Danh mục tài liệu

Phú Yên: Vài Thắng Cảnh 1

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.89 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vực Phun Phú Yên: Từ Phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa đi về phía Tây theo trục đường ĐT 645, rồi rẽ về phía Nam xã Hoà Mỹ Tây thuộc huyện Tây Hòa, đi thẳng vào vùng núi Đá Đen, rồi ngược lên đầu nguồn sông Bánh Lái sẽ thấy một thác nước của dòng suối Cái cao15 m tuôn xuống giữa hai bên vách núi rất kỳ vĩ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phú Yên: Vài Thắng Cảnh 1Vực Phun Phú Yên:Từ Phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa đi về phía Tây theo trục đường ĐT645, rồi rẽ về phía Nam xã Hoà Mỹ Tây thuộc huyện Tây Hòa, đi thẳng vàovùng núi Đá Đen, rồi ngược lên đầu nguồn sông Bánh Lái sẽ thấy một thácnước của dòng suối Cái cao15 m tuôn xuống giữa hai bên vách núi rất kỳ vĩ.Thác nước tung bọt trắng xoá, reo ì ầm giữa rừng xanh hoang vu. Dưới tháclà một vực nước sâu xanh ngắt. Nhìn thác từ xa, ta có cảm giác như cột nướcphun lên từ lòng vực, có lẽ vì thế mà người ta gọi là “ Vực Phun”.Đến với Vực Phun, đến với núi rừng xã Hoà Mỹ Tây, du khách không chỉthưởng ngoạn cảnh non nước trữ tình, quyến rũ, mà còn có thể kết hợpnghiên cứu những di tích văn hoá như chùa Hương Tích là một trong nhữngngôi chùa cổ ở Phú yên.--------------------------------------------------------------------------------Đầm Ô Loan Phú YênĐầm Ô Loan thuộc địa phận huyện Tuy An, có diện tích toàn mặt nước là1.570ha, cách thành phố Tuy Hoà về phía bắc 20 km. Nước trong đầm thuộcloại nước lợ (nước xà hai) do đầm ăn thông ra biển bằng cửa Lễ Thịnh, đưanước mặn vào đầm mỗi khi thuỷ triều lên; đầm cũng nhận nước ngọt từ sôngCái và các con suối nhỏ chung quanh đổ vào. Do thế đất đồi là đất sỏi nhớtnên mùa mưa làm xói lở, kéo theo lượng phù sa khá lớn bồi lắng lòng đầm.Do vậy, lòng đầm chỗ sâu nhất khoảng 6 mét, chỗ cạn, thường là ven bờ,khoảng trên 1 mét. Riêng phía trên cửa Lễ Thịnh thuộc địa phận An Hải mựcnước sâu tới 10 mét.Tuy vậy, khi đứng trên đỉnh đèo Quán Cau, du khách phóng tầm nhìn baoquát khắp cả vùng thì đầm Ô Loan như một mặt hồ rộng yên ả được bao bọcbởi những dãy đồi thấp thoai thoải với những ruộng mía xanh ngắt…Nhìn từphía nam, đầm Ô Loan giống như chim phượng hoàng đang xoải cánh, còntrên bản đồ Ô Loan giống con thiên nga đang thong thả bay trên bầu trời caoxanh thăm thẳm.Cũng từ đỉnh đèo Quán Cau nhìn xuống, khi tầm mắt chạm vào núi Từ Bi cómột doi đất chảy ra đầm Ô Loan, thì lại thấy đầm trông giống như con chimhạc vừa giang đôi cánh rộng vừa vục đầu xuống đầm uống nước. Núi Từ Bilà một nhánh nhỏ của đèo Quán Cau, có con suối cùng tên Từ Bi, bắt nguồntừ hòn Chồng. Suối chảy ngoằn ngoèo qua các khe núi rồi đổ ra đầm, tạonên cảnh quan thơ mộng.Từ mạn Tây Bắc chạy ra tới An Ninh Đông là bãi cát vàng óng, có rừng philao chạy dài theo men bờ nước, xưa kia là nơi trú ẩn của các loài chim thúnhư le le, chàng bè, bồ nông, cò, diệc và nhiều nhất là vịt nước. Chúng sinhsống thành từng đàn, bắt cá dưới lòng đầm.Khi đứng ngắm mặt đầm buổi bình minh, du khách dễ có những tưởngtượng, rằng các dãy đồi phía Đông-Nam như hình dáng con chim khổng lồđang chuẩn bị cất cánh bay lên trời cao lộng gió và nắng. Nhưng khi hoànghôn buông