Danh mục tài liệu

Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.27 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em là một tài liệu hữu ích cho các cán bộ cộng đồng trong quá trình tham gia thảo luận về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em, từ đó thực hiện tốt hơn nữa vai trò công tác xã hội của mình.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em Hướng dẫn thảo luận với Cán bộ cộng đồng Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em Hướng dẫn thảo luận với Cán bộ cộng đồng ISBN: 978-0-9925214-6-2 Bản quyền © 2014, Tầm nhìn Thế giới Việt Nam Bất cứ phần nào trong tài liệu này cũng có thể được sử dụng và chuyển thể với yêu cầu ghi rõ nguồn trích dẫn. Phiên bản điện tử có thể được tải về từ http://www.childsafetourism.org và http://wvi.org/asiapacific/childsafetourism. Mọi ý kiến trao đổi, góp ý, xin gửi về địa chỉ childsafetourism@wvi.org. Hình ảnh: Tất cả các hình ảnh sử dụng trong tài liệu này đều do Tầm nhìn Thế giới giữ bản quyền. Ảnh bìa là do Le Thiem Xuan thực hiện. Những hình ảnh trẻ em, được sử dụng trong các tài liệu này chỉ nhằm để minh họa cho các nội dung của Dự án Tuổi thơ, không phải là hình ảnh thực tế của các nạn nhân bị xâm hại tình dục. Tầm nhìn Thế giới tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ trẻ em trong việc chụp hình trẻ. Tài liệu được thiết kế bởi Inis Communication. Dự án Tuổi thơ là một sáng kiến của Chính phủ Úc, nhằm bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục trong hoạt động du lịch, tại Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam (2011-2014). Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em Hướng dẫn thảo luận với Cán bộ cộng đồng Hướng dẫn thảo luận với Cán bộ cộng đồng Lời cảm ơn Mục lục Tài liệu này được thực hiện dưới sự điều phối của bà Aarti Kapoor, giám đốc Chương trình, và bà Afrooz Kaviani Johnson, giám đốc Kỹ thuật, Dự án Tuổi thơ, với sự hợp tác của một số cơ quan và cá nhân khác. Cảm ơn bà Anita Dodd, chuyên gia tư vấn, đã phát triển phiên bản đầu tiên của Tài liệu này năm 2012. Cảm ơn các ông Chalermrat Chaiprasert, ông Chanda Phang, ông Chansamone Bouakhamvongsa, và ông Nguyễn Khánh Hội, điều phối viên quốc gia của Dự án Tuổi thơ, tại các nước Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam, đã cung cấp thông tin, thử nghiệm và thích ứng Tài liệu này tại quốc gia của mình, trong giai đoạn 2012-2014. Cảm ơn các đồng nghiệp Kristine Mikhailidi, cán bộ phụ trách Chương trình Bảo vệ Trẻ em, và Leen Decadt, cố vấn Bảo vệ Trẻ em của Tầm nhìn Thế giới quốc tế, cũng như những người sử dụng đã cung cấp thông tin và những phản hồi quý báu cho Tài liệu này. Cảm ơn bà Verity Kowal, cán bộ truyền thông, Dự án Tuổi thơ, đã hoàn thiện phiên bản gốc tiếng Anh của Tài liệu này. Cuối cùng, xin cảm ơn ông Nguyễn Xuân Hòa và ông Nguyễn Quốc Phong, hai cán bộ của Dự án Tuổi thơ tại Việt Nam, đã hiệu đính phiên bản tiếng Việt cho Tài liệu này để xuất bản trong năm 2014. Lời tựa ii Giới thiệu iv Mục đích của Tài liệu v Sử dụng tài liệu như thế nào? vi Phần 1: Chuẩn bị 1 Ai có thể điều hành thảo luận? 3 Ai nên tham gia vào thảo luận? 3 Kết quả mong đợi của thảo luận là gì? 5 Cần chuẩn bị những gì cho thảo luận? 6 Cần bao nhiêu thời gian cho thảo luận? 8 Những hướng dẫn đặc biệt cho tập huấn bảo vệ trẻ em 10 Phần 2: Hướng dẫn 13 Phần 3. Phụ lục 53 Phục lục 1: Tài liệu phát tay 55 Phục lục 2: Mẫu danh sách đăng ký tham dự 68 Phục lục 3: Mẫu đánh giá trước thảo luận 69 Phục lục 4: Mẫu đánh giá sau thảo luận 70 Phục lục 5: Thẻ phản hồi đánh giá trước và sau thảo luận 71 Phục lục 6: Mẫu phân tích kết quả đánh giá trước và sau thảo luận 72 Phục lục 7: Kịch bản tình huống 73 Phục lục 8: Mẫu thu thập ý kiến phản hồi 76 Phục lục 9: Mẫu báo cáo sau thảo luận 78 Hướng dẫn thảo luận với Cán bộ cộng đồng Lời tựa Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của ngày càng nhiều du khách nước ngoài. Số lượng người du lịch trong nước cũng tăng lên do thu nhập và chất lượng sống của người dân được cải thiện. Phát triển du lịch cũng đồng thời tạo nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế, xã hội và trao đổi văn hóa. Đương nhiên trẻ em Việt Nam nói chung được hưởng lợi tạo ra từ du lịch. Nhưng không thể không cảnh báo các nguy cơ xâm hại tình dục và bóc lột trẻ em cũng bởi du lịch, đặc biệt ở những nơi có lưu lượng du khách lớn. Xâm hại tình dục và bóc lột trẻ em có xu hướng gia tăng và diễn ra ngày càng phức tạp hơn như là một trong những hậu quả không mong đợi của sự nới lỏng di cư, sự phát triển các vùng công nghiệp mới và sự thúc đẩy kinh tế du lịch. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các tác động tiêu cực đến trẻ em của tăng trưởng du lịch lại chưa được nghiên cứu và cảnh báo đầy đủ. Một số ít những người lập chính sách, những người quản lý và kinh doanh du lịch, cha mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng như người dân chỉ biết đến tác động tiêu cực này thông qua một vài vụ án người nước ngoài đến Việt Nam và xâm hại tình dục trẻ em được các kênh thông tin đại chúng đề cập. Tôi xin cảm ơn sáng kiến và sự đóng góp của Chính phủ Úc cho việc Bảo vệ trẻ em trong hoạt động du lịch ở các nước tiểu vùng sông Mê- kông, trong đó có Việt Nam! Cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật hiệu quả của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới, Cơ quan phòng chống Tội phạm và Ma túy của Liên Hợp Quốc cho Dự án Tuổi thơ! Tôi tin tưởng rằng những tài liệu này sẽ được đón nhận và sử dụng tích cực nhất! Đặng Hoa Nam Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc t ...