Phát triển tư duy toán học cho trẻ tự kỉ qua các trò chơi lego theo cách tiếp cận STEAM
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,014.96 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Phát triển tư duy toán học cho trẻ tự kỉ qua các trò chơi lego theo cách tiếp cận STEAM phân tích giá trị của trò chơi Lego cùng các gợi ý một số trò chơi với Lego theo cách tiếp cận STEAM nhằm hỗ trợ sự phát triển tư duy toán học cho trẻ tự kỉ tuổi mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển tư duy toán học cho trẻ tự kỉ qua các trò chơi lego theo cách tiếp cận STEAM HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0129 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 156-165 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN TƯ DUY TOÁN HỌC CHO TRẺ TỰ KỈ QUA CÁC TRÒ CHƠI LEGO THEO CÁCH TIẾP CẬN STEAM Cao Thị Xuân Mỹ1* và Nguyễn Chí Thành2 1 Khoa Giáo dục Đặc biệt, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 2 Đại học Sư phạm Quốc gia Moscow Tóm tắt. Nghiên cứu về giáo dục STEAM đã và đang được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu và ứng dụng, là xu hướng giáo dục tiên tiến được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, giáo dục STEAM đã được triển khai thực hiện từ những năm 2010 và đã được thực hiện rộng rãi ở các trường học phổ thông, trường mầm non, cũng như trong các nghiên cứu ứng dụng giáo dục. Bài viết phân tích giá trị của trò chơi Lego cùng các gợi ý một số trò chơi với Lego theo cách tiếp cận STEAM nhằm hỗ trợ sự phát triển tư duy toán học cho trẻ tự kỉ tuổi mầm non. Từ khóa: trò chơi lego, giáo dục STEAM, trẻ tự kỉ. 1. Mở đầu Giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia trên thế giới. HIện tại, giáo dục mầm non tại Việt Nam đã và đang dần tiếp cận với các xu hướng giáo dục tiên tiến trên thế giới như Montessori, Reggio Emilia, giáo dục đa trí tuệ... Trong đó có giáo dục STEAM, một trong những phương pháp giáo dục đang được các nhà khoa học nghiên cứu và áp dụng. Việc tiếp cận giáo dục STEAM trong chương trình giáo dục mầm non là một hướng tiếp cận mang lại hiệu quả, ý nghĩa thiết thực đối với người dạy và người học. Bởi trẻ mầm non, trong đó có trẻ rối loạn phổ tự kỉ (ASD), không học qua lí thuyết khô khan mà cần được tiếp thu bằng trải nghiệm trực quan. Cách học này sẽ kích thích sự tò mò, hứng thú khám phá nơi trẻ, ngoài ra còn có thể khơi gợi trí tưởng tượng của trẻ [1]. Với trẻ ASD, điều quan trọng không chỉ là cung cấp cho trẻ kiến thức, kĩ năng và năng lực khắc phục khiếm khuyết mà còn khơi dậy ở trẻ nhu cầu giao tiếp với người khác, khả năng thiết lập mối liên hệ với người lớn và bạn bè đồng trang lứa, đáp ứng phù hợp với những gì đang xảy ra xung quanh, phản ứng một cách cảm xúc với các tình huống trong cuộc sống xã hội bằng nhiều phương tiện khác nhau. Giáo dục trẻ tự kỉ luôn chú trọng đến việc phát triển và thực hiện các công nghệ sư phạm có tính mô hình rõ rệt nhằm tác động điều chỉnh góp phần hình thành lời nói, nhận thức, tăng động lực học tập, kiểm soát hành vi của trẻ. Các đặc điểm trên cho thấy giáo dục STEAM rất phù hợp để áp dụng vào việc dạy học cho trẻ tự kỉ ngay từ nhỏ. Kết quả nghiên cứu của Solvegi Shmulsky, Ken Gobbo, Michelle W. Bower (2019) cho thấy điểm mạnh của học sinh tự kỉ thể hiện trong ba lĩnh vực: chú ý đến chi tiết, khả năng làm theo hướng dẫn, nhận biết và sử dụng các mẫu. Khả năng nhận biết mẫu nhanh chóng và chính xác là rất cần thiết để hiểu các vấn đề và xác định các giải pháp khả thi trong bất kì lĩnh vực nào. Thói quen làm việc nhất quán, sẵn sàng học hỏi và tính kiên trì cũng “có thể là chất xúc tác bởi Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 2/11/2022. Ngày nhận đăng: 29/11/2022. Tác giả liên hệ: Cao Thị Xuân Mỹ. Địa chỉ e-mail: myctx@hcmue.edu.vn 156 Phát triển tư duy toán học cho trẻ tự kỉ qua các trò chơi lego theo cách tiếp cận STEAM sự quan tâm của học sinh đối với môn học” [2]. Những đặc điểm thường gọi là điểm mạnh của tự kỉ liên quan đến thị lực, khả năng quyết đoán, khả năng tập trung, tư duy logic, đam mê công nghệ cũng là ưu thế của học sinh tự kỉ khi tiếp cận với các lĩnh vực STEM (Crespi, 2016) [3]. Ở Mĩ “việc giảng dạy STEM cho trẻ tự kỉ đang trở thành xu hướng quốc gia ở đất nước phương tây này nhằm mục đích tạo cơ hội việc làm cho người tự kỉ trong tương lai cũng như cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp” [4]. Các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động chơi sẽ phát huy được thế mạnh, sở thích của trẻ, giúp trẻ thực hiện và sáng tạo theo ý riêng, được học hỏi thông qua trải nghiệm thực tế, được dung nạp những kiến thức vô cùng gần gũi với cuộc sống xung quanh trẻ. Đồng thời cũng khắc phục được các hạn chế của trẻ giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, trẻ biết đặt câu hỏi và nói những điều cần thiết khi thực hiện hoạt động, biết tương tác với bạn cùng nhóm,… tạo cho trẻ hứng thú khi đến trường và giúp giáo viên phát hiện được những khả năng, năng lực tiềm ẩn của trẻ, giúp trẻ định hướng phát triển cho tương lai. Giáo dục STEAM đáp ứng được những mong muốn này. Giáo dục STEAM đề cao phương diện thực hành trong học tập từ đó rèn luyện cho trẻ năng lực tư duy và sáng tạo là cốt lõi [5]. Một số trò chơi có thể thiết kế theo cách tiếp cận STEAM như trò chơi khám phá khoa học, trò chơi lắp ghép - xây dựng, trò chơi học tập, trò chơi đóng kịch, trò chơi sáng tạo, trò chơi kidsmart,… Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào trò chơi LEGO DUPLO, một trong những chơi mang tính xây dựng sáng tạo, vận dụng Lego làm công cụ tạo ra các trò chơi theo hướng STEAM với mục đích kích thích sự phát triển tư duy toán học cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ tuổi mầm non. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lợi ích của LEGO đối với sự phát triển tư duy của trẻ tự kỉ 2.1.1. Giá trị của LEGO Lego là trò chơi xây dựng LEGO DUPLO được sản xuất bởi tập đoàn giáo dục Đan Mạch GROUP LEGO DACTA (Robert Rasmussen) [6], ra đời từ năm 1932. Trải qua 90 năm các sản phẩm đồ chơi Lego có mặt khắp nơi trên thế giới và phát triển không ngừng. Hiện tại, các bộ trò chơi Lego có: • PRIMA - được thiết kế dành cho trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi; • DUPLO - được thiết kế dành cho trẻ từ 2 tuổi đến 5 tuổi; • FREESTYLE - được thiết kế dành cho trẻ trên 5 tuổi. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển tư duy toán học cho trẻ tự kỉ qua các trò chơi lego theo cách tiếp cận STEAM HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0129 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 156-165 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN TƯ DUY TOÁN HỌC CHO TRẺ TỰ KỈ QUA CÁC TRÒ CHƠI LEGO THEO CÁCH TIẾP CẬN STEAM Cao Thị Xuân Mỹ1* và Nguyễn Chí Thành2 1 Khoa Giáo dục Đặc biệt, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 2 Đại học Sư phạm Quốc gia Moscow Tóm tắt. Nghiên cứu về giáo dục STEAM đã và đang được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu và ứng dụng, là xu hướng giáo dục tiên tiến được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, giáo dục STEAM đã được triển khai thực hiện từ những năm 2010 và đã được thực hiện rộng rãi ở các trường học phổ thông, trường mầm non, cũng như trong các nghiên cứu ứng dụng giáo dục. Bài viết phân tích giá trị của trò chơi Lego cùng các gợi ý một số trò chơi với Lego theo cách tiếp cận STEAM nhằm hỗ trợ sự phát triển tư duy toán học cho trẻ tự kỉ tuổi mầm non. Từ khóa: trò chơi lego, giáo dục STEAM, trẻ tự kỉ. 1. Mở đầu Giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia trên thế giới. HIện tại, giáo dục mầm non tại Việt Nam đã và đang dần tiếp cận với các xu hướng giáo dục tiên tiến trên thế giới như Montessori, Reggio Emilia, giáo dục đa trí tuệ... Trong đó có giáo dục STEAM, một trong những phương pháp giáo dục đang được các nhà khoa học nghiên cứu và áp dụng. Việc tiếp cận giáo dục STEAM trong chương trình giáo dục mầm non là một hướng tiếp cận mang lại hiệu quả, ý nghĩa thiết thực đối với người dạy và người học. Bởi trẻ mầm non, trong đó có trẻ rối loạn phổ tự kỉ (ASD), không học qua lí thuyết khô khan mà cần được tiếp thu bằng trải nghiệm trực quan. Cách học này sẽ kích thích sự tò mò, hứng thú khám phá nơi trẻ, ngoài ra còn có thể khơi gợi trí tưởng tượng của trẻ [1]. Với trẻ ASD, điều quan trọng không chỉ là cung cấp cho trẻ kiến thức, kĩ năng và năng lực khắc phục khiếm khuyết mà còn khơi dậy ở trẻ nhu cầu giao tiếp với người khác, khả năng thiết lập mối liên hệ với người lớn và bạn bè đồng trang lứa, đáp ứng phù hợp với những gì đang xảy ra xung quanh, phản ứng một cách cảm xúc với các tình huống trong cuộc sống xã hội bằng nhiều phương tiện khác nhau. Giáo dục trẻ tự kỉ luôn chú trọng đến việc phát triển và thực hiện các công nghệ sư phạm có tính mô hình rõ rệt nhằm tác động điều chỉnh góp phần hình thành lời nói, nhận thức, tăng động lực học tập, kiểm soát hành vi của trẻ. Các đặc điểm trên cho thấy giáo dục STEAM rất phù hợp để áp dụng vào việc dạy học cho trẻ tự kỉ ngay từ nhỏ. Kết quả nghiên cứu của Solvegi Shmulsky, Ken Gobbo, Michelle W. Bower (2019) cho thấy điểm mạnh của học sinh tự kỉ thể hiện trong ba lĩnh vực: chú ý đến chi tiết, khả năng làm theo hướng dẫn, nhận biết và sử dụng các mẫu. Khả năng nhận biết mẫu nhanh chóng và chính xác là rất cần thiết để hiểu các vấn đề và xác định các giải pháp khả thi trong bất kì lĩnh vực nào. Thói quen làm việc nhất quán, sẵn sàng học hỏi và tính kiên trì cũng “có thể là chất xúc tác bởi Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 2/11/2022. Ngày nhận đăng: 29/11/2022. Tác giả liên hệ: Cao Thị Xuân Mỹ. Địa chỉ e-mail: myctx@hcmue.edu.vn 156 Phát triển tư duy toán học cho trẻ tự kỉ qua các trò chơi lego theo cách tiếp cận STEAM sự quan tâm của học sinh đối với môn học” [2]. Những đặc điểm thường gọi là điểm mạnh của tự kỉ liên quan đến thị lực, khả năng quyết đoán, khả năng tập trung, tư duy logic, đam mê công nghệ cũng là ưu thế của học sinh tự kỉ khi tiếp cận với các lĩnh vực STEM (Crespi, 2016) [3]. Ở Mĩ “việc giảng dạy STEM cho trẻ tự kỉ đang trở thành xu hướng quốc gia ở đất nước phương tây này nhằm mục đích tạo cơ hội việc làm cho người tự kỉ trong tương lai cũng như cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp” [4]. Các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động chơi sẽ phát huy được thế mạnh, sở thích của trẻ, giúp trẻ thực hiện và sáng tạo theo ý riêng, được học hỏi thông qua trải nghiệm thực tế, được dung nạp những kiến thức vô cùng gần gũi với cuộc sống xung quanh trẻ. Đồng thời cũng khắc phục được các hạn chế của trẻ giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, trẻ biết đặt câu hỏi và nói những điều cần thiết khi thực hiện hoạt động, biết tương tác với bạn cùng nhóm,… tạo cho trẻ hứng thú khi đến trường và giúp giáo viên phát hiện được những khả năng, năng lực tiềm ẩn của trẻ, giúp trẻ định hướng phát triển cho tương lai. Giáo dục STEAM đáp ứng được những mong muốn này. Giáo dục STEAM đề cao phương diện thực hành trong học tập từ đó rèn luyện cho trẻ năng lực tư duy và sáng tạo là cốt lõi [5]. Một số trò chơi có thể thiết kế theo cách tiếp cận STEAM như trò chơi khám phá khoa học, trò chơi lắp ghép - xây dựng, trò chơi học tập, trò chơi đóng kịch, trò chơi sáng tạo, trò chơi kidsmart,… Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào trò chơi LEGO DUPLO, một trong những chơi mang tính xây dựng sáng tạo, vận dụng Lego làm công cụ tạo ra các trò chơi theo hướng STEAM với mục đích kích thích sự phát triển tư duy toán học cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ tuổi mầm non. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lợi ích của LEGO đối với sự phát triển tư duy của trẻ tự kỉ 2.1.1. Giá trị của LEGO Lego là trò chơi xây dựng LEGO DUPLO được sản xuất bởi tập đoàn giáo dục Đan Mạch GROUP LEGO DACTA (Robert Rasmussen) [6], ra đời từ năm 1932. Trải qua 90 năm các sản phẩm đồ chơi Lego có mặt khắp nơi trên thế giới và phát triển không ngừng. Hiện tại, các bộ trò chơi Lego có: • PRIMA - được thiết kế dành cho trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi; • DUPLO - được thiết kế dành cho trẻ từ 2 tuổi đến 5 tuổi; • FREESTYLE - được thiết kế dành cho trẻ trên 5 tuổi. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học giáo dục Trò chơi lego Giáo dục STEAM Phát triển tư duy toán học Trẻ tự kỉ tuổi mầm nonTài liệu có liên quan:
-
11 trang 480 0 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 390 0 0 -
5 trang 325 0 0
-
206 trang 310 2 0
-
56 trang 294 2 0
-
Sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học học phần Triết học Mác-Lênin
4 trang 262 0 0 -
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 243 1 0 -
Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học môn Toán
10 trang 243 0 0 -
6 trang 206 0 0
-
Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh: Dạy học ở hiện tại - chuẩn bị cho tương lai
5 trang 206 1 0