xuống, lại thấy cánh chim xoải rộng như đang xoè đậu bên cạnhmặt hồ lăn tăn gợn sóng… Đây không phải là ảo giác mà chỉ vì quanh đầmcó những ghềnh đá nhô xa ra ngoài đầm tạo thành những mỏm mới thoạtnhìn có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ theo nhãn quan và tâm trạng mỗingười trong từng thời điểm khác nhau: như mỏm Cây Sanh có lúc như cánhchim vươn cao, lúc nhìn như tà áo lụa xanh bay lất phất trong nắng sớm. Cólẽ chính bởi thế núi đồi, vị trí của đầm nên nhiều tao nhân mặc khách đãkhông tiếc lời ngợi ca qua nhạc họa thơ văn, mà tiêu biểu là nhà thơ XuânDiệu khi đứng nhìn mặt đầm đã thốt lên: “Mặt đầm, đôi cánh chim Loanmở”. Còn trước đó khá lâu, thi sĩ Tản Đà đã ghé ngang qua đây và thốt lênrằng: “Lấy chi vui với thu tàn; Phú Câu cước cá, Ô Loan miếng hàu”. Dungdị và mộc mạc hơn, trong dân gian còn lưu truyền câu ca dao đánh dấu mộtgiai đoạn lịch sử hào hùng của nhân dân Phú Yên và riêng của Lê ThànhPhương, người anh hùng của quê hương đã ngẩng cao đầu trước lưỡi gươmkẻ thù:“Ô Loan nước lặng như tờThương người chiến sĩ dựng cờ Cần VươngTrải bao gối đất nằm sươngMột lòng vì nước nêu gương anh hùng.”Trong đầm còn có những rạng ngầm dưới mặt nước, là nơi để những conhàu bám vào sinh sống, một loại hải sản ngon, mát bổ. Đầm Ô Loan cónhiều hải sản sinh sống như tôm, cá, ghẹ, cua huỳnh đế, điệp, cá mú…nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là con sò huyết Ô Loan cơm dày, thịt ngọtvà rất thơm, thơm hơn sò huyết các nơi khác, được du khách trong và ngoàinước đánh giá rất cao. Trước đây, sò huyết Ô Loan không chỉ có mặt khắpnơi trong nước mà còn xuất khẩu sang Singapore, Thái Lan…Hiện nay, đầm Ô Loan được Bộ VHTT xếp vào di tích danh thắng cấp quốcgia. Hàng năm, vào ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch, nhân dân sống quanhđầm tổ chức lễ hội đua ghe truyền thống, thu hút nhiều đội ghe đua ở các địaphương khác đến tham gia. Trước đó, ngư dân cũng tổ chức cúng thần, cầungư, hò bá trạo…Trong dân gian có nhiều huyền thoại về tên gọi đầm ÔLoan, nhưng gần gũi nhất là câu chuyện về nàng Loan và chim Ô thước đãđược truyền tụng từ đời này sang đời khác. Theo lời kể của ông Cao Phi Yếnmột nhân sĩ và là nhà nghiên cứu văn hoá dân gian kể lại rằng: Ngày xưa, cónàng tiên trên trời rất xinh đẹp tên nàng Loan, nhưng tính tình hay tinhnghịch. Một ngày nọ nàng Loan mượn con chim Ô thước bay xuống trầngian dạo chơi khắp nơi mà không hề để ý chim đã mỏi cánh, đói và khát, nênkhi ngang qua Tuy An, chim không còn đủ sức để bay, nên hạ cánh xuốngdãy núi Từ Bi, sau này mượn tên chim Ô thước của nàng Loan ghép chungvới tên nàng, gọi tắt là Ô Loan để đặt tên cho đầm.Dị bản: Cũng y với câu chuyện này, nhưng chi tiết được thêm thắt nên câuchuyện có một vài thay đổi: Nàng Loan vốn là tiên nữ trên trời, nàng thíchngao du sơn thuỷ để nhìn ngắm cảnh đẹp sông nước, núi non. Một ngày kia,nàng Loan cỡi con chim quạ bay ngang qua đất Phú Yên, thấy trên mỏm CâySanh có một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú đang cuốc đất khẩn hoangtrồng cây lương thực. Nàng cho quạ hạ cánh xuống gần đó và núp trong bụicây quan sát. Càng nhìn, lòng nàng càng vương vấn; càng ngắm nàng càngthấy mình không thể rời xa chàng được nữa. Thế là nàng Loan quyết định ởlại cõi hồng trần, xe duyên kết ...