Danh mục tài liệu

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Số trang: 39      Loại file: pdf      Dung lượng: 559.71 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày thực trạng chế biến nông, lâm, thủy sản cả nước; Định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam rong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; Khuyến nghị các giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến nông sản trong giai đoạn tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Đỗ Thị Dung(1), Nguyễn Hùng Cường (1), Cấn Thị Thanh Hiền(1), Khổng Thanh Ngân(2), Nguyễn Thị Bích Hạnh(2), Đỗ Khánh Duy(3), Đỗ Thị Hường (4) (1) Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT (2) Trường Cán bộ Quản lý NN&PTNN 1, Bộ NN&PTNT (3) Tổng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT (4) Vụ Pháp chế, Bộ NN&PTNT 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam với lợi thế, tiềm năng sản xuất các nông sản nhiệt đới đa dạng với các sản phẩm nông sản chế biến công nghiệp có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng giá trị tăng thêm khoảng 7 - 8%/năm (giai đoạn 2010 - 2020). Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ( NLTS) được đầu tư theo hướng phát triển chế biến tinh, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ cao để gia tăng giá trị và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Đã hình thành các cơ sở chế biến, các nhà máy, cụm nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm rau quả, thức ăn chăn nuôi, cá tra, tôm, chè, cà phê, điều, gạo, đồ gỗ... ở các vùng nguyên liệu hàng hóa lớn. Cả nước có trên 7.500 cơ sở chế biến NLTS quy mô công nghiệp, trong đó: (1) lĩnh vực trồng trọt có 600 cơ sở chế biến gạo quy mô công nghiệp, 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 7 nhà máy chế biến cà phê hòa tan nguyên chất; 50 nhà máy tinh bột sắn quy mô công nghiệp, 41 nhà máy chế biến đường, 240 doanh nghiệp chế biến cao su; 470 cơ sở chế biến điều, 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu, 150 cơ sở chế rau quả quy mô công suất trên 800 ngàn tấn sản phẩm/năm; 455 cơ sở chế biến chè tổng công suất 450 ngàn tấn chè khô/năm...(2) Lĩnh vực chăn nuôi có 218 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; (3) lĩnh vực thủy sản hiện có 760 doanh nghiệp chế thủy sản; (4) lĩnh vực lâm nghiệp có 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, có 13 nhà máy biến gỗ MDF. 199 Bảng 3. Số lượng doanh nghiệp và ngành hàng chế biến nông sản năm 2021 STT NGÀNH HÀNG CHẾ BIẾN SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP Tổng số Tỷ lệ % CẢ NƯỚC 7.502 100,00 1 Lúa gạo 582 7,8 2 Cà phê 243 3,2 3 Cao su 161 2,1 4 Chè 258 3,4 5 Điều 467 6,2 6 Đường mía 41 0,5 7 Rau quả 154 2,1 8 Hồ tiêu 18 0,2 9 Sắn 500 6,7 10 Thức ăn chăn nuôi 343 4,6 11 Thịt 63 0,8 12 Thủy sản 864 11,5 13 Gỗ 3.808 50,9 (Nguồn: Cục Chế biến và PTTTNS, 2021) Riêng trong hai năm 2018 và 2019 đã có 30 dự án lớn về chế biến NLTS với số vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD đã khởi công xây dựng và một số cơ sở đã hoàn thành đi vào sản xuất. Nhờ đó, cơ cấu sản phẩm chế biến tinh, chế biến sâu trong tổng sản phẩm xuất khẩu bước đầu đã tăng, giá trị NLTS xuất khẩu duy trì mức tăng trưởng khá, xuất siêu ngày càng tăng đưa nông sản Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ phát triển chế biến NLTS giai đoạn 10 năm vừa qua (2010 - 2020) chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu, cơ cấu sản phẩm chế biến chưa hợp lý, đóng góp của công nghiệp chế biến vào gia tăng giá trị chưa cao; tỷ lệ nông sản được chế biến sâu, chế biến tinh hoặc bằng công nghệ cao còn thấp, số doanh nghiệp tham gia chế biến sâu chưa nhiều; công nghệ bảo quản sau thu hoạch chưa đáp ứng được nhu cầu tăng sức sản xuất và đòi hỏi xử lý tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, tổn thất sau thu hoạch còn cao; việc sử dụng các phế phụ phẩm nông sản 200 sau chế biến chưa được quan tâm đúng mức; công nghiệp hỗ trợ để hoàn thiện sản phẩm chậm phát triển. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến, bảo quản còn hạn chế, chưa tạo được đột phá để nâng cao giá trị gia tăng, sức canh tranh của sản phẩm, ngành, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn. Trình độ công nghệ chế biến nhìn chung còn thấp, chưa tạo sức mạnh lan tỏa và thúc đẩy nhanh quá trình thay đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ, thiếu liên kết, không chuyên nghiệp. Thị trường khoa học công nghệ chưa tạo sự gắn kết có hiệu quả giữa nghiên cứu với đào tạo và sản xuất kinh doanh nông sản. Thực trạng này, cùng với những hạn chế của công nghiệp chế biến NLTS làm cho năng suất, chất lượng của nông sản Việt Nam còn thấp, chi phí sản xuất giảm chậm, dẫn đến giá thành còn cao, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nông sản. Công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản trên phạm vi cả nước tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn đang là vấn đề nổi lên được xã hội quan tâm, gây cản trở cho nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường các nước phát triển. 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 2.1. Một số vấn đề lý luận chung - Khái niệm về nông sản chế biến: Nông sản chế biến là những hàng hóa được sản xuất từ nông sản nguyên liệu. Phần lớn chúng là những mặt hàng thực phẩm như đường, mút kẹo, mì ống, các loại bânh, nước xót, xúp... nhưng cũng được coi là hàng hóa công nghiệp như tinh bột đã biến đôi, chất dẻo, penisilin,...Các loại này hợp thành một nhóm hàng hóa có thể coi vừa có cả hai tính chất nông nghiệp và công nghiệp. Chúng là một phần của chính sách nông nghiệp quốc gia, trong đó có chính sách bảo hộ và trợ cấp đề bảo vệ sản xuất nội địa đủ nông s ...

Tài liệu có liên quan: