Danh mục tài liệu

Phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính cho học sinh trung học cơ sở

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 293.10 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nội dung của bài viết này, tác giả giới thiệu nội dung và kết quả chương trình can thiệp cấp độ cá nhân - phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính cho học sinh nhằm mục đích cải thiện hiệu quả thực trạng này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính cho học sinh trung học cơ sởJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0196Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 95-101This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG KIỂM SOÁT HÀNH VI HUNG TÍNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Trần Thị Mỵ Lương Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bạo lực học đường nói riêng và hành vi hung tính nói chung đã trở thành vấn đề mang tính quốc tế. Thực tiễn của các chương trình hoạt động mà các tổ chức xã hội và ngành giáo dục đã triển khai dường như chưa đem lại hiệu quả cao trong việc giảm thiểu biểu hiện hành vi này ở học sinh. Trong nội dung của bài báo này, tác giả giới thiệu nội dung và kết quả chương trình can thiệp cấp độ cá nhân - phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính cho học sinh nhằm mục đích cải thiện hiệu quả thực trạng này. Từ khóa: Hành vi hung tính, kĩ năng kiểm soát hành vi hung tính, học sinh trung học cơ sở.1. Mở đầu Hành vi hung tính nói chung và bạo lực học đường nói riêng được nhiều người coi là đã trởthành một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỉ gần đây ở nhiều quốc gia. Hành vi hung tínhlà đề tài đã và đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực khoahọc khác nhau ở trong và ngoài nước. Trong lịch sử nghiên cứu về hung tính, các nhà khoa học luôn có các cách nhìn nhận khácnhau về cơ chế nảy sinh hung tính ở con người, bao gồm các quan điểm cơ bản sau: quan điểmsinh học (Konrad Lorenz), phân tâm học (S.Freud, A.H. Murray), thuyết xã hội (A. Bandura) vàthuyết nội tâm. Ở Việt Nam, dù chưa có những nghiên cứu về kiểm soát hành vi hung tính củahọc sinh Trung học cơ sở nhưng đã có những nghiên cứu đề cập đến vấn đề bạo lực, đặc biệt làbạo lực học đường như nghiên cứu của PGS. TS Lê Vân Anh, PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Bình,PGS.TS Nguyễn Thị Huệ v.v. Thạc sĩ Nguyễn Đắc Thanh công bố nghiên cứu Phân loại bạo lựchọc đường giữa học sinh và học sinh bậc trung học hiện nay. Trong đó, tác giả đưa ra định nghĩavề “hành vi Bạo lực học đường”, phân loại BLHĐ theo những tiêu chí khác nhau. PGS.TS. Lê VânAnh công bố nghiên cứu về nguyên nhân và giải pháp ngăn ngừa hành vi đánh nhau ở học sinhtrong nhà trường phổ thông [1]. Nguyễn Văn Tường với nghiên cứu Yếu tố nguy cơ dẫn đến bạolực học đường đã đưa ra khái niệm Bạo lực học đường, những yếu tố nguy cơ của hành vi bạo lựchọc đường [3]. PGS. TS Trần Quốc Thành công bố nghiên cứu Các biểu hiện của văn hoá họcđường ở trường phổ thông tại Hội thảo toàn quốc Hội khoa học Tâm lí - Giáo dục Việt Nam năm2009 [5]. Trong giáo trình Tâm lí học xã hội, TS. Nguyễn Đức Sơn và PGS.TS Trần Quốc Thànhxem xét hành vi hung tính gần như tương đồng với khái niệm hành vi xâm kích [6].Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015Liên hệ: Trần Thị Mỵ Lương, e-mail: tranmyluonghnue@gmail.com 95 Trần Thị Mỵ Lương Tóm lại, các nhà nghiên cứu đi trước, các tổ chức xã hội nói chung và ngành giáo dục nóiriêng đã tiến hành thực hiện nhiều chương trình, hoạt động nhằm tuyên truyền để giảm thiểu thựctrạng hành vi này ở học sinh, nhưng hiệu quả thực tế vẫn chưa cao. Trong phạm vi nghiên cứu củabài báo này, chúng tôi xem xét bạo lực học đường là một dạng biểu hiện của hành vi hung tính vàhướng tới việc xây dựng chương trình phát triển kĩ năng kiểm soát hành vi này ở học sinh.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Hành vi hung tính dưới tiếp cận tâm lí học – Định nghĩa hung tính: Hung tính được xác định là kiểu hành vi tấn công gây tổn hại hoặc thương tích cho ngườikhác một cách có chủ ý, vi phạm các chuẩn mực xã hội (pháp luật và đạo đức). Hành vi hung tínhcó thể được lặp đi lặp lại và kéo dài. Theo tài liệu dịch của bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang, hành vi hung tính được lí giải bởinhững cơ chế, tiêu chuẩn chẩn đoán, dấu hiệu nhận biết và các nguyên nhân sau: – Cơ chế của hành vi rối loạn hung tính: Ở người bình thường thì xung lực cân bằng với sự kiểm soát. Nghĩa là còn kiểm soát đượchành vi của mình. Còn đối với người hung tính thì quá trình xung lực mạnh hơn và tạo ra sự mấtcân bằng. Hung tính còn do những tác động của trạng thái bên trong cơ thể (internal states): đó lànhững sai lệch về cấu trúc hoặc bị thương tổn một chức năng gì đó: người ta nhận thấy, trung khukiểm soát hung tính là ở hạnh nhân. – Tiêu chuẩn chẩn đoán: Theo DSM IV thì hung tính được xếp vào các dạng rối loạn hành vi, chúng được chẩn đoántheo một số tiêu chuẩn sau: Một kiểu hành vi lặp đi lặp lại, vi phạm các quyền cơ bản của ...