Danh mục tài liệu

Phòng trừ sâu bệnh Thanh Long theo VietGAP

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 131.90 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kiến cắn đục phá gốc cây làm hư hom giống, cành non, tai lá, nụ hoa, trái non, trái chín gây ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm..Vệ sinh vườn, dọn sạch các cành cây, lá khô trong vườn để không cho kiến có nơi ẩn náu. Ở những vườn bị nhiễm nặng, khi cây có nụ hoa, có thể sử dụng thuốc hóa học để trị nhưng phải bảo đảm thời gian cách ly an toàn. Không sử dụng thuốc hóa học trên trái một tuần trước khi thu hoạch. Sử dụng nước đường hoặc bả dừa khô trộn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng trừ sâu bệnh Thanh Long theo VietGAP Phòng trừ sâu bệnh Thanh Long theo VietGAPKiến cắn đục phá gốc cây làm hư hom giống, cành non,tai lá, nụ hoa, trái non, trái chín gây ảnh hưởng đến giátrị thương phẩm.Vệ sinh vườn, dọn sạch các cành cây, lá khô trong vườn đểkhông cho kiến có nơi ẩn náu.Ở những vườn bị nhiễm nặng, khi cây có nụ hoa, có thể sửdụng thuốc hóa học để trị nhưng phải bảo đảm thời gian cáchly an toàn. Không sử dụng thuốc hóa học trên trái một tuầntrước khi thu hoạch.Sử dụng nước đường hoặc bả dừa khô trộn với thuốc hóa học(Regent) để diệt kiến sau khi thu hoạch.Bọ cánh cứng thường gây hại ở vỏ và tai trái gây vếtthương tạo điều kiện cho nấm bệnh và vi khuẩn gây hạilàm giảm mẫu mã của trái.Vệ sinh vườn, phát quang bụi rậm, cỏ dại, bón phân chuồnghoai. Bọ trưởng thành có kích thước khá lớn, dễ phát hiệnnên biện pháp tốt nhất là bắt bằng tay.Biện pháp hoá học: Có thể dùng các loại thuốc hóa học nằmtrong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp & PTNT nhưnhóm cúc tổng hợp, thuốc có nguồn gốc sinh học để phun vàlưu ý thời gian cách ly của sản phẩm.Ruồi đục trái là đối tượng nguy hiểm và là đối tượngkiểm dịch rất khắt khe của nhiều nước trên thế giới. Ruồicái chích vào vỏ trái và đẻ trứng vào bên trong, bên ngoàilớp vỏ có dấu chích sẽ biến màu nâu, khi trứng nở thànhgiòi ăn phá bên trong trái làm thối và rụng trái.Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy trái rụng. Thu hoạchtrái chín kịp thời. Áp dụng biện pháp bao trái.Sử dụng pheromone bẫy ruồi đực (Flykil 95 EC, Vizubon-D):Tẩm pheromone có trộn thuốc trừ sâu vào miếng thấm; Gắnvào bẫy và treo lên cây; Tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vàobẫy; Mỗi 2 tuần thay thuốc 1 lần; Nên treo bẫy đồng loạt trêndiện rộng.Phun mồi protein (SofriProtein + Fipronil 5% SC): Ruồithành trùng cần ăn protein để con cái phát triển trứng, conđực phát triển tinh trùng. Ưu điểm của phương pháp này làgiết cả ruồi cái và ruồi đực, lượng thuốc trừ sâu sử dụng ít, antoàn cho côn trùng có ích.Ốc sên và sên dẹp (sên nhớt, sên trần, con bà chằng) pháttriển mạnh trong mùa mưa. Ban ngày ẩn nơi ẩm, mát,dưới lớp rơm tủ, ban đêm chúng xuất hiện và ăn pháphần non của cành, hoa, trái thanh long.Vệ sinh vườn, dọn sạch cỏ dại vào mùa mưa. Tẩm thuốc diệtốc (Deadline Bullet, Yellow-K) vào bông, trái đặt bả nơi sên,ốc hay tập trung.Ngoài ra còn có các dịch hại khác như bọ trĩ, rầy mềm, bọxít, sâu ăn tạp(sâu da láng), ngài chích hút hại trái, tuyếntrùng hại rễ.Bệnh thối cành do nấm Alternaria sp. gây ra thường xảyra vào mùa nắng. Thân cành bị thối mềm có màu vàngnâu, vết thối thường bắt đầu từ ngọn xuống.Cung cấp đủ nước cho cây vào mùa nắng. Tránh tưới cây vàolúc trời nắng gắt. Bón phân cân đối. Vườn phải thoát nướctốt. Cắt bỏ cành bị bệnh và tiêu hủy.Có thể dùng các sản phẩm đặc trị bệnh thán thư trên thanhlong nằm trong danh mục cho phép của Bộ NN&PTNT vàcác sản phẩm nguồn gốc sinh học phun trừ.Bệnh đốm nâu trên thân cành do nấm Gloeosporiumagaves gây ra. Thân cành thanh long có những đốm trònnhư mắt cua màu nâu. Vết bệnh nằm rải rác hoặc tậptrung, thường kéo dài thành từng vệt dọc theo thân cành.Vệ sinh vườn, cắt và tiêu huỷ cành bệnh. Có thể dùng cácloại thuốc như Dithane M45 80WP, Manozeb 80WP để phuntrừ.Bệnh thán thư do nấm Colletorichum gloeosporioidesgây ra. Bệnh gây hại chủ yếu trên hoa, trái. Trên hoa,nấm tạo thành những đốm đen nhỏ làm hoa bị khô đen vàrụng, trên trái già và chín có những đốm đen hơi tròn lõmvào vỏ. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiếtnóng ẩm, mưa nhiều.Tỉa cành cho cây thông thoáng, loại bỏ cành bị sâu bệnh,không cho cành tiếp xúc với đất. Tiêu hủy các cành bị bệnhnặng.Phun thuốc phòng bệnh (Nustar, Antracol, Anvil) khi điềukiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển (mưa nhiều).Những qui định về sử dụng hóa chất (bao gồm cả thuốcbảo vệ thực vật (BVTV)Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phảiđược tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc BVTV và cácbiện pháp sử dụng bảo đảm an toàn.Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc BVTV và chất điềuhòa sinh trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người cóchuyên môn về lĩnh vực BVTV.Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM),quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụngthuốc BVTV.Sử dụng hóa chất tuân theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc,đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách).Các hỗn hợp hóa chất và thuốc BVTV dùng không hết cầnđược xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ vàthường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ cầnđược xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.Kho chứa hóa chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng ởnơi thoáng mát, an toàn, có nội quy và được khóa cẩn thận.Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu. Chỉ những ngườicó trách nhiệm mới được vào ...