Danh mục tài liệu

PHẪU THUẬT DỊ TẬT SỌ MẶT

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 363.56 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thoát vị não màng não (TVNMN) vùng trán mũi là bệnh lý hiếm gặp trong bệnh lý ngoại thần kinh nhi ở Việt Nam. TVNMN vùng trán mũi làm biến dạng nặng nề vùng sọ mặt, ảnh hưởng nhiều đến chức năng và thẩm mỹ. Bốn mươi mốt trường hợp TVNMN vùng trán mũi đã được chẩn đoán, điều trị thành công tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Không xảy ra biến chứng hoặc tái phát sau mổ. Nhiều cải tiến kỹ thuật về đường rạch da, cách mở sọ, chuẩn bị trước mổ, trong lúc mổ… lần đầu tiên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHẪU THUẬT DỊ TẬT SỌ MẶT PHẪU THUẬT DỊ TẬT SỌ MẶT TẠI BV CHỢ RẪY 2001 - 2008 PGS.TS. BS Dương Minh Mẫn TÓM TẮT Thoát vị não màng não (TVNMN) vùng trán mũi là bệnh lý hiếm gặp trongbệnh lý ngoại thần kinh nhi ở Việt Nam. TVNMN vùng trán mũi làm biến dạngnặng nề vùng sọ mặt, ảnh hưởng nhiều đến chức năng và thẩm mỹ. Bốn mươi mốt trường hợp TVNMN vùng trán mũi đã được chẩn đoán, điềutrị thành công tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Không xảy ra biến chứng hoặc tái phát saumổ. Nhiều cải tiến kỹ thuật về đường rạch da, cách mở sọ, chuẩn bị trước mổ,trong lúc mổ… lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Đặc biệt trong đợt mổtháng 5/2008, phẫu thuật tái tạo mũi mặt không để lại vết sẹo trên da mặt. 1. Đặt vấn đề: Thoát vị não – màng não (TVNMN) vùng trán mũi là một trong các bệnh lýdị tật sọ mặt (DTSM) thường xảy ra ở các quốc gia vùng Đông Nam Á, đặc biệt ởThái Lan, Malaysia, Burmo, tần suất 1/6000 trẻ sơ sinh; chiếm tỷ lệ thấp so vớiTVNMN vùng chẩm 9,5/2 (1,2) Y văn nói về TVNMN vùng trán mũi ở Việt Nam gần như chưa có, tuynhiên bệnh lý này được phát hiện khá nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, qua các đợtkhám bệnh giúp đỡ người dân tộc. Từ năm 2001 đến tháng 4 năm 2008, chúng tôiđã tầm soát được 41 trường hợp TVNMN vùng trán mũi,và đã phẫu thuật các bệnhnhi bị khuyết tật này tại Bệnh viện Chợ Rẫy, với kết quả khá tốt: không có cácbiến chứng, không tái phát sau mổ. Đã áp dụng nhiều cải tiến kỹ thuật về đườngrạch da, mở sọ, chuẩn bị trước mổ, và trong lúc mổ… 2. Hoạt động của nhóm Phẫu thuật dị tật sọ mặt (PTDTSM) BV ChợRẫy 2.1. Dấu mốc năm tháng 13/6 – 23/6/2001: Đoàn phẫu thuật Nụ cười Úc - Operation  Smile Australia (OSA) đến BVCR mổ các trường hợp biến dạng sọ mặt, không mổ TVNMN vùng mặt.(Khám 10 bệnh nhân, phẫu thuật 5 trường hợp). 16/4 – 26/4/2004: OSA kết hợp BVCR mổ 4 TVNMN vùng  trán mũi.(Khám 14 bệnh nhân, phẫu thuật 5 trường hợp). 5/2004 – 3/2005: nhóm PTDTSM BVCR mổ tiếp 18 ca  TVNMN vùng trán mũi. 22/4 – 02/5/2006: OSA kết hợp với BVCR: mổ 5 ca TVNMN  vùng trán mũi. (Khám 16 bệnh nhân, phẫu thuật 6 trường hợp). 28/4 – 28/4/2007: OSA kết hợp với BVCR: mổ 4 ca TVNMN  vùng trán mũi. (Khám 18 bệnh nhân, phẫu thuật 5 trường hợp). 19/11/2007 –23/11/2008: nhóm PTDTSM BVCR mổ 06 ca  TVNMN vùng trán mũi. 17/5-25/05/2008: OSA kết hợp với BVCR: mổ 4 ca TVNMN  vùng trán mũi. (Khám 7 bệnh nhân, phẫu thuật 5 trường hợp). 2.2. Số liệu BN TVNMN vùng trán mũi: tổng số ca mổ là 41 ca OSA kết hợp BVCR: 17 ca  Nhóm PTDTSM BVCR 24 ca  Các bệnh lý mặt: 5 ca  Đã có 5 đợt phối hợp phẫu thuật giữa OSA – BVCR (2004-  2008) 2.3 Tổ chức hoạt động Tổ chức tốt nhóm phẫu thuật dị tật sọ mặt là chìa khoá quyết định sự thànhcông. Chúng tôi đã tổ chức và điều phối hiệu quả một ê kíp phẫu thuật có kỷ luật,tuân thủ các quy trình chẩn đoán, điều trị như: - Tiếp nhận bệnh nhi: có mẫu bệnh án, chụp hình chân dung có tên tuổitrên hình để tránh nhầm lẫn. - Gây mê – hồi sức: các bệnh nhi được theo dõi kỹ trong lúc mổ và saumổ; chú ý tới các chi tiết nhỏ nhất, như ủ ấm, theo dõi nhiệt độ thường xuyên,... - Kíp mổ Ngoại thần kinh – Thẩm mỹ mũi mặt phối hợp nhịp nhàng,không để thời gian chết trong lúc mổ, mỗi ca mổ đều có cải tiến kỹ thuật để cuộcmổ tốt hơn, mất ít thời gian hơn. Nhóm PTDTSM đã hình thành các bộ phận chuyên trách cho loại phẫuthuật này như: - Ngoại thần kinh: Mở sàn sọ trước, tái tạo thoát não-màng não.  Mở và đóng da – xương sọ.  Làm VP shunt  - Phẫu thuật tạo hình: Chỉnh hình, tái tạo mũi mặt, hốc mắt… - Gây mê: Chuyên trách gây mê.  Đặt dẫn lưu dịch não tủy vùng thắt lưng trong lúc mổ.  - Hồi sức: sau mổ. - Chẩn đoán hình ảnh: chụp CT não và Xquang phổi. - Y xã hội: lo lắng chỗ ăn ở - đi về cho bệnh nhân và thân nhân. Từ năm 2004 đến năm 2006: Đoàn OSA qua BVCR gồm 14 người, trongđó có 2 phẫu thuật viên thần kinh và 1 bác sỹ gây mê. Từ năm 2007 đến năm 2008: Đoàn OSA qua BVCR chỉ còn 6 người, khôngcó phẫu thuật viên thần kinh và bác sỹ gây mê do BVCR đã đảm nhận tốt côngviệc này. Số liệu nghiên cứu: ...