Danh mục tài liệu

Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam bằng các công cụ kinh tế - Một số vấn đề trao đổi

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 320.88 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam bằng các công cụ kinh tế - Một số vấn đề trao đổi" tập trung làm rõ những bất cập trong việc sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững một cách toàn diện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam bằng các công cụ kinh tế - Một số vấn đề trao đổi PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM BẰNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI ThS. Nguyễn Thị Hồng Thuý Trường Đại học Hải Phòng Email: hongthuydhhp@gmail.comTóm tắt: Với tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu nhưhiện nay thì kinh tế xanh là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới. Để thực hiện mụctiêu kép tăng trưởng kinh tế và duy trì sự bền vững về môi trường, các nước sử dụng nhiềucông cụ khác nhau, trong đó công cụ kinh tế có tác động tích cực. Tuy nhiên, ở Việt Namviệc sử dụng công cụ này còn nhiều hạn chế. Bài viết tập trung làm rõ những bất cập trongviệc sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xanhgắn với phát triển bền vững một cách toàn diện.Từ khoá: Kinh tế xanh, công cụ kinh tế, bảo vệ môi trường DEVELOPING THE GREEN ECONOMY IN VIET NAM USING ECONOMIC INSTRUMENTS - SOME ISSUES TO DISCUSSAbstract: Due to the current global environmental pollution and climate change, thegreen economy has become a trend in many countries around the world. Countries haveimplemented various instruments in order to realize the dual goals of economic growthand environment sustainability, and economic instruments have brought about positiveimpacts. However, the use of the instrument in Vietnam remains limited. This articlefocuses on identifying deficiencies in applying economic instruments in Vietnam’senvironmental protection , thereby proposing some solutions to improve the effectivenessof this work, as well as ensuring the pursuit of profound economic growth along withsustainable development.Keywords: Green economy, economic instruments, environmental protection1. Đặt vấn đề Trong thời đại ngày nay, các hoạt động của con người, đặc biệt là việc khai thác tàinguyên thiên nhiên một cách bừa bãi đã làm môi trường sống bị ảnh hưởng một cáchnghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra trên toàn cầu, nguy cơ cạn kiệt cácnguồn tài nguyên thiên nhiên và sự nóng lên của trái đất thì vấn đề bảo vệ môi trường luônlà những vấn đề quan trọng nằm trong chiến lược phát triển bền vững của tất cả các nướctrên thế giới. Phát triển kinh tế xanh đã trở thành xu hướng tất yếu của các quốc gia. Ở ViệtNam, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đượcChính phủ ban hành thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong thực hiện phát triển 513bền vững, thông qua các hành động thiết thực, cụ thể. Trong những năm qua, nhà nước đãban hành nhiều văn pháp luật, chương trình, kế hoạch hành động và văn bản chỉ đạo điềuhành về phát triển kinh tế xanh và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “kiên quyết loại bỏ những dự án gâyô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệsinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”(ĐảngCộng sản, 2021). Bên cạnh việc ban hành các thể chế, chính sách thì công cụ kinh tế được nhiều quốcgia sử dụng khá hiệu quả. Thông qua công cụ kinh tế sẽ điều chỉnh hành vi của con ngườinói chung và chủ thể kinh doanh nói riêng theo hướng thân thiện với môi trường. Công cụkinh tế có tác dụng buộc người gây ô nhiễm phải thực hiện các mục tiêu về môi trườngbằng các phương tiện, chi phí hiệu quả nhất; người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm cólợi cho môi trường. Do vậy, sử dụng các công cụ kinh tế sẽ thực hiện tốt mục tiêu kép vừatăng trưởng kinh tế, vừa bảo vệ môi trường.2.Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Bài viết nghiên cứu một cách khái quát về nền kinh tế xanh, các công cụ kinh tếtrong quản lý và bảo vệ môi trường, những bất cập trong thực tiễn áp dụng công cụ kinh tếở Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng, giảm thiểu ônhiễm môi trường thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Bài viết sử dụng các phương pháp lịch sử, lôgic, phân tích, tổng hợp để làm rõ nhữngưu điểm và hạn chế trong việc áp dụng công cụ kinh tế ở Việt Nam, từ đó đề ra các kiến nghịnhằm nâng cao hiệu quả của công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam.3. Nội dung nghiên cứu3.1. Khái quát chung về kinh tế xanh và các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường3.1.1. Kinh tế xanh là gì? Kinh tế nâu được hiểu là nền kinh tế dựa vào các nguồn năng lượng hóa thạch gâyra tình trạng cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường sống của conngười. Để khắc phục này, các quốc gia đã hướng đến xây dựng nền kinh tế xanh. Vậy kinhtế xanh là gì? Nền kinh tế xanh (Tiếng Anh: Green economy) trong vài năm qua đã trở thành mộtkhái niệm trọng tâm trong chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu. Kinh tế xanhđược quốc tế thống nhất sử dụng tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về pháttriển bền vững được tổ chức họp vào tháng 6 năm 2012 tại thành phố Rio de Janeiro,Brazil (gọi tắt là Rio+20). Theo Liên minh châu Âu (EU): “Kinh tế xanh là nền kinh tếtăng trưởng thông minh, bền vững và công bằng”. Nhóm Liên minh kinh tế xanh lại chorằng kinh tế xanh là “nền kinh tế tạo ra chất lượng cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi ngườitrong giới hạn sinh thái của Trái đất”. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)đã đưa ra khái niệm về kinh tế xanh như sau: “Là nền kinh tế mang lại phúc lợi cho conngười và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảmsinh thái” (Đạt Quốc, 2021). 514 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: