai cồn Cẩm Nam2/19Phố cổ Hội Anvà Cẩm Kim là dòng chính của sông Thu Bồn. Trên những bản đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: