Danh mục tài liệu

Phát triển kinh tế tri thức - sự lựa chọn tất yếu của Việt Nam hiện nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.41 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích một cách khái quát về quá trình hình thành, khái niệm và đặc trưng của kinh tế tri thức. Từ đó tác giả phân tích xu hướng phát triển kinh tế theo cách thức của kinh tế tri thức ở các nước phát triển hiện nay. Theo xu thế chung đó, sự lựa chọn của Việt Nam theo xu hướng kinh tế tri thức trong quá trình phát triển kinh tế là một yêu cầu tất yếu và khách quan để có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế tri thức - sự lựa chọn tất yếu của Việt Nam hiện nay Lê Thị Sự Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 91 - 96 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC – SỰ LỰA CHỌN TẤT YẾU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Lê Thị Sự* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài viết phân tích một cách khái quát về quá trình hình thành, khái niệm và đặc trưng của kinh tế tri thức. Từ đó tác giả phân tích xu hướng phát triển kinh tế theo cách thức của kinh tế tri thức ở các nước phát triển hiện nay. Theo xu thế chung đó, sự lựa chọn của Việt Nam theo xu hướng kinh tế tri thức trong quá trình phát triển kinh tế là một yêu cầu tất yếu và khách quan để có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp phát triển. Từ khóa: Kinh tế tri thức; xu hướng phát triển; quá trình hội nhập, toàn cầu hóa; chiến lược phát triển Kinh tế tri thức (KTTT) là một khái niệm mới xuất hiện, nó được hiểu như một giai đoạn phát triển mới, cao hơn của nền kinh tế nhân loại. Mặc dù mới xuất hiện, nhưng với tốc độ phát triển nhanh chóng của mình, KTTT đã làm thay đổi một cách căn bản và sâu sắc cục diện nền kinh tế thế giới. Với sự xuất hiện của công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu mới, đặc biệt là sự xuất hiện của công nghệ thông tin, nền kinh tế thế giới đã có những bước nhảy vọt mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử. Ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan…, việc phát triển theo xu hướng tri thức hóa nền kinh tế đã làm cho nền kinh tế của họ phát triển vượt xa nền kinh tế của các nước kém phát triển. Việt Nam đang là một quốc gia đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc lựa chọn con đường phát triển của KTTT là một yêu cầu khách quan của thời đại, nếu không, chẳng những chúng ta không thể “đi tắt, đón đầu” được mà nền kinh tế sẽ càng tụt hậu hơn so với nền kinh tế thế giới.* KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ TRI THỨC Khái niệm kinh tế tri thức Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại là tiền đề cho sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. Với ba phát minh vĩ đại của trí tuệ nhân loại nửa đầu thế kỷ XX: Thuyết tương đối của Anhxtanh, Thuyết * Tel: 01256 356666, Email; lesudhkhtn@gmail.com lượng tử của Blăngcơ và phát hiện ra mật mã di truyền của Oatxơn và Gricơ đã mở đầu cho một thời kỳ mới của khoa học và công nghệ hiện đại. Từ đây, đã tạo ra một hệ thống công nghệ mới, đó là các công nghệ vi điện tử, máy tính, quang điện, laze, vật liệu mới, hạt nhân, gen, tế bào… Đến giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn bùng nổ công nghệ. Từ đó tạo ra một cuộc chạy đua ráo riết để chiếm lĩnh công nghệ cao trước thiên niên kỷ mới. Cuộc cách mạng công nghệ này đã tạo nên bộ mặt mới của nền kinh tế, tạo tiền đề hình thành KTTT và xã hội thông tin. Trong nền kinh tế mới này, tri thức và thông tin đã trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất, hơn cả vốn, nguyên, nhiên liệu và năng lượng. Ngày nay, sự xuất hiện của các ngành công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin đã phát triển rất mạnh mẽ, trở thành trụ cột của các nền kinh tế, tạo ra những biến đổi to lớn trong lực lượng sản xuất và toàn bộ xã hội loài người. Các chuyên gia của tổ chức Liên hợp quốc dự đoán, vào khoảng những năm 2030, ở các quốc gia phát triển, nền KTTT về cơ bản sẽ hình thành, và đến cuối thế kỷ XXI, nhân loại sẽ bước vào thời đại KTTT. Những năm gần đây, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau để chỉ giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế này như: “Kinh tế thông 91 Lê Thị Sự Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ tin”, “kinh tế mạng”, “kinh tế số”; “Kinh tế học hỏi”; “Kinh tế dựa vào tri thức”, “kinh tế dẫn dắt bởi tri thức”, “kinh tế tri thức”. Trong số các tên gọi trên, “kinh tế tri thức” là tên gọi thường được dùng nhất. Tổ chức OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) chính thức dùng từ năm 1996. Cách gọi này nói lên được nội dung của nền kinh tế mới xuất hiện này. Theo tổ chức này, KTTT được định nghĩa là những nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin [5; 98]. Tức là việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định trong phát triển kinh tế, tạo ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống.. Ngoài ra còn có nhiều cách hiểu khác nhau về nền kinh tế mới này. Tuy nhiên, tất cả cách tiếp cận đó đều xoay quanh định nghĩa khái quát của tổ chức OECD. Đặc trưng của kinh tế tri thức Hiện nay, khi nhận định về đặc trưng của KTTT, các ý kiến phần lớn là giống nhau, chỉ khác nhau ở số lượng các đặc trưng. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày một số đặc trưng chủ yếu của nền KTTT như sau: Đặc trưng cơ bản nhất của KTTT đó là nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức hay tri thức trở thành nguồn lực có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Khác với các nền kinh tế đã có trong lịch sử (nền kinh tế nông nghiệp, nền kinh tế công nghiệp), tri thức là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